Ngành Hải quan đặt quyết tâm cao cải thiện chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới
Thưa ông, sau khi Ngân hàng thế giới (WB) công bố Báo cáo môi trường kinh doanh, trong đó có chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam đứng vị trí 100/190 nền kinh tế, giảm 6 bậc so với báo cáo năm trước, cơ quan Hải quan đã có các hoạt động rà soát, đánh giá chỉ số như thế nào?
Sau khi WB công bố Báo cáo môi trường kinh doanh, trong đó có chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam, đặc biệt sau khi Chính phủ giao Bộ Tài chính làm đầu mối chủ trì, chịu trách nhiệm với chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới, với mục tiêu 2019 tăng từ 3-5 bậc, đến năm 2021 tăng 10-15 bậc, ngành Hải quan đã chủ động quyết liệt triển khai các giải pháp.
Đến nay, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính lấy ý kiến các bộ, ngành có liên quan về dự thảo Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai các giải pháp nâng cao xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam giai đoạn 2019-2021.
Tổng cục Hải quan cũng đề nghị các bộ, ngành, đơn vị có liên quan cử cán bộ tham gia Tổ công tác liên ngành đánh giá chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới. Đồng thời, sẽ mời WB cử cán bộ tham gia đoàn khảo sát, nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về tiến trình cải cách, hiện đại hóa của cơ quan Hải quan.
Khi phân tích chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới, điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là gì, thưa ông?
Khi phân tích chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới, cùng với những thông tin WB cung cấp thì điểm nghẽn lớn nhất về thời gian thông quan và chi phí XNK chủ yếu vẫn nằm ở khâu kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên cơ quan Hải quan không chủ quan mà vẫn phải tự đánh giá, rà soát lại từ quy trình thủ tục đến các khâu tác nghiệp cả ở Tổng cục Hải quan lẫn địa phương. Tại Tổng cục, Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan được giao thường trực đã yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ: Giám sát quản lý về hải quan, Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Thuế XNK, Quản lý rủi ro… rà soát lại các quy trình, phân tích cụ thể nguyên nhân tại sao các mã hàng WB khảo sát lại có thời gian thông quan dài để tìm ra các điểm nghẽn. Với địa phương, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh rà soát tất cả các DN liên quan đến hai mã hàng mà WB thực hiện khảo sát để nắm bắt các DN có vướng gì không. Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đã có hai cuộc làm việc trực tiếp tại Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh với thành phần tham dự đầy đủ các đơn vị hữu quan: Hải quan, DN kho bãi cảng, DN logistics, đại diện các cơ quan KTCN để nắm bắt những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động giao dịch thương mại qua biên giới, từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ.
Xin ông cho biết Tổ công tác liên ngành đánh giá chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới sẽ triển khai các hoạt động cụ thể gì?
Để đạt mục tiêu nâng cao xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới nêu tại Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) dự kiến sẽ thành lập Tổ công tác liên ngành đánh giá chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới, và triển khai khảo sát trong tháng 5/2019. Thành phần tham gia Tổ công tác đang được Bộ Tài chính gửi đến các đơn vị, dự kiến sẽ có đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, WB, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đại diện DN… là những đơn vị khách quan nhất để tham gia đánh giá. Theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, cuộc khảo sát nhằm mục tiêu đo lường thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục thương mại qua biên giới tại Việt Nam một cách chính xác, phản ánh đúng thực tế tình hình thương mại qua biên giới của Việt Nam. Bên cạnh đó đánh giá hiệu quả từ các hoạt động cải cách thể chế của cơ quan Hải quan, triển khai Hệ thống thông quan tự động VASSCM đối với hoạt động XNK. Cuộc khảo sát lần này là tiền đề để phân định rõ hơn trách nhiệm giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan Hải quan. Đồng thời đưa ra cái nhìn minh bạch, khách quan nhất.
Hoạt động khảo sát liên ngành cũng triển khai các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Thông báo 105/TB-VPCP ngày 22/3/2019, giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) chủ trì phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng và thiết lập cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ thông qua việc công bố ấn phẩm về các báo cáo thường niên liên quan đến đo lường thời gian thực hiện các thủ tục hành chính và thông quan hải quan.
Cuộc khảo sát lần này có hai mục đích: Để biết rõ hiện trạng thời gian thông quan, không chỉ đối với hai mặt hàng WB đang khảo sát (mã 85 và 8708) mà khảo sát rất nhiều mặt hàng. Trực tiếp xem công chức hải quan tác nghiệp trên máy các bước làm thủ tục, khâu nào vướng, vướng ở đâu, trách nhiệm của các bên ra sao. Thứ hai, phục vụ nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới. Những con số thực tế đó cũng sẽ được chuyển cho các cơ quan tổ chức giám sát như: Mặt trận Tổ quốc, VCCI, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, WB để khi các đơn vị khảo sát độc lập có thể tham khảo, so sánh.
Tổng cục Hải quan đã xây dựng, báo cáo Bộ Tài chính triển khai các giải pháp cải thiện chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới như thế nào, thưa ông?
Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính để triển khai các giải pháp cải thiện chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới. Trong đó tập trung vào các vấn đề như: Tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, KTCN và kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia. Ở giải pháp này, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cải cách về quản lý, KTCN, gồm: Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá, phân tích về mức độ tuân thủ của DN và mức độ, quy mô rủi ro của hàng hóa; chuyển mạnh sang hậu kiểm, chủ yếu thực hiện tại giai đoạn lưu thông hàng hóa tại thị trường nội địa; minh bạch về danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành kèm mã số HS ở cấp độ chi tiết; minh bạch về chế độ quản lý và chi phí; áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4…
Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật; Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn triển khai Luật Hải quan, Luật Thuế XK, NK; đẩy mạnh triển khai thanh toán thuế điện tử; Hoàn thiện cơ chế phân luồng quyết định kiểm tra theo hướng tập trung, thống nhất trong toàn ngành; liên kết giữa các khâu trước, trong và sau thông quan hàng hóa; đảm bảo vai trò và trách nhiệm tham gia của tất cả các đơn vị nghiệp vụ hải quan tại các cấp; tăng cường công tác phân tích, đánh giá rủi ro, lựa chọn áp dụng tiêu chí phân luồng kiểm tra đối với DN, lô hàng có độ rủi ro cao; đồng thời công khai tiêu chí đánh giá tuân thủ DN, tuyên truyền, hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật và tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động XNK.
Kế hoạch cũng đề cập đến vai trò của các bộ, cơ quan liên quan trong việc nâng cao chất lượng, giảm thời gian và chi phí bốc xếp, lưu thông hàng hóa tại kho, bãi, cảng, giảm thời gian và chi phí vận tải cho DN.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Kết quả thu ngân sách là tiền đề bứt phá trong năm 2025
16:50 | 16/12/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ
15:20 | 12/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan tích cực thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
07:52 | 29/10/2024 Hải quan
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics