Ngành điều nỗ lực nắm thế chủ động ở vị trí số 1 thế giới
Thách thức lớn của ngành điều tại vị trí số 1 thế giới | |
Ngành điều Việt Nam muốn vươn lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị điều toàn cầu |
Việc bị ép giá cả đầu vào lẫn đầu ra khiến các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN điều Việt Nam luôn ở mức rất thấp. Ảnh: N.H |
Hiệu quả không tương xứng
Câu chuyện vị thế của ngành điều là một trong những chủ đề được quan tâm đặc biệt tại hội nghị tổng kết hoạt động ngành điều năm 2022 diễn ra mới đây. Theo đó, dù nắm giữ vị trí số 1 thế giới cả về nhập khẩu điều thô, sản xuất và xuất khẩu điều nhân, nhưng Việt Nam lại không thể nắm thế chủ động về giá điều thô nhập khẩu và giá điều nhân xuất khẩu. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng bất hợp lý về giá cả của thị trường điều thế giới.
Cụ thể, trong năm 2022, tất cả các thị trường xuất khẩu truyền thống của ngành điều đều suy giảm cả về lượng và đặc biệt là giá. Điều đáng chú ý là giá điều thô vẫn ở mức cao, trong khi điều nhân lại giảm rất mạnh. Lý giải về tình trạng này, ông Phùng Văn Sâm, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Hanfimex cho biết, trong nhiều năm qua, các DN điều Việt Nam đều có thói quen thu mua ồ ạt điều thô vào đầu vụ. Điều này gây ra tình trạng tăng mua, khiến giá điều nhân luôn ở mức cao. Tiếp đó, do áp lực tài chính, điều thô mua về phải đưa vào sản xuất ngay và bán điều nhân ra để thu hồi vốn. Từ đó dẫn tới tình trạng tranh bán, khiến giá điều nhân không thể tăng lên. Đây chính là vòng luẩn quẩn của ngành điều trong nhiều năm qua, khiến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN điều luôn ở mức rất thấp, hầu hết lợi nhuận trong chuỗi giá trị điều thế giới đều rơi vào tay các nhà buôn điều thô và điều nhân.
Bên cạnh đó, việc chỉ tập trung vào một số thị trường truyền thống cũng khiến các DN điều Việt Nam luôn ở thế bị động và bị các thương lái, nhà trung gian, nhà môi giới ép giá. Theo đánh giá của VINACAS, mặc dù CPTPP và EVFTA đã đi vào thực thi được 2-3 năm, nhưng xuất khẩu điều nhân của Việt Nam sang các thị trường này mới chỉ tăng nhẹ, lượng điều nhân xuất khẩu trực tiếp vào một số thị trường cao cấp như Anh, Đức, Pháp… còn thấp. Thay vào đó, lượng hàng phần lớn được xuất khẩu vào một số thị trường có tính chất trung chuyển như Hà Lan, Singapore. Phần lớn mặt hàng điều xuất khẩu vẫn ở dạng sơ chế hoặc đã qua chế biến, bóc vỏ lụa, sấy khô, hút chân không, đóng gói… ở dạng thô.
VINACAS thừa nhận các DN điều Việt Nam vẫn chưa tận dụng tốt cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu vào những thị trường tiềm năng khác trong khối CPTPP và EVFTA. Thay vào đó, DN Việt Nam vẫn lựa chọn giải pháp bán hàng an toàn là tập trung chủ yếu vào thị trường truyền thống. Ngoài ra, mua bán điều cũng phụ thuộc lớn vào khâu trung gian. Phần lớn DN Việt Nam chưa quan tâm đẩy mạnh hoạt động marketing tại thị trường nước ngoài, ít tham gia quảng bá, xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường, tham dự các hội chợ, triển lãm tại các thị trường trong khối CPTPP và EVFTA. Một hạn chế nữa là số lượng DN đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nhập khẩu vẫn còn hạn chế. Chỉ có số ít DN có cớ sở chế́ biến đạt tiêu chuẩn cao như: BRC, SMECTA, HACCP...
Nỗ lực xoay chuyển tình thế
Phân tích về tình hình thị trường điều thế giới hiện nay, ông ông Nguyễn Minh Họa, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Chính sách của VINACAS cho biết, với việc gia tăng diện tích trồng điều tại các nước trong những năm qua, hiện nguồn cung điều thô rất dồi dào. Cách đầu cơ điều thô như những năm trước đã không còn phù hợp trong thời điểm hiện tại. Trong khi đó, năng lực sản xuất của các nước châu Phi là không đáng kể nên đầu ra cho điều thô vẫn chủ yếu trông chờ vào Việt Nam và Việt Nam cũng nắm giữ hầu hết nguồn cung điều nhân của thế giới. Việc điều chỉnh lại kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu sẽ giúp các DN điều Việt Nam thay đổi được vị thế trên thị trường.
Cụ thể, chỉ cần Việt Nam tạm ngưng mua, cung cầu trên thị trường điều thô sẽ lập tức bị tác động, kéo giá đi xuống. Tương tự, Việt Nam hoàn toàn có thể giảm bớt lượng cung để kích giá điều nhân trên thị trường tăng lên.
Cùng chung nhận định này, nhiều DN lớn trong ngành điều đang có những đối sách để xoay chuyển tình thế. Ông Tạ Quang Huyên, Tổng giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1 đặt vấn đề, Việt Nam đang sở hữu công nghệ chế biến điều hàng đầu thế giới. Đây chính là thế mạnh về khả năng sản xuất nhanh, công suất lớn. Trong đó, trong tình hình hiện nay, ông Huyên cho rằng cần thực hiện “vườn không nhà trống”, tức là không duy trì tồn kho nữa. Khi nào ký được hợp đồng thì mới mua điều thô về sản xuất, thay vì ôm một đống điều nhân rồi lo ngay ngáy khi mà lãi suất đang tăng rất cao.
Tương tự, tại Công ty Hanfimex, ông Phùng Văn Sâm cho biết, sau tết Nguyên đán, thị trường điều nhân hiện vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, do đó công ty cũng sẽ chờ có đơn hàng mới mua nguyên liệu và sản xuất. Hiện tại Hanfimex chỉ tập trung cho việc tham gia hội chợ Quốc tế thực phẩm và đồ uống Gulfood Dubai - hội chợ lớn nhất trong lĩnh vực thực phẩm tại khu vực Trung Đông, vào cuối tháng 2 tới với mong muốn gặp gỡ và giữ chân các khách hàng truyền thống của công ty. Đồng thời nắm bắt tình hình cung cầu cũng như yêu cầu của thị trường để có sự điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Bên cạnh đó, công ty cũng đang nỗ lực nâng cao chất lượng và tăng cường các sản phẩm chế biến sâu cũng là giải pháp để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn và mở rộng cơ hội thâm nhập vào các thị trường mới.
Về phía Hiệp hội, để hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của ngành điều, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Trưởng ban Kiểm tra VINACAS đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành cho hạt điều và các sản phẩm phụ của cây điều. Cùng với đó, Văn phòng SPS Việt Nam cần tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, Hiệp hội để hỗ trợ các DN ngành điều trong việc triển khai thực hiện các quy định mới về kiểm soát an toàn thực phẩm của thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, EU, Mỹ.
Tin liên quan
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics