Ngành dệt may: Kỳ vọng tháo nút thắt về nguồn cung thiếu hụt
Xanh, sạch là xu hướng tất yếu của ngành dệt may | |
CPTPP đã tác động tích cực tới ngành dệt may | |
Ngành Dệt may hướng tới phát triển bền vững | |
Xu hướng hội nhập phát triển bền vững cho ngành dệt may |
Ngành dệt may Việt Nam đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Nguyễn Huế. |
Duy trì tăng trưởng XK
Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch XK của ngành dệt may đạt gần 18 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong bối cảnh sức mua toàn cầu giảm do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, trong đó XK hàng dệt may của Trung Quốc bị giảm rất sâu thì việc ngành dệt may vẫn duy trì được tăng trưởng XK đã thể hiện một tinh thần vượt khó rất lớn với nhiều giải pháp hiệu quả của ngành.
Không chỉ duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, sản phẩm dệt may của Việt Nam đang từng bước khẳng định được vị thế tại nhiều thị trường mới. Trước đây 3 năm, Việt Nam chưa dám nghĩ về việc XK dệt may vào Trung Quốc nhưng đến nay chúng ta đã XK bình thường vào Trung Quốc và Trung Quốc đang là nhà NK sợi lớn nhất của Việt Nam. Trung bình mỗi năm Việt Nam XK khoảng 3 tỷ USD sợi, trong đó Trung Quốc chiếm tới 70%. Ngoài ra, Trung Quốc còn NK nhiều sản phẩm dệt may từ Việt Nam như áo sơ mi, Jacket, quần...
Cùng với Trung Quốc, hàng dệt may của Việt Nam cũng đang đẩy mạnh vào các nước thành viên CPTPP. Trước đây, Việt Nam không bao giờ kỳ vọng XK vào các nước Canada, Australia, New Zealand, nhưng sau khi có CPTPP các doanh nhân, các nhà mua của New Zealand, Australia và Canada đã đến Việt Nam. Chúng ta đã có rất nhiều đơn hàng từ các thị trường này trong các tháng đầu năm 2019. Trong đó, XK vào Canada tăng 46%, Australia tăng 17%, New Zealand tăng 18%. Tuy đây là các thị trường nhỏ nhưng ngành dệt may rất kì vọng vào tính bền vững của hiệp định CPTPP khi các nhà NK, các nhà mua đến Việt Nam và được hưởng lợi ích từ việc giảm thuế sẽ tạo ra sức hút lớn về đơn hàng từ các thị trường này. Với đà phát triển trong 6 tháng đầu năm, dự kiến trong năm nay ngành dệt may có thể đạt và vượt mục tiêu XK 40 tỷ USD.
Hiện Việt Nam đứng thứ 3 trong 5 nước XK lớn nhất. So với nước đứng thứ 2 là Ấn Độ, Việt Nam chỉ kém Ấn Độ khoảng 200 triệu USD. Việt Nam đang là cường quốc XK dệt may thế giới. Đây là động lực để Việt Nam tiếp tục đưa ra chiến lược XK cho ngành dệt may trong thời gian tới để đẩy mạnh việc XK hàng dệt may ra thị trường thế giới, trong đó có thị trường Trung Quốc.
Kỳ vọng bù đắp nguồn cung thiếu hụt
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các FTA vừa được ký kết. Trong đó FTA với EU đã được các DN dệt may trông đợi nhiều năm nay, vì đây là thị trường có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có chất lượng, đa dạng hóa được mẫu mã, chủng loại và là thị trường có truyền thống lâu đời. Từ những năm 90 ngành dệt may đã tham gia vào thị trường này. Từ năm 1992 đến nay, hàng năm ngành dệt may đều duy trì tăng trưởng XK vào thị trường EU. Đây là thị trường đòi hỏi có sự bền vững thể hiện qua yêu cầu phải có xuất xứ từ vải. Tương tự, hiệp định CPTPP có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành dệt may vì giúp thuế quan giảm, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm XK, trong đó thị trường được kỳ vọng nhất là Canada và Australia. Đặc biệt, Hiệp định CPTPP đòi hỏi từ sợi là nền tảng phát triển công nghiệp sợi trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu xuất xứ “ từ sợi trở đi”.
Lợi thế là rất lớn nhưng để tận dụng các cơ hội từ các hiệp định này, các DN phải đáp ứng yêu cầu xuất xứ. Đến thời điểm này ngành dệt may vẫn phải chịu áp lực về nguồn cung thiếu hụt dù đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực sợi. Những năm trước đây thông tin về FTA chưa rõ ràng nên lực hút đầu tư chưa nhiều. Đến cuối năm 2017, và năm 2018, hàng loạt dự án đầu tư mới bắt đầu triển khai. Hiện ngành dệt may vẫn đang phải đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm để đến năm 2020 -2021 chúng ta mới giảm dần phần cung thiếu hụt. Hiện tại hiệp hội vẫn đang khuyến khích các DN NK vải của các nước thành viên như Malaysia, Nhật Bản để tận dụng được ưu đãi của CPTPP hoặc tận dụng ưu đãi từ FTA giữa Nhật Bản và các nước ASEAN. Hiện nay XK vào Mỹ vẫn phải chịu mức thuế từ 16% đến trên 20% vì chưa có FTA song phương nên vào Mỹ XK nhiều nhưng không được ưu đãi thuế.
Theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các FTA đã và đang tạo ra lực hút cho các nhà đầu tư vào cung thiếu hụt của ngành dệt may Việt Nam. Với lực hút đầu tư từ các FTA, hiện Việt Nam đang có nhiều nhà máy sợi rất hiện đại. Trong đó có nhà máy tự động hóa từ khâu đầu đến khâu cuối ngang tầm quốc tế. Việt Nam không phải là nhà XK hàng dệt may lớn nhất nhưng là nước đi đầu trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất dệt may, tự động hóa rất nhanh. Có thể thấy ngành dệt may đang góp phần quan trọng làm đa dạng hóa hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với rất nhiều nhà đầu tư từ Nga, Trung Đông, châu Âu đã đến Việt Nam để đầu tư vào lĩnh vực nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm với các dự án lên tới hàng trăm triệu USD. Điều này cho thấy, lực hút từ các FTA rất tốt.
“Với lợi thế từ các FTA và chính sách mở cửa của Chính phủ sẽ tiếp tục tạo ra lực hút cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nguồn cung thiếu hụt. Dự kiến, đến năm 2022 -2023 sẽ có rất nhiều nhà máy nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm có thể đáp ứng nguồn cung thiếu hụt trong nước của ngành dệt may”, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết.
Tin liên quan
Gỡ vướng dự án nhà ở xã hội, tăng nguồn cung nhà giá rẻ
16:46 | 16/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản sôi động trở lại: Dấu hiệu "tạo nhiệt" hay tăng trưởng thực?
17:42 | 14/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics