Ngân hàng và những thách thức phải đối mặt
SHB dành nhiều ưu đãi cho các khách hàng doanh nghiệp | |
Lãi suất vay vốn đã phù hợp? | |
Tăng sự chủ động cho chính sách tiền tệ | |
Giá USD vẫn tăng mạnh: Đã cần lo lắng? |
Xử lý nợ xấu vẫn là một trong những thách thức lớn của các ngân hàng. Ảnh minh họa. |
Những “biến số” khó đoán
Theo nhiều chuyên gia, trong các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm: Tỷ giá, lãi suất và lạm phát thì tỷ giá được xem là biến số khó quản lý và điều hành nhất. Vì thế, thị trường trong nước những ngày gần đây, tỷ giá giữa VND và USD bắt đầu có xu hướng tăng lên, thậm chí liên tục thiết lập những kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, phá vỡ sự ổn định trước đó. Các tác động tăng giá đa phần đến từ thị trường bên ngoài, nên các chuyên gia khẳng định, áp lực lên tỷ giá vẫn lớn, thậm chí còn có xu hướng tăng khi cuộc chiến tiền tệ chưa tới hồi kết. Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, từ đầu năm 2019 đến nay, hàng loạt thách thức được đặt ra như kinh tế thế giới giảm tốc, căng thẳng thương mại Mỹ Trung... làm cho dòng vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là những nền kinh tế vĩ mô không ổn định.
Ngoài ra, áp lực tăng tỷ giá có thể còn khiến NHNN “đau đầu” với bài toán “chung tay” giữ ổn định lạm phát theo đúng mục tiêu đã đề ra. Bởi gần đây, một loạt các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu cho nhu cầu người dân như xăng dầu, điện, y tế, giáo dục… “kéo nhau” tăng giá. Điều này cần đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Theo ông Nguyễn Tú Anh, dư địa chính sách tài khoá giảm đi do trần nợ công, vai trò chính sách tiền tệ ngày càng lớn; điều này đặt ra sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN với Bộ Tài chính, đặc biệt là Kho bạc Nhà nước.
Tuy nhiên, dù trong bối cảnh khá khó khăn như trên, các chuyên gia vẫn đặt nhiều niềm tin nhờ vào những yếu tố tích cực của nền kinh tế vĩ mô bởi dòng vốn vẫn chảy vào thị trường Việt Nam, cũng như sự điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ của NHNN. Chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành đã nhận định: “NHNN đang thông minh lên”. Sự “thông minh” này, theo ông Thành, nằm ở việc NHNN đã tăng sự chủ động; ổn định kỳ vọng và kết hợp với sự khéo léo trong sử dụng các công cụ tiền tệ trơn tru, linh hoạt. Hơn nữa, thanh khoản ngân hàng không căng thẳng vì chính sách tài khóa đã phối hợp nhịp nhàng củng cố chính sách tiền tệ.
Chia sẻ tại một hội thảo về tương lai ngành ngân hàng được tổ chức gần đây, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho hay, thị trường Việt Nam có đặc thù là tỷ giá bị tác động bởi tâm lý kỳ vọng; tuy nhiên, trong khi hầu hết đồng tiền của các thị trường mới nổi đều mất giá mạnh so với USD, có khi lên tới hàng chục %, một số nước bị giảm dự trữ ngoại hối để can thiệp ổn định tỷ giá, thì tỷ giá trong nước năm 2018 diễn biến khá ổn định. Tỷ giá thị trường tăng khoảng 2,2-2,3%, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu.
Nhờ đó, NHNN cho biết từ đầu năm đến nay đã mua vào dự trữ ngoại hối lên tới 8,35 tỷ USD, nâng mức dự trữ lên khoảng 68-69 tỷ USD, nên có thể sẵn sàng bán ngoại tệ ra để can thiệp ổn định thị trường khi cần thiết. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, tỷ giá những tháng còn lại của năm 2019 sẽ có biến động, nhưng dao động trong biên độ hẹp giữ ở mức dưới 2%. Điều này đã và đang giúp tạo ra chênh lệch kỳ vọng về lợi ích khi nắm giữ tiền đồng và USD ngày càng lớn; bởi hiện nay, lãi suất huy động tiền đồng có khi lên tới 8%, trong khi lãi suất huy động USD là 0%, nên biến động tỷ giá chỉ ở mức trên dưới 2% như hiện nay sẽ không có lợi. Từ đó, giúp giá trị tiền đồng được nâng cao, tránh được tình trạng “đô la hóa”.
Lưu ý “sức khỏe” các ngân hàng
Nếu như những tác động bên ngoài đã có được sự chủ động ứng phó, thậm chí là kinh nghiệm ứng phó từ cơ quan quản lý; thì những yếu tố bên trong như: Nợ xấu, năng lực tài chính, quản trị hệ thống… vẫn cần nhiều sự chuyển biến hơn nữa. Điều đáng mừng là kết quả đã khá tích cực, mang lại “bức tranh” tươi sáng hơn cho toàn hệ thống. Theo NHNN, tính đến cuối tháng 2/2019, tổng tài sản các tổ chức tín dụng đạt 10,99 triệu tỷ đồng, gần tương đương so với năm 2018, tăng 9,9% so với năm 2017. Năng lực quản trị điều hành, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của các ngân hàng đều từng bước được nâng cao, tiệm cận thông lệ quốc tế; sở hữu chéo được hạn chế. Điều này đã được phản ánh bằng cổ phiếu của ngành ngân hàng trong thời gian qua. Nhóm cổ phiếu “vua” này đã liên tục đóng vai trò dẫn dắt thị trường, được khối ngoại quan tâm.
Tuy vậy, đối với vấn đề nợ xấu, “cục máu đông” này tuy đã có dấu hiệu tan rã nhưng thực tế vẫn chưa như kỳ vọng. Tính đến cuối tháng 2/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 2,09%, giảm so với mức 2,46% của cuối năm 2016, nhưng lại tăng so với mức 1,99% của cuối năm 2017 và 1,91% của cuối năm 2018. Trong khi đó, tại không ít ngân hàng thương mại, dù đa phần các ngân hàng có xu hướng giảm, thậm chí xuống dưới 1%. Nhưng vẫn còn một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu khá cao như Sacombank (2,11%), NCB (2,12%), SHB (2,4%)… Đến cuối năm 2018, bên cạnh nhiều ngân hàng đã giảm, thậm chí xóa sạch nợ tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) thì vẫn còn không ít ngân hàng tăng thêm nợ xấu, như SCB tăng 10,6%, VietinBank tăng tới 81,6%...
Vì thế, ông Bùi Văn Hải, Phó Vụ trưởng, Vụ Giám sát Ngân hàng, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN kiến nghị cần có những giải pháp cũng như sự phối hợp giữa các bộ, ngành để đẩy mạnh hơn nữa công tác xử lý nợ xấu. Tiêu biểu như Bộ Tài chính sớm triển khai giải pháp về xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước Trung ương, địa phương và nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước; Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, sớm có văn bản hướng dẫn đối với trường hợp nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai…
Vấn đề trên cho thấy “sức khỏe” của ngành ngân hàng vẫn còn nhiều điểm đáng chú ý. Trong khi đó, mục tiêu ngắn hạn đến 2020 của ngành này là các ngân hàng phải có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II; có ít nhất 1-2 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản trong khu vực châu Á; hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, để đạt được các mục tiêu nêu trên, ngành ngân hàng Việt Nam phải không ngừng nỗ lực tận dụng các cơ hội và vượt qua mọi thách thức từ bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước. Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN cho rằng, các ngân hàng cần lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống; nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, để có sự phát triển vượt bậc hơn, theo bà Nguyễn Thị Hòa, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần đổi mới hoạt động theo xu thế mới; chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang mô hình đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực phi tài chính, nhiều rủi ro; hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ…
Những thành công trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã góp phần quan trọng nâng hạng tín nhiệm quốc gia qua đánh giá của các tổ chức quốc tế. Tháng 8/2018, Moody’s đánh giá triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam được nâng từ "ổn định" lên "tích cực" phản ánh những cải thiện về chất lượng tài sản (chủ yếu do tiến trình xử lý nợ xấu diễn biến tích cực), thanh khoản ổn định, lợi nhuận của nhiều ngân hàng cải thiện... Đặc biệt, ngày 5/4/2019, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard&Poors (S&P) đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn cho Việt Nam từ mức “BB-” lên mức “BB” với triển vọng “ổn định”, đồng thời khẳng định xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn cho Việt Nam ở mức “B”. Đây là lần đầu tiên sau 9 năm (kể từ tháng 12/2010) giữ nguyên mức xếp hạng “BB-”, S&P đã quyết định thăng hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam. |
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics