Ngân hàng tăng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh
Doanh nghiệp đưa nguồn tiền nhàn rỗi đầu tư vào các dự án xanh | |
Mở rộng cơ hội tiếp cận tín dụng xanh cho doanh nghiệp | |
Đầu tư "xanh" để giảm rủi ro cấp tín dụng cho ngành dệt may |
Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phối hợp với Nhóm công tác Ngân hàng (BWG) - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đồng tổ chức: “Hội nghị thu hút nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và phát triển bền vững”.
Các đại biểu tham dự Hội nghị. |
Phát biểu khai mạc, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, ứng phó với biến đổi khí hậu và phục hồi thiên nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển kinh tế của nước.
Do đó, theo Thống đốc NHNN, ngành ngân hàng cũng đã nỗ lực hướng đến các mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra về tăng trưởng xanh, như phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, xây dựng Chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, xây dựng Thông tư về quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, tăng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh...
Cũng về vấn đề này, bà Michele Wee, Chủ tịch BWG cho rằng, việc lồng ghép vấn đề môi trường và khí hậu vào các chiến lược tài chính doanh nghiệp vẫn còn là thách thức lớn. Nhưng tăng trưởng xanh là sứ mệnh quan trọng hướng tới phát triển bền vững, vì thế, tại Việt Nam, tín dụng xanh đang có những bước phát triển tích cực và ngày càng được quan tâm, với hạn mức đầu tư tăng lên từng ngày.
Hiện Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các ngân hàng xây dựng chương trình tín dụng xanh, trái phiếu xanh cho năng lượng xanh, năng lượng tái tạo; các cơ quan này cũng có những bước đi tích cực trong tiến trình xanh hóa hệ thống ngân hàng, xanh hóa thị trường vốn. Do đó, nhiều ngân hàng thương mại đang đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất tín dụng xanh.
Một thống kê cho thấy, tổng dư nợ tín dụng xanh của Việt Nam mới chiếm 4-5% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế song tốc độ tăng trưởng lên tới gần 30%. Báo cáo do Climate Bonds Initiative và ngân hàng HSBC công bố hồi tháng 6/2022 cũng cho thấy, tại Việt Nam, tổng giá trị thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh năm 2021 đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2021, gần gấp 5 lần mức 0,3 tỷ USD trong năm 2020 và duy trì tăng trưởng ổn định xuyên suốt 3 năm liền.
Ngoài ra, mới đây, nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế cũng đã công bố tài trợ những khoản tín dụng xanh “khổng lồ” cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn, HSBC đã thu xếp khoản tín dụng xanh trị giá 900 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (Tập đoàn REE) với kỳ hạn 7 năm, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã cam kết sẽ tiếp tục đồng hành chia sẻ, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính - tín dụng xanh, chống biến đổi khí hậu…
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến Việt Nam sẽ cần huy động nguồn lực tài chính thêm khoảng 6,8% GDP hằng năm, tương đương với khoảng 368 tỷ USD từ nay đến 2040, trong đó cần huy động từ khu vực tư nhân khoảng 50%. Nhu cầu đầu tư sẽ tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp…
Hơn nữa, theo các chuyên gia tham dự hội nghị, việc triển khai vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc về mặt chính sách, khuôn khổ pháp lý để tăng khả năng huy động nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín, các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực.
Do đó, đại diện NHNN cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động tín dụng xanh; đẩy mạnh đàm phán, tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức tín dụng trong nước tham gia hoạt động hợp tác quốc tế tài trợ vốn cho các dự án xanh… Ngoài ra, phía NHNN cũng đề xuất cần có hướng dẫn về Danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh; xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh (thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển...) của từng ngành/lĩnh vực một cách đồng bộ…
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến nghị, NHNN và Bộ Tài chính cần sử dụng tốt các công cụ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để thu hút dòng tài chính xanh cho tăng trưởng xanh như: thuế, phí, lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, tái chiết khấu...
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics