Ngân hàng sốt sắng chuẩn bị cho eKYC
Việc triển khai eKYC sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng. Ảnh: N.H |
Tháo “chốt” cuối cho số hóa ngân hàng
Trong thời gian dịch bệnh, nhu cầu mở tài khoản ngân hàng của người dân gặp khá nhiều trở ngại do yêu cầu về giãn cách xã hội, lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh… Do đó, nhiều ngân hàng đã triển khai dịch vụ hỗ trợ khách hàng mở tài khoản từ xa, xác thực thông tin tại nhà thay vì phải đến quầy giao dịch. Như ngân hàng OCB đã thí điểm dịch vụ xác thực khách hàng (KYC) tại nhà bằng cách khách hàng đăng ký mở tài khoản online, sau đó nhân viên ngân hàng liên hệ qua điện thoại để xác minh thông tin, mở tài khoản trên hệ thống và hẹn gặp khách hàng để làm thủ tục.
Với dịch vụ ngân hàng LiveBank của TPBank, khách hàng cũng không cần đến quầy, lấy số thứ tự chờ tới lượt mà chỉ cần đến các hệ thống máy giao dịch tự động để thực hiện thao tác. Tiện lợi hơn, mới đây, ngân hàng Bản Việt đã ra mắt dịch vụ mở tài khoản trực tuyến. Khách hàng chỉ cần tải ứng dụng Viet Capital Bank về điện thoại, nhập thông tin và chụp ảnh giấy tờ tùy thân để khách hàng xác nhận và mở tài khoản. Theo đó, ngân hàng sẽ thực hiện thủ tục KYC bằng cuộc gọi video.
Theo các chuyên gia, thủ tục KYC vẫn là “chốt” cuối cùng khiến cho thủ tục mở tài khoản ngân hàng thời gian qua vẫn chưa thực sự số hóa hoàn toàn, dù các khâu khác đều đã được số hóa. Tuy nhiên, với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang được Ngân hàng Nhà nước đưa ra lấy ý kiến, chốt chặn cuối cùng này sẽ sớm được tháo gỡ. Cụ thể, dự thảo cho phép ngân hàng thương mại được quyết định gặp hoặc không gặp trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng phải bảo đảm có các biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng. Quy định mới này sẽ mở ra hướng cho việc xác thực khách hàng qua phương thức điện tử trực tuyến (eKYC).
Kiểm soát gian lận tốt hơn
Từ góc độ của các ngân hàng, quy định này đánh giá là một bước tiến lớn trong hành lang pháp lý để giải quyết bài toán mà tất cả các ngân hàng tại Việt Nam đang gặp phải là định danh khách hàng trong bước đầu tiên xác lập mối quan hệ qua công nghệ điện tử. Hiện nhiều ngân hàng thương mại đã có những bước chuẩn bị để triển khai cho khách hàng khi Ngân hàng Nhà nước ban hành hướng dẫn chính thức.
Theo đánh giá của đại diện ngân hàng OCB, ngoài việc giảm thiểu chi phí vận hành như chi phí nhân sự, cơ sở vật chất… khi giảm thiểu các bước thủ công trong quy trình mở tài khoản, eKYC còn có lợi ích giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn vấn đề gian lận, các hành vi giả mạo, thậm chí các công nghệ fintech có thể hỗ trợ nhận biết giấy tờ giả mạo tinh vi mà bằng mắt thường khó phát hiện. Bên cạnh đó, khách hàng là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp nhiều nhất từ việc áp dụng thông tư sửa đổi này do thời gian hoàn tất mở tài khoản sẽ được rút ngắn còn vài phút và có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi theo thuận tiện của khách hàng. Cuối cùng là cả thị trường tài chính sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn nữa khi hiện nay còn rất nhiều người dân còn chưa có tài khoản ngân hàng dẫn tới hạn chế tiếp cận các dịch vụ tài chính khác như vay, thẻ tín dụng, ví điện tử, tiết kiệm, bảo hiểm, đầu tư….
Hiện OCB đã tiếp cận đến các giải pháp công nghệ nhận biết và xác minh khách hàng như Face Matching, Liveness Check, OCR… và hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ thống công nghệ, cũng như quy trình nội bộ để triển khai dự án mở tài khoản mới cho khách hàng online áp dụng công nghệ eKYC. Đặc biệt, nền tảng OCB OMNI đã được triển khai từ năm 2018 sẽ là nền tảng tốt cho ngân hàng xây dựng hệ thống và triển khai các hoạt động kinh doanh, áp dụng các giải pháp công nghệ mới như eKYC. Nhiều ngân hàng khác như TPBank, Maritime Bank, Sacombank… cho biết cũng đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống công nghệ, quy trình nội bộ để có thể sớm cung cấp dịch vụ tới các khách hàng ngay khi quy định này được thông qua.
Tuy nhiên, các ngân hàng cho rằng, để triển khai eKYC hiệu quả cần có cơ sở dữ liệu định danh tập trung từ Nhà nước. Do đó, Chính phủ cần đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở dữ liệu định danh cá nhân quốc gia để hỗ trợ cho việc xác thực chính xác và nhanh chóng hơn. Đồng thời, các quy định về biện pháp, hình thức và công nghệ để xác thực định danh khách hàng cần được hướng dẫn chi tiết hơn để thống nhất trong thị trường tài chính, làm cơ sở cho việc chia sẻ dữ liệu khách hàng để tiết kiệm chi phí.
Ông Claude Spiese, cố vấn cấp cao của Công ty Grant Thorntorn đánh giá, trong thời gian đầu triển khai, Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát rất chặt chẽ và cập nhật kịp thời các quy định để quản lý. Hiện dự thảo Thông tư quy định ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về phạm vi sử dụng, hạn mức giao dịch tài khoản thanh toán nhưng phải đảm bảo hạn mức tổng giá trị giao dịch (ghi nợ) qua tài khoản thanh toán không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng.
Ông Claude Spiese cũng cho hay, do eKYC giúp cho việc mở tài khoản ngân hàng trở nên quá dễ dàng, nên có thể sẽ xảy ra tình trạng một khách hàng mở nhiều tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau, nhưng chỉ sử dụng thường xuyên một tài khoản. Khi đó ngân hàng sẽ phải chịu gánh nặng quản lý số lượng lớn tài khoản mà phần nhiều trong đó không do giao dịch.
Tin liên quan
Agribank thúc đẩy nhiều hoạt động ngân hàng số hướng đến khách hàng
13:00 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB ứng dụng công nghệ sinh trắc học trong xác thực giao dịch
08:00 | 08/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank
17:13 | 25/03/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nét mới tại Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025
12:22 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14:36 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây
10:10 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Giấy phép lái xe môtô gồm những hạng nào?
08:51 | 06/01/2025 Xe - Công nghệ
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
06:35 | 05/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
15:39 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
07:34 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
6 sự kiện nổi bật của Hải quan Việt Nam năm 2024
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
Hải quan triển khai cải cách công tác quản lý trị giá hải quan
SHB được vinh danh Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
Hải quan Đồng Tháp đạt nhiều kết quả đột phá trong năm 2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics