Ngân hàng “hy sinh” lợi nhuận, dành trích lập dự phòng rủi ro
Rủi ro khi ngân hàng gia tăng mua trái phiếu doanh nghiệp | |
Tăng dự phòng cho nợ xấu, ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận | |
Xử lý số tiền đã trích từ tài khoản ngân hàng |
Nhiều ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu. Ảnh: ST |
Ăn mòn lợi nhuận
Bắt đầu từ quý 2 đến quý 3, những tác động của Covid-19 mới thực sự “ngấm” đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bởi trước đó, hàng loạt gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, các biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn nợ cũng như giảm lãi suất cho vay đối với vốn vay mới và vốn vay cũ đã “ngốn” khá nhiều vào chi phí kinh doanh, thu nhập của các ngân hàng. Các doanh nghiệp, người dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn khiến nợ xấu ngày một gia tăng, đã khiến các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng lợi nhuận.
Nhìn vào kết quả kinh doanh 9 tháng của các ngân hàng, bên cạnh nhiều ngân hàng vẫn ghi nhận các khoản lãi khổng lồ, tăng trưởng 2 con số, thì cũng còn nhiều ngân hàng lợi nhuận giảm sút, trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 của VietBank cho thấy, lợi nhuận trước và sau thuế giảm đến 52% và 54% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 86 tỷ đồng và gần 66 tỷ đồng. Nguyên nhân do nợ xấu tăng, ngân hàng này phải mạnh tay trích dự phòng rủi ro. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VietBank quý 3/2020 tăng đến 65%, lên 25 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, dự phòng rủi ro tín dụng của VietBank tăng đến 80% lên 65,92 tỷ đồng.
Tại Saigonbank, lợi nhuận quý 3 chỉ đạt 52,2 tỷ đồng, giảm tới 60,5% so với cùng kỳ 2019. Lũy kế 9 tháng 2020, lợi nhuận trước thuế của Saigonbank đạt 177 tỷ đồng, giảm 19,7% so với cùng kỳ 2019. Đặc biệt, chi phí dự phòng của ngân hàng này đã tăng lên 20,9 tỷ đồng, gần gấp đôi mức 10,8 tỷ đồng của cùng kỳ.
Tương tự, Kienlongbank cũng đã phải trích lập đến 83,2 tỷ đồng chi phí dự phòng,tăng 96% so với cùng kỳ. Ngân hàng này lý giải, chí phí dự phòng tăng mạnh là do gia tăng trích lập cụ thể cho khoản vay của một nhóm khách hàng có tài sản đảm bảo là cổ phiếu STB của Sacombank.
Không chỉ ngân hàng tầm trung, “ông lớn” ngân hàng cũng phải tăng mạnh trích lập dự phòng trong bối cảnh nợ xấu tăng. Tiêu biểu, Vietcombank đã phải tăng chi phí dự phòng gần 35% so với cùng kỳ, lên 2.025 tỷ đồng. Vì thế, lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của Vietcombank đạt 15.965 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ 2019.
Áp lực nhưng vẫn phải có
Mặc dù những ngân hàng lợi nhuận giảm nêu trên không phải thuộc số đông, nhưng trong thời gian còn lại của năm, áp lực lên toàn ngành ngân hàng vẫn không hề nhỏ.
Viện Nghiên cứu BIDV ước tính nợ xấu nội bảng đến cuối năm 2020 có thể ở mức 3% và cuối 2021 là 4%. Trong khi đó, việc xử lý nợ xấu được dự báo sẽ gặp khó khăn hơn. Ngoài ra, dịch bệnh khiến sức cầu yếu và niềm tin còn chưa cao dẫn đến nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Điều này khiến tín dụng tăng trưởng chậm.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế - tài chính, TS. Cấn Văn Lực nhận định, nợ xấu tăng khiến các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng. Nên cùng với các biện pháp giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất… thì lợi nhuận của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng, ước tính có thể giảm 20-25% trong cả năm 2020.
Còn theo tính toán của SSI Research thuộc Công ty Chứng khoán SSI, lợi nhuận trước thuế trong nửa cuối năm 2020 của ngành ngân hàng ước giảm 22,1% so với cùng kỳ 2019 do thu nhập hoạt động (TOI) giảm 4% và chi phí dự phòng tăng 47,8%.
Hồi giữa năm, Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu các cơ quan quản lý xem xét, điều chỉnh phù hợp tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện và khuyến khích ngân hàng thương mại tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Theo các chuyên gia, bản chất của chi phí trích lập dự phòng rủi ro là dự phòng một khoản tiền cho các khoản vay có vấn đề. Do đó, chi phí cho khoản dự phòng sẽ được lấy từ khoản lợi nhuận của ngân hàng và được khấu trừ khỏi thu nhập hiện hành trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí dự phòng tăng đồng nghĩa quy mô lợi nhuận tính thuế của các ngân hàng sẽ giảm xuống, thuế phải nộp sẽ ít đi. Tuy nhiên, khi mỗi đồng nợ xấu được xử lý, thu hồi, số tiền trích lập dự phòng sẽ được hạch toán trực tiếp vào thu nhập bất thường. Vì thế, nhiều ngân hàng cho rằng khoản chi phí dự phòng này như “của để dành” sẽ quay trở lại và làm tăng lợi nhuận tính thuế trong tương lai.
Từ nay đến cuối năm, thậm chí là sang năm 2021, nợ xấu và rủi ro tín dụng do ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế có thể tiếp tục đeo bám hoạt động của các doanh nghiệp. Vì thế, trích lập dự phòng rủi ro vẫn là bài toán buộc các ngân hàng phải cân đối, thậm chí, các ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận để tăng các khoản chi phí này. Trước bối cảnh như vậy, trong những tháng còn lại của năm, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là tín dụng đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông… Các tổ chức tín dụng cũng phải tập trung xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu và tập trung nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu; hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.
Tin liên quan
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét QR thanh toán tại Lào
21:10 | 12/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics