Ngăn chặn sự chênh lệch bất hợp lý giữa giá xăng dầu và hàng hoá dịch vụ
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong. |
Với việc thực hiện “mạnh tay” giảm thuế bảo vệ môi trường cùng với bối cảnh giá xăng dầu trên thế giới "hạ nhiệt", giá xăng dầu ở nước ta đã giảm mạnh. Tuy nhiên, nhìn chung giá cả hàng hoá vẫn đang ở trong tình trạng “lên dễ xuống khó”. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?
Rõ ràng tình trạng không giảm giá các mặt hàng thiết yếu tương xứng với mức độ giảm giá xăng dầu là điều đang diễn ra hiện nay. Chúng ta thấy rằng, khi giá xăng dầu lên thì các mặt hàng tăng theo rất nhanh, nhưng khi giá xăng dầu giảm lại có một sự trì trệ với rất nhiều lý do bao biện.
Qua quan sát, tôi cho rằng có một số nguyên nhân. Về mặt khách quan, nhiều hàng hoá, dịch vụ không nằm trong diện bình ổn giá của Chính phủ, do đó bằng các biện pháp thị trường, sự cạnh tranh hoặc có sự liên kết khống chế giá, lũng đoạn thị trường sẽ chi phối và tạo ra mức giá vẫn cao như hiện nay. Ngoài ra, trong cơ cấu của giá cả hàng hoá dịch vụ không có sự đồng nhất về mức độ ảnh hưởng trực tiếp của giá xăng dầu do đó không có sự xuống giá đồng loạt.
Bên cạnh đó, tôi cho rằng các cơ quan chức năng dường như đang bỏ ngỏ các công cụ quản lý giá trực tiếp. Tôi lấy ví dụ như giá dịch vụ vận tải, về nguyên tắc, hiện nay tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải (trừ hàng không) phải kê khai, đăng ký và giải trình giá. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong xu hướng giá xăng dầu giảm nhưng chưa có một động thái nào của các cơ quan chức năng buộc các đơn vị vận tải kê khai, đăng ký lại giá cũng như giải trình mức giá hiện nay. Như vậy có một sự buông lỏng nhất định các công cụ quản lý giá của Nhà nước mà điển hình là của Bộ Giao thông vận tải.
Cuối cùng, tôi cho rằng trong thị trường không chỉ thiếu sự cạnh tranh một cách bình đẳng, lành mạnh mà người tiêu dùng còn chưa sử dụng hết công cụ quyền lực của người mua. Đó là quyền lực từ chối, thương lượng giá. Hiêp hội Bảo vệ người tiêu dùng cũng chưa chịu lên tiếng. Những điều này đã tạo ra “độ mềm” khiến cho cơ chế áp lực xã hội, áp lực thị trường và áp lực quản lý đối với việc giảm giá hàng hoá chưa đầy đủ.
Hơn nữa, việc cung cấp thông tin cũng chưa thật đầy đủ bởi lẽ nếu thông tin tốt các yếu tố đầu vào, các cơ cấu biến động giá căn cứ vào thời điểm khác nhau tương xứng với giá xăng dầu thì xã hội sẽ phát hiện ra ngay sự bất hợp lý của việc chênh lệch giá.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt giá hàng hóa, dịch vụ đảm bảo giảm giá theo xăng dầu. Ông đánh giá như thế nào về động thái này?
Đây là một hành động cần thiết, kịp thời để đảm bảo ổn định giá cả hàng hoá thị trường, ổn định cuộc sống của người dân cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù chủ trương cũng như sự thúc đẩy của Nhà nước đã có nhưng vẫn thiếu cơ chế cụ thể hoá thành các hành động, thậm chí thành từng giải pháp một cách nhanh, hiệu quả.
Để bình ổn giá cả hàng hoá, đảm bảo tương xứng với mức giảm của giá xăng dầu, các bộ, ngành, địa phương cần phải làm những gì, thưa ông?
Điều cần thiết bây giờ đó là các bộ, ngành, địa phương phải chủ động quán triệt cụ thể từng giải pháp, hành động.
Trước hết, phải dùng các công cụ pháp lý đã có, cụ thể là các ngành, các bộ quản lý từng mặt hàng cụ thể, phải kê khai, đăng ký lại giá, nhất là giá các dịch vụ vận tải và có giải trình để chứng minh sự hợp lý của giá cả hiện nay. Đây là điều hết sức quan trọng vì về nguyên tắc tất cả các mặt hàng bày bán đều phải niêm yết giá.
Thứ hai, có thể bổ sung thêm các cơ chế, biện pháp, thậm chí cả những chế tài để tạo áp lực, buộc các đơn vị, doanh nghiệp phải giảm giá tương xứng với giá xăng dầu vì chúng ta không thể chấp nhận một nghịch lý giá xăng dầu vừa chớm lên đã tạo áp lực tăng giá nhưng khi giá xăng dầu xuống rất mạnh lại “lặng im” nhằm thu lợi nhuận cơ hội không chính sách.
Thứ ba, mỗi địa phương tuỳ theo phân cấp của mình nên có các giải pháp mới, sáng tạo vừa là để kiểm tra, giám sát thị trường vừa để tăng sự cạnh tranh thị trường và tăng cung cho các mặt hàng đang còn thiếu. Ngoài ra cũng phải có các chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh giảm thiểu chi phí vì không phải mặt hàng nào cũng gắn liền với xăng dầu. Phải có cơ chế giám sát để cụ thể hoá từng nhóm, lĩnh vực và cụ thể hoá thành cơ chế hành động của mỗi địa phương.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng
21:47 | 29/10/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK