Ngăn chặn rủi ro rửa tiền thông qua tiền ảo, tài sản ảo
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhận định, với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu, tiền ảo và tài sản ảo là một kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng rửa tiền, tài trợ khủng bố khi chúng có thể dễ dàng chuyển đổi các khoản tiền thu được thông qua những hoạt động bất hợp pháp thành tiền "sạch" hoặc chuyển các khoản tài trợ cho khủng bố thông qua việc mua bán, trao đổi đồng tiền ảo ở các quốc gia khác nhau.
Đồng quan điểm, ông Ketut Ariadi Kusuma, điều phối viên Khu vực Tài chính (WB) cho biết, các giao dịch thanh toán bằng tài sản ảo khác với các giao dịch tài chính truyền thống. Việc chuyển tiền được thực hiện giữa người với người qua các hệ thống thanh toán công nghệ mới thay vì thông qua ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính truyền thống khác. Vì thế, các tài sản ảo có thể được chuyển giao ảo ở mọi nơi trên thế giới.
Cần hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền thông qua tài sản ảo. Ảnh: Internet |
Thực tế cho thấy, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh cũng như chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch tiền ảo, tài sản ảo.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 quy định, tài sản bao gồm "vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản quy định của Bộ luật Dân sự, có thể tồn tại dưới hình tức vật chất hoặc phi vật chất, động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó".
Trong khi đó, nhiều loại tiền kỹ thuật số, tiền ảo và tài sản ảo đang được giao dịch rộng rãi trên các sàn giao dịch như một loại “chứng khoán”. Với giá trị gia tăng nhanh chóng cùng những biến động gây “sốc”, các loại tiền ảo đã thu hút sự quan tâm của hàng triệu nhà đầu tư trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo đại diện từ WB, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 khiến việc sử dụng tài sản ảo ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có những điều chỉnh, sửa đổi quy định phù hợp với lĩnh vực này.
Phát biểu tại tọa đàm “Hoàn thiện pháp luật về phòng chống rửa tiền thông qua tài sản ảo” do NHNN phối hợp tổ chức mới đây, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, kể từ khi Luật Phòng, chống rửa tiền được ban hành vào năm 2012, công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm minh bạch hệ thống tài chính, thúc đẩy hoạt động thanh toán và thương mại quốc tế phát triển.
Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc, qua gần 10 năm triển khai thi hành, Luật Phòng, chống rửa tiền đã bộc lộ một số hạn chế, chưa cập nhật và đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế mới cũng như yêu cầu quản lý trước sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn, đặt ra yêu cầu cần thiết phải rà soát, tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
“Thực tế thống kê cho thấy, lĩnh vực tài sản ảo đang có sự phát triển nhanh chóng và phức tạp trên thế giới. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ”, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà nhấn mạnh.
Do đó, đại diện lãnh đạo NHNN cho hay, cơ quan này đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các nội dung sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền, trong đó tập trung xem xét đến vấn đề về đối tượng báo cáo, đặc biệt là đối tượng liên quan đến tài sản ảo. Ngoài ra, NHNN cũng tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và kinh nghiệm trên thế giới để có những nhìn nhận toàn diện hơn, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cũng như khắc phục được tình trạng tội phạm công nghệ cao sử dụng tài sản ảo như một công cụ để thực hiện việc rửa tiền.
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics