Ngăn chặn gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng
Hải quan Lạng Sơn: Quyết chặn gian lận trong khai báo thủ tục hải quan | |
Hải quan chặn gian lận qua khai báo trị giá hàng phục vụ Tết | |
Ngành Thuế đẩy mạnh phòng chống gian lận hoá đơn |
Cục thuế Hà Nội đã nhận diện và xây dựng thêm một số tiêu chí để nhận dạng, sàng lọc các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, từ đó có các biện pháp quản lý thuế phù hợp Ảnh: Thùy Linh |
Thực hiện hàng nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế
Trong những năm qua, công tác quản lý, phòng chống gian lận về mua bán, sử dụng hoá đơn trái phép và phòng chống gian lận, trục lợi nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT đã được ngành Thuế đặc biệt quan tâm, triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, chủ động phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Theo thống kê của Tổng cục Thuế, năm 2022, toàn ngành Thuế thực hiện 6.265 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT (bằng 174,66% so với cùng kỳ năm 2021). Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 630,837 tỷ đồng. Đáng chú ý, Tổng cục Thuế đã đánh giá dữ liệu 11.829 doanh nghiệp có phát sinh đề nghị hoàn thuế GTGT xuất khẩu từ ngày 1/1/2018 đến hết 30/8/2021 và xác định được 70 doanh nghiệp có rủi ro cao về hoàn thuế.
Công tác chỉ đạo về hoàn thuế và hóa đơn năm 2022 được Tổng cục Thuế tập trung hướng dẫn cơ quan Thuế các cấp nhận dạng các hành vi vi phạm trong việc quản lý hóa đơn; nhận dạng hành vi gian lận trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT theo từng mặt hàng xuất khẩu như: nông sản (điều, sắn, dăm gỗ, cao su…), linh kiện điện tử (máy tính, ram,…); hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, xác minh để cơ quan Thuế các cấp kịp thời nắm bắt thông tin và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đấu tranh.
Tại Cục Thuế Hà Nội, thời gian qua, đơn vị này tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro về thuế nhằm ngăn ngừa, răn đe các doanh nghiệp có hành vi cố tình khai thiếu thuế, trốn thuế, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để chiếm dụng tiền hoàn thuế... tạo sự công bằng thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp. Theo ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, qua công tác quản lý thực tế và phối hợp trao đổi với cơ quan Công an về hành vi của doanh nghiệp có dấu hiệu mua bán hóa đơn điện tử, Cục thuế Hà Nội đã nhận diện và xây dựng thêm một số tiêu chí để nhận dạng, sàng lọc các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, từ đó có các biện pháp quản lý thuế phù hợp. Cục Thuế đã lọc và đưa thêm vào danh sách 1.142 doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về quản lý, sử dụng hóa đơn.
Đáng chú ý, năm 2022, Cục Thuế Hà Nội đã rà soát, xử lý 243 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp với 1.190 hóa đơn, tổng giá trị tiền hàng là 564,3 tỷ đồng, thuế GTGT là 55,9 tỷ đồng. Mặt khác, Cục đã phối hợp chặt trẽ, trao đổi, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời với cơ quan Công an và đã chuyển thông tin sang cơ quan Công an 191 doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro trong sử dụng hóa đơn.
Dù không phải là một tỉnh thành lớn nhưng Lạng Sơn là tỉnh có biên giới với Trung Quốc với 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ, có nhiều doanh nghiệp thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có một số mặt hàng được xác định có nhiều rủi ro trong hoàn thuế GTGT như: nông sản, tinh bột sắn,… Chính vì vậy, Cục Thuế Lạng Sơn đã phải thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh quyết liệt để chống gian lận hoàn thuế GTGT suốt thời gian qua. Theo Cục Thuế Lạng Sơn, trong năm 2022, riêng với các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu tinh bột sắn, Cục Thuế đã kiểm tra trước hoàn thuế 7 cuộc, qua đó đã đề nghị hoàn là 27,5 tỷ đồng, số thuế không được hoàn là 470 triệu đồng, số đang dừng hoàn chờ xác minh là 12,2 tỷ đồng.
Hành vi gian lận ngày càng tinh vi
Qua những vụ việc gian lận hoàn thuế GTGT có thể thấy có nhiều dấu hiệu rủi ro tại những doanh nghiệp này. Cục Thuế Lạng Sơn chỉ ra những dấu hiệu như: công ty không có tài sản cố định, nhà xưởng, không đăng ký kho hàng, không phát sinh chi phí thuê kho, bãi; các hợp đồng giao dịch mua hàng hóa có giá trị lớn (trên 2.000 tỷ đồng) nhưng được lập rất sơ sài, theo một form mẫu để dùng chung; các hợp đồng bán hàng xuất khẩu có giá trị lớn (trên 2.000 tỷ đồng), thanh toán chậm trả, thời hạn thanh toán hàng hóa xuất khẩu kéo dài (360 ngày kể từ ngày nhận hàng); không có hồ sơ, chứng từ chứng minh việc vận chuyển hàng hóa từ kho bên bán (tại TPHCM) đến nơi nhận hàng đế xuất khẩu (cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh).
Theo một số cục thuế, kết quả xác minh doanh nghiệp bán hàng cho thấy, hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ mua của các doanh nghiệp có rủi ro về thuế như: các doanh nghiệp này thay đổi trạng thái hoạt động nhiều lần, thay đổi địa điểm kinh doanh nhiều lần, doanh số có biến động lớn; bỏ địa chỉ kinh doanh; kê khai hàng hoá mua vào bán ra không tương ứng nhau, có dấu hiệu trốn thuế...
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý thuế nói chung, quản lý hoàn thuế GTGT nói riêng, như thẩm quyển của cơ quan Thuế không có chức năng điều tra để truy xuất đến nguồn gốc phát sinh hàng hoá, dịch vụ; áp lực phải tuân thủ về thời gian hoàn thuế GTGT;... Mặt khác, đối tượng gian lận trục lợi tiền hoàn thuế ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm che giấu hành vi vi phạm như thành lập và sử dụng nhiều pháp nhân để luân chuyển hàng hoá lòng vòng qua nhiều doanh nghiệp; khoảng cách từ nhận diện dấu hiệu rủi ro đến thu thập bằng chứng vi phạm của người nộp thuế còn rất lớn. Hơn nữa, pháp luật thuế chưa bao quát hết để có quy định xử lý như trường hợp doanh nghiệp sử dụng hoá đơn mua hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh sau thời điểm phát hành hoá đơn; không tìm thấy bên mua hàng ở nước ngoài hoặc bên nước ngoài xác nhận không nhập hàng của doanh nghiệp Việt Nam...
Thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ xây dựng hệ thống rủi ro cho phép phân loại rủi ro về hoàn thuế theo hướng điện tử, tự động đáp ứng quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC. Cùng với đó là bổ sung chức năng báo cáo rủi ro về hoá đơn điện tử; bổ sung các tiêu chí cảnh báo trong báo cáo rủi ro tại dữ liệu hóa đơn điện tử.
Riêng đối với những doanh nghiệp có rủi ro cao thì ngành Thuế sẽ thực hiện cảnh báo và đưa vào giám sát trọng điểm. Từ đó đề xuất phương án cấp quyền khai thác dữ liệu hóa đơn điện tử toàn ngành cho các cục thuế để đảm bảo có thể khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế, hóa đơn, đồng thời đảm bảo tính bảo mật thông tin cho doanh nghiệp.
Tin liên quan
Các giải pháp hỗ trợ thuế, phí có “tác dụng kép” thúc đẩy nền kinh tế
15:14 | 31/12/2024 Tài chính
Cải cách hành chính trên tất cả lĩnh vực tài chính - ngân sách
10:00 | 31/12/2024 Tài chính
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Số lượng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền gấp 13 lần năm 2023
19:11 | 31/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
16:47 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế 62.726 tỷ đồng
15:52 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
16:19 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế năm 2024 tăng 33,2%
15:55 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics