Nếu VND tiếp tục giảm giá không có lợi cho xuất khẩu
Mức mất giá của VND vẫn trong vùng chấp nhận được | |
Tỷ giá VND/USD theo xu hướng giảm | |
Gia tăng xuất khẩu nông sản có lợi thế trong năm 2022 |
TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia. |
Ông đánh giá như thế nào về những tác động dẫn đến việc tỷ giá USD và VND liên tục tăng thời gian qua?
Lần tăng lãi suất mạnh nhất trong vòng 28 năm mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền tài chính toàn cầu, cũng như làm tăng giá USD. Theo đó, chỉ số USD (DXY) đã liên tục “xô đổ” các mức cao kỷ lục cũ, đã tăng từ 98 lên 108 điểm. Nhưng có một vấn đề lạ là lạm phát ở Mỹ tăng mạnh lên tới 9,1% nhưng đồng USD lại tăng giá kỷ lục, chứng tỏ lạm phát ở các nước cũng rất cao và các đồng tiền trong rổ tiền tệ so sánh với đồng USD giảm giá rất mạnh.
Tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát bình quân 6 tháng chỉ 2,44%, nên lẽ ra VND phải tăng giá so với USD bởi vì so sánh lạm phát của Việt Nam thấp hơn của Mỹ rất nhiều. Tuy nhiên, nhờ chủ trương đảm bảo ổn định thị trường ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng như việc tuân thủ cam kết, tránh rơi vào tình trạng “thao túng tiền tệ” với Bộ Tài chính Mỹ nên tỷ giá tại Việt Nam có mức mất giá tương đối thấp so với nhiều đồng tiền khác trong khu vực.
Mặc dù vậy, VND đang chịu sức ép mất giá khi thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam tương đối cao. Vì thế, Việt Nam đang cố gắng ổn định tỷ giá hối đoái, chủ yếu là để ổn định lạm phát. NHNN sau một thời gian ngắn đã buộc phải dùng dự trữ ngoại tệ bán ra để ổn định tỷ giá hối đoái và cân bằng cung cầu của nhập khẩu. Việc này có thể kéo dài khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam so với năm trước đã giảm từ 29% xuống còn 17%.
Theo ông, VND sẽ chịu mức biến động như thế nào trong năm nay?
Cho đến lúc này, VND mới giảm xấp xỉ 2%, nên đến cuối năm, VND đâu đó cũng chỉ giảm 2,5%. Đây cũng là một sự kiềm chế rất lớn của NHNN. Theo tôi, cách làm của NHNN trong năm vừa qua rất tốt. Nếu NHNN duy trì được tỷ giá này cho đến hết năm nay, năm sau Việt Nam có thể sẽ không bị tác động nhiều bởi tình hình kinh tế quốc tế dự kiến sẽ rất xấu.
VND mất giá sẽ tác động như thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, thưa ông?
Chỉ số DXY tăng mạnh nhưng so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, không so với VND, nên các nước khác xuất khẩu vào Mỹ thời điểm này có lợi vì đồng USD tăng giá. Nhưng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không có lợi nhiều vì đồng USD chỉ tăng giá so với VND khoảng 2% trong 6 tháng qua, trong khi đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác tới 9-10%. Tuy nhiên, vào giai đoạn hiện tại, NHNN đang tập trung vào việc chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nên có thể chúng ta phải hy sinh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cao hơn.
Hơn nữa, theo tôi, nếu VND tiếp tục giảm giá so với USD không hẳn có lợi cho xuất khẩu, mà còn có nguy cơ tạo ra nhập khẩu lạm phát, vì phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam có hàm lượng giá trị nhập khẩu lớn. Chưa kể nhiều mặt hàng sản xuất để tiêu thụ trong nước cũng phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Ổn định tỷ giá là một mục tiêu quan trọng để kiểm soát lạm phát chi phí đẩy hiện nay.
Trong bối cảnh thị trường hàng hóa và ngoại hối còn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chú ý gì để đảm bảo ổn định dòng tiền thanh toán, thưa ông?
Các doanh nghiệp phải chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa VND và các đồng tiền thanh toán ngoại thương, để lựa chọn thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi. Các doanh nghiệp nên đa dạng hoá các đồng tiền thanh toán quốc tế, tránh việc chỉ sử dụng đồng USD. Đáng chú ý, lạm phát, chiến sự Nga - Ukraine, dịch bệnh… đều tác động đến một số thị trường trọng điểm của Việt Nam, nên việc xây dựng chiến lược thương mại trung hạn dựa trên những dữ liệu mới về thị trường là cần thiết nếu tình trạng kể trên kéo dài.
Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lớn, thường xuyên nên lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, cung cấp các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái đơn giản, thuận lợi. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các hợp đồng hoán đổi (SWAP), hợp đồng mua bán kỳ hạn nhằm đảm bảo cho các hoạt động xuất, nhập khẩu được kế hoạch hoá một cách khoa học, dài hạn. Điều đó sẽ tạo lòng tin cho ngân hàng tài trợ cũng như các khách hàng quốc tế, để có thể ứng phó được với bất cứ rủi ro thị trường nào, bao gồm cả đứt gãy chuỗi cung ứng, rủi ro lạm phát, tiền tệ…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics