Nếu Covid-19 kéo dài sang quý III, vốn FDI mới sẽ sụt giảm nặng nề
Thu hút FDI quý I/2020 giảm 21% so cùng kỳ 2019, điều này cho thấy Covid-19 đã làm hụt hơi nguồn vốn ngoại vào Việt Nam. Theo ông, sự sụt giảm này thực sự có đáng lo ngại? Covid-19 sẽ tác động như thế nào tới thu hút FDI các quý tiếp theo?
Đại dịch Covid-19 đang làm giảm sút tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu… của nhiều lĩnh vực ngành nghề ở Việt Nam trong quý I /2020 đều giảm.
Sự sụt giảm này thực sự rất đáng lo ngại vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã gây ra và vẫn đang tiếp diễn, trong khi chưa dự báo được chính xác bao giờ dịch mới chấm dứt trên phạm vi toàn cầu. Covid-19 khiến đầu tư và thương mại quốc tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nếu Covid-19 còn kéo dài sang đến qúy III/2020, chắc chắn việc thu hút vốn đầu tư mới sẽ bị sụt giảm nặng nề, nếu không có thêm một số dự án quy mô lớn cỡ một vài tỷ USD đầu tư như dự án ở Bạc Liêu mới đây.
Đến nay công cuộc kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đây được xem là lực kéo quan trọng giúp kéo nhiều hơn nguồn vốn ngoại vào Việt Nam sau đại dịch. Theo Bộ KH&ĐT, hậu Covid-19 các nhà đầu tư sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư và chuyển hướng đầu tư an toàn hơn. Điều này đem đến cho Việt Nam cơ hội như thế nào, thưa ông?
Đúng là đến nay Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao về công tác phòng chống dịch Covid-19 khi dịch bệnh này đang được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế được lây lan ra cộng đồng cũng như số người nhiễm bệnh ít hơn rất nhiều so các quốc gia khác, số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh trên tổng số người nhiễm bệnh cũng chiếm tỷ lệ cao so các nước, đặc biệt là chưa có người tử vong. Việt Nam tuy ở ngay cạnh Trung Quốc, nơi xuất phát của ổ dịch đầu tiên, nhưng đã rất thành công trong phòng chống dịch, đã bảo vệ tốt cộng đồng xã hội, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài, người nước ngoài tại Việt Nam.
Hiện tại Chính phủ Việt Nam đã ban hành các gói hỗ trợ cho các DN vượt qua khó khăn, trong đó bao gồm cả các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Việc làm này của Chính phủ đã làm tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ thấy không bị bỏ rơi lúc khó khăn. Sau đại dịch, khi lòng tin vào Việt Nam đã tăng lên, khi việc đi lại của các nhà đầu tư không bị hạn chế, các kế hoạch đầu tư tạm hoãn sẽ được khởi động trở lại… các nhà đầu tư dù có thận trọng hơn trong lựa chọn địa điểm đầu tư an toàn, tôi tin rằng họ sẽ tiếp tục lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn nhất.
Thành công trong phòng chống dịch Covid -19 cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ trong lúc khó khăn đối với các doanh nghiệp cũng sẽ mở ra cơ hội mới cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo ông, Việt Nam còn có cơ hội cũng như trở ngại nào để gia tăng nguồn vốn ngoại trong năm 2020?
Việt Nam có rất nhiều cơ hội thu hút nguồn vốn FDI trong năm 2020 cũng như thời gian tới: Chính trị - xã hội ổn định, kinh tế dù đối mặt với khó khăn trong đại dịch Covid-19 vẫn có mức tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia khác. Thị trường tiềm năng với dân số gần 100 triệu người với thu nhập bình quân đầu người tăng. Luật pháp và chính sách cùng định hướng thu hút đầu tư nước ngoài được công bố rõ ràng, Chính phủ luôn kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được phát triển đảm bảo cho sản xuất –kinh doanh, vị trí địa lý cũng thuận lợi cho kết nối với các khu vực khác trên thế giới, có tài nguyên về đất đai, uy tín và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao. Lợi thế về nguồn lực lao động: Người lao động cần cù thông minh, ham học hỏi cầu tiến. Đặc biệt, các FTA lớn mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA... sẽ là động lực hết sức quan trọng, mở ra cơ hội lớn trong thu hút FDI cho Việt Nam.
Tuy vậy, bên cạnh những cơ hội đó, Việt Nam cũng còn không ít những trở ngại do những tồn tại phát sinh trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết tốt. Cụ thể, khu vực doanh nghiệp trong nước chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đủ điều kiện liên kết với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do đó liên kết và hiệu ứng lan tỏa năng suất của khu vực nước ngoài đến khu vực trong nước còn thấp. Nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản cho các doanh nghiệp nước ngoài còn ít, cùng với đó tính liên kết giữa hai khu vực DN còn yếu như đã nêu trên, dẫn tới việc chuyển giao công nghệ từ khu vực nước ngoài cho khu vực trong nước chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Chưa kể, các hạn chế về quản lý nhà nước vẫn tồn tại, sự chậm trễ trong xử lý các thủ tục hành chính do luật pháp, chính sách còn chồng chéo... làm chậm quá trình thu hút đầu tư.
Xin cho biết dự báo của ông về tăng trưởng của thu hút đầu tư nước ngoài năm 2020? Theo ông, cần có giải pháp gì để tận dụng triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài sau đại dịch?
Với các cơ hội và trở ngại như trên, cùng với các khó khăn do đại dịch Covid-19 toàn cầu làm ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư toàn cầu, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hiện có rất khó khăn,… nên dự báo lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ sụt giảm so với năm 2019. Tuy vậy, nếu Việt Nam tập trung toàn lực vào giải ngân nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký nhưng chưa giải ngân được sẽ giúp Việt Nam có nguồn vốn lớn góp phần bảo đảm tăng trưởng của nền kinh tế trong 2020 - đây chính là giải pháp cần thiết thực hiện trong bối cảnh đầu tư mới suy giảm do Covid-19. Cụ thể, lũy kế đến 31/12/2019 tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký chưa giải ngân là 154,2 tỷ USD, nếu tập trung giải ngân được 15% (một tỷ lệ % khiêm tốn) số vốn này, với quyết tâm và giải pháp quyết liệt như quyết tâm, giải pháp đang áp dụng trong phòng chống dịch Covid-19 hiện nay của toàn Đảng, toàn dân và hệ thống chính trị, thì số vốn đầu tư nước ngoài giải ngân từ nay đến cuối năm sẽ đạt mức 23,13 tỷ USD, cộng với số vốn đã giải ngân 3,85 tỷ USD trong quý I/2020 thì tổng vốn đầu tư nước ngoài sẽ giải ngân được trong 2020 là khoảng 27 tỷ USD, tăng 32,3% so với 20,38 tỷ USD năm 2019 – một con số thật giá trị cho tăng trưởng GDP, qua đó giúp tạo việc làm và an sinh xã hội, dù nền kinh tế đang chịu chịu tác động lớn của dịch Covid-19.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham: Dịch Covid-19 có ảnh hưởng nghiêm trọng và sâu rộng đến cộng đồng DN châu Âu tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, đây là một đại dịch toàn cầu và các DN trên toàn thế giới đang phải hứng chịu những tác động của cuộc khủng hoảng này. Nếu không có những hành động nhanh chóng và quyết đoán của Chính phủ, chắc chắn tình hình tại đây sẽ trở nên tồi tệ. Vì vậy, cho đến thời điểm hiện tại, cộng đồng DN châu Âu hết sức hoan nghênh các biện pháp được Chính phủ Việt Nam đưa ra, những biện pháp đó sẽ giúp cung cấp một huyết mạch cho các công ty và công nhân vượt qua thời gian khó khăn. Dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng có diễn biến thay đổi nhanh chóng và nó đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với các DN thuộc mọi lĩnh vực và quy mô. Do đó, cần sớm đưa ra những biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm hỗ trợ DN trở lại hoạt động kinh doanh càng sớm càng tốt. EuroCham cam kết đồng hành cùng Chính phủ trong việc duy trì nền tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam, và các thành viên của chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng chia sẻ những khuyến nghị để giúp giảm thiểu sự gián đoạn của dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh, và trên hết để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của người dân. Bà Shirakawa Satoko, Phụ trách khối DN Nhật Bản và các quốc gia sử dụng tiếng Anh, Công ty KIZUNA: Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam sau khi dịch Covid-19 kết thúc, nếu Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và có thể vượt qua đại dịch với tổn thất tối thiểu, nhanh chóng mở cửa biên giới. Các DN quốc tế tiếp tục rời khỏi Trung Quốc để hạn chế rủi ro đã đối mặt từ năm 2019 như bạo loạn tại Hồng Kông và giờ là virus Corona, trong đó Việt Nam là điểm đến an toàn hơn. Các DN Nhật Bản không hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhưng sau đại dịch Covid-19 sẽ dẫn đầu gia tăng FDI Nhật Bản vào Việt Nam. Họ đã thấy sự cần thiết phải đa dạng hóa hoạt động từ nhiều quốc gia, không lệ thuộc vào Trung Quốc. Hiện nay, nhiều công ty Nhật Bản có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc và nhập nguyên liệu từ Trung Quốc. Do đại dịch này, hậu cần giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã bị trì hoãn hoặc dừng lại đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của họ tại Nhật Bản. Ngoài việc muốn giảm chi phí sản xuất, trong đó có chi phí nhân công khi dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam, các DN Nhật Bản còn không muốn bị phụ thuộc vào Trung Quốc để hạn chế rủi ro, vì thế sẽ thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam nhanh chóng hơn. Hoài Anh (ghi) |
Tin liên quan
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK