Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt tại Mỹ và EU bằng chất lượng và uy tín
Trái dừa Việt Nam đang có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ. Ảnh minh hoạ. |
Không nhanh sẽ mất cơ hội
Trong Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường EU đến năm 2030, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản của Việt Nam sang EU đạt 5 tỷ USD. Đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu là 7 tỷ USD và vào Top 5 nước xuất khẩu vào thị trường này có chứng chỉ phát triển bền vững. Tương tự, Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Mỹ đến năm 2030 cũng đề ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Mỹ đạt 17 tỷ USD vào năm 2025. Đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng năm đạt 20 tỷ USD. |
Theo số liệu của Bộ Công Thương, sau 2 năm thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU (EVFTA), khả năng tận dụng của Việt Nam mới chỉ đạt 12,1%.
Tại tọa đàm “Kết nối thông tin về nhu cầu, thị hiếu và phổ biến quy định thị trường nông sản khu vực EU – Hoa Kỳ” tổ chức vào cuối tuần qua, bà Nguyễn Thùy Linh, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chỉ ra 3 nguyên nhân để lý giải cho câu hỏi tại sao EVFTA mang lại những ưu đãi vượt trội nhưng mức độ khai thác lại thấp. Thứ nhất, những hạn chế về logistics và vận chuyển khiến các DN Việt Nam ưa thích những thị trường gần. Thứ hai, do sự khác biệt lớn về tiêu chuẩn, quản lý chất lượng giữa Việt Nam và châu Âu nên các DN Việt Nam có tâm lý ưu tiên những thị trường có sự tương đồng về tiêu chuẩn. Thứ ba, các DN cũng ưu tiên lựa chọn những thị trường có ý thức tiêu dùng tương tự, trong khi thị trường châu Âu lại có nhiều khác biệt so với Việt Nam.
Những điểm còn hạn chế kể trên cũng cho thấy dư địa còn rất lớn cho nông sản Việt Nam tại thị trường EU. Tuy nhiên, bà Linh cũng lưu ý rằng nếu không nhanh chóng tận dụng những ưu đãi từ EVFTA, cơ hội có thể sẽ mất đi vì EU đang chuẩn bị kết thúc đàm phán FTA với Thái Lan. Trong khi đây lại là đối thủ đáng gờm đối với rất nhiều mặt hàng của Việt Nam, nên nếu có FTA, chắc chắn hàng Thái Lan sẽ có sự phát triển rất nhanh tại EU.
Nhìn lại thực tế thời gian qua, việc chưa có FTA với EU khiến hàng hóa của Thái Lan vẫn phải chịu mức thuế MFN rất cao, trung bình 5-7%, thậm chí có mặt hàng chế biến chịu mức thuế tới 25%, trong khi hàng hóa Việt Nam được hưởng thuế suất 0%. Thế nhưng Thái Lan vẫn là đối thủ khá mạnh của Việt Nam tại thị trường này đối với nhiều mặt hàng như xoài, nhãn, chôm chôm, thực phẩm chế biến…
Với thị trường Mỹ, ông Nguyễn Như Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT đánh giá, mặc dù hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất cao trong những năm gần đây, giúp Việt Nam trở thành nguồn cung thứ 4 về nông sản, thực phẩm tại đây, nhưng tỷ trọng vẫn còn rất khiêm tốn và nông sản Việt Nam chủ yếu xuất thô, giá cả kém cạnh tranh. Các kênh phân phối mà hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam tiếp cận được cũng còn rất hạn chế, chủ yếu là các công ty thu mua. Trong khi các công ty chế biến, tổ chức bán buôn, bán lẻ, hầu như Việt Nam chưa tiếp cận được.
Theo ông Phong, việc tiếp cận thông tin về thị trường Mỹ còn khá hạn chế. Mặc dù Việt Nam đã có tham tán nông nghiệp tại Mỹ, giúp cung cấp thông tin khá nhanh và đầy đủ, nhưng thông tin triển khai xuống cho các DN vừa và nhỏ, người sản xuất tại khu vực nông thôn còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng tiềm ẩn rủi ro về chính sách bảo hộ thuế quan và phi thuế quan…
Nhiều điểm cần lưu ý
Trên thực tế, thời gian qua ngành nông nghiệp trong nước đã có những chuyển đổi mang tính chiến lược, thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, việc phát triển đã tập trung vào các mặt hàng có giá trị cao, nâng cao giá trị gia tăng thông qua sơ chế, chế biến, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ và gần đây là cam kết về giảm phát thải carbon cũng được đưa vào trong các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát triển các ngành hàng. Những thay đổi này giúp ngành nông nghiệp cải thiện khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu lớn và đa dạng hóa thị trường.
Để nâng cao kim ngạch và vị thế cho hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường EU, bà Nguyễn Thùy Linh cho biết, trong Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường EU đến năm 2030, Bộ NN&PTNT đã đưa ra hướng tiếp cận mới theo hướng tập trung nâng cao chất lượng, ổn định nguồn cung và truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông lâm thủy sản. Đồng thời tổ chức lại toàn bộ hoạt động xúc tiến thương mại để đảm bảo kết nối tốt hơn và mang lại hiệu quả cao hơn; phát triển các kênh phân phối và tăng cường thông tin, đảm bảo sự liên lạc kịp thời của các cơ quan đại diện ở EU đến các Bộ, ngành, hiệp hội và các DN. “Chúng ta không chú trọng đến giá thành nữa mà hướng đến giá trị tổng hòa của sản phẩm, sự bền vững và có trách nhiệm để xây dựng uy tín và niềm tin” – bà Linh nhấn mạnh.
Còn tại thị trường Mỹ, ông Nguyễn Như Phong đề xuất giải pháp tăng cường đàm phán mở cửa thị trường với phía Mỹ để xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như rau quả, trái cây, thủy sản; đảm bảo tiếp cận được các thông tin sớm, cảnh báo sớm để xử lý tranh chấp thương mại trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản. Để làm được điều này cần vai trò rất lớn của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, các tham tán tại thị trường Mỹ.
Đặc biệt, trong việc phát triển kênh phân phối, ông Phong cho rằng cần đàm phán mở các kho ngoại quan với hệ thống kho lưu trữ đạt tiêu chuẩn bảo quản cho nông sản tại các tiểu bang đông dân, kinh tế phát triển của Mỹ để tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thương mại điện tử tại thị trường này. “Việc này khá thách thức nhưng nếu làm được sẽ góp phần giảm rủi ro trong quá trình vận chuyển nông sản như biến động giá cước, thiếu vỏ container” – ông Phong cho biết.
Về phía các DN, bà Trần Thùy Dung, Bộ phận thường trực, Cục Bảo vệ thực vật phía Nam tại TPHCM cho biết, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là những yêu cầu cơ bản mà các DN muốn xuất khẩu sang EU cần phải quan tâm. Bà Dung cũng lưu ý rằng, hiện có nhiều cơ quan, đơn vị tư nhân cung cấp dịch vụ cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Tuy nhiên, chỉ có một cơ quan chức năng duy nhất của Việt Nam được EU công nhận để cấp các mã số này cũng như giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, đó là Cục Bảo vệ thực vật. Do đó, nếu DN có nhu cầu thì cần liên hệ trực tiếp và Cục Bảo vệ thực vật sẽ trực tiếp tới các vùng trồng, cơ sở đóng gói để kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu của phía EU.
Đáng chú ý, một số đối tượng kiểm dịch thực vật của EU đã có mặt tại Việt Nam, thậm chí khá phổ biến như sâu keo mùa thu, ruồi đục quả, sâu khoang, ruồi đục lá, sâu tại ngô… Các loại sâu hại này cần được loại bỏ hoàn toàn khỏi lô hàng trước khi xuất khẩu sang thị trường EU.
Về vấn đề dư lượng, bà Dung cho biết, quy định của EU, Hoa Kỳ liên tục có sự điều chỉnh. Riêng trong năm 2023 EU đã công bố 120 thay đổi về mức dư lượng. Để cập nhật được những thông tin này, DN có thể liên hệ với Văn phòng SPS Việt Nam, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, hoặc trên website của Cục Bảo vệ thực vật cũng thường xuyên cập nhật các quy định thay đổi của các nước.
Trong khi đó, Hoa Kỳ yêu cầu các loại trái cây xuất khẩu vào thị trường này đều phải thực hiện chiếu xạ. Tuy nhiên, hiện tại Hoa Kỳ mới chỉ chấp thuận cho 2 nhà máy chiếu xạ là Sơn Sơn và Toàn Phát ở tại phía Nam được chiếu xạ các sản phẩm trái cây để xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Hiện Bộ NN&PTNT đang nỗ lực đàm phán để Hoa Kỳ chấp thuận cho một nhà máy ở phía Bắc được cung cấp dịch vụ chiếu xạ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, kho bãi cho trái cây xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: DN cần cập nhật các thông tin thị trường Xét về kim ngạch thương mại, cán cân thương mại giữa Việt Nam với phần lớn quốc gia Đông Bắc Á ở trạng thái thâm hụt rất nặng. Tuy nhiên, thương mại của Việt Nam vào hai thị trường EU và Hoa Kỳ lại có thặng dư rất lớn và bù đắp lại cho các thị trường khác mà Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu để sản xuất. Hiện Việt Nam đang triển khai rất tích cực các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu cũng như hiệp định song phương với Hoa Kỳ. Đặc biệt trong bối cảnh Hoa Kỳ đã cho phép Việt Nam xuất khẩu trái bưởi sang thị trường này và trái dừa tươi cũng đã chính thức được cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ cho phép xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Những điều này sẽ mở ra một triển vọng mới cho các ngành hàng nông sản của Việt Nam. Trong khi đó, thị trường EU không có nhiều quy định, đặc biệt trong việc đánh giá rủi ro, mở cửa thị trường, EU chỉ yêu cầu nước xuất khẩu làm đúng quy trình, đáp ứng tất cả quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như giảm thiểu ô nhiễm trên các sản phẩm. Ví dụ, trước đây Việt Nam xuất khẩu rau gia vị sang EU rất tốt, tuy nhiên do vấn đề vi sinh vật và dư lượng một số hóa chất trên cây gia vị , EU đã yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, đánh giá các vùng trồng cấp mã số để được xuất khẩu vào EU. Tương tự, EU cũng đang yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật phải kiểm tra cấp mã số đối với một số sản phẩm, trong đó có cả cây có múi. Do đó, DN cần cập nhật các thông tin cụ thể về thị trường để làm tốt hơn trong thời gian tới và thúc đẩy thương mại nông sản thực phẩm vào 2 thị trường Mỹ và thị trường EU. Bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ: Tích cực hỗ trợ DN vào các kênh phân phối nước ngoài Mặc dù các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng, nhưng hàm lượng chế biến vẫn còn hạn chế. Chỉ có một số sản phẩm bị hạn chế về mở cửa thị trường có sự phát triển rất mạnh về chế biến. Ví dụ như trong ngành dừa, trước khi mở cửa được trái dừa tươi vào thị trường Hoa Kỳ, các sản phẩm như dầu dừa, nước dừa chế biến, nước cốt dừa cũng đã rất phổ biến tại Hoa Kỳ và EU. Đặc biệt, những sản phẩm công nghiệp này không chịu sự kiểm soát chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm như các sản phẩm tươi sống. Do vậy, việc đầu tư chế biến cho các sản phẩm nông sản vẫn là hướng đi căn cơ và lâu dài. Bộ Công Thương hoàn toàn ý thức được rằng các sản phẩm xuất khẩu nông sản là một trong những ngành có giá trị gia tăng nhiều nhất và Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất. Do đó, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT luôn phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ DN, không chỉ từ công tác thông tin thị trường hay thông tin về các thay đổi của quy định mà còn có những hoạt động hỗ trợ kết nối vô cùng thiết thực. Ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại khu vực thị trường EU: Các quy định mới của EU liên quan đến an toàn thực phẩm EU đang tiến hành sửa đổi quy định liên quan đến chiếu xạ thực phẩm. Theo đó, việc chiếu xạ có thể sẽ áp dụng đối với một số loại rau gia vị và một số loại gia vị theo mùa. Bên cạnh đó, EU có thể sẽ công nhận một số cơ sở chiếu xạ tại các nước bên ngoài EU để thực hiện cung cấp dịch vụ, chiếu xạ cho các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này. Một quy định khác cũng đang được EU dự thảo và có khả năng sẽ áp dụng trong năm 2024 là tăng tần suất kiểm tra đối với mặt hàng sầu riêng lên 10%. Cụ thể, việc xuất khẩu sầu riêng trái tươi của Việt Nam vào EU chỉ mới bắt đầu khoảng 2-3 năm gần đây, chủ yếu ở các thị trường Séc, Đức, Hà Lan, Pháp và cạnh tranh rất tốt với sầu riêng từ Thái Lan, Malaysia. Việt Nam cũng đã hình thành được kênh tiêu thụ sầu riêng nguyên trái tại các thị trường. Tuy nhiên, thời gian qua tần suất cảnh báo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nên EU đang tính tới chuyện sẽ tăng tần suất kiểm tra. Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại Việt Nam ở Hoa Kỳ: Các lưu ý để phòng tránh rủi ro tại thị trường Hoa Kỳ Các DN Việt Nam trong quá trình giao thương với đối tác của Hoa Kỳ cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề về tư cách pháp nhân của DN đối tác của Hoa Kỳ, đặc biệt là đánh giá về mức độ rủi ro tín dụng cũng như uy tín của DN Hoa Kỳ thông qua việc xác nhận thông tin, kiểm tra thông tin thông qua các đối tác nhập khẩu truyền thống của của Việt Nam và Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ thực hiện kiểm tra chéo trên các cơ sở dữ liệu mà cơ quan thương vụ đang tham gia với tư cách thành viên và có trả phí hàng năm. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa các rủi ro về mặt tài chính có thể xảy ra. Điển hình như vừa qua Công ty Noble House Home Furniture LLC của Hoa Kỳ tuyên bố phá sản đã gây ảnh hưởng đáng kể đến các đối tác của Việt Nam trong quá trình thanh toán cũng như khả năng thất thoát hàng hóa. Gần đây việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam Hoa Kỳ có thể coi là cột mốc mới trong quan hệ song phương giữa hai nước. Trong đó, việc Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng và thuận lợi hơn cho các DN Việt Nam. Theo đó, trong các vụ việc phòng vệ thương mại, Hoa Kỳ sẽ không lấy giá tham chiếu từ nước thứ ba để áp đặt với các mặt hàng bị điều tra của Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là một thị trường tương đối khó tính với hàng nông lâm thủy sản nhập khẩu với yêu cầu cao về an toàn thực phẩm, các rào cản kỹ thuật về lao động, môi trường. Bên cạnh đó hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam cũng phải cạnh tranh rất gay gắt với sản phẩm nội địa cũng như nhập khẩu từ các nước châu Á, Nam Mỹ, châu Phi. Để chiếm lĩnh thị trường, DN, các cơ quan quản lý nhà nước cần nắm bắt tính đa dạng, cởi mở trong văn hóa, đồng thời nâng cao hơn nữa về chất lượng cũng như hàm lượng chế biến sâu, hàm lượng kỹ thuật trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, cần chú trọng tính hợp pháp, sự an toàn, thân thiện với môi trường, đánh giá thường xuyên các nguy cơ về cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế rủi ro về phòng vệ thương mại trong thời gian tới. Nguyễn Hiền |
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK