Năng động, sáng tạo hơn trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Trong giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm 2023, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu là gì, thưa ông?
- Trong năm 2022, ngay từ thời điểm đầu năm, cơ hội lớn nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực, mở rộng hơn cánh cửa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia thành viên. Hơn nữa, RCEP có sự tham gia tích cực của Trung Quốc nên giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ hơn, từ đó sản xuất hàng hóa xuất khẩu đi các thị trường lớn tại châu Âu, châu Mỹ… có thể tăng thêm lợi nhuận và thị phần. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như EVFTA, CPTPP đã và đang bước vào giai đoạn cắt giảm mức thuế quan lớn hơn, ưu đãi nhiều hơn cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 thuyên giảm nên càng giúp thúc đẩy thương mại.
Tuy nhiên, cơ hội song hành cùng thách thức, tình hình lạm phát, suy thoái còn nhiều bất định, nhất là tại châu Âu và Mỹ. Hơn nữa, tình hình chiến sự giữa Nga – Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lương thực còn kéo dài, đe đọa đến tính bền vững của thu nhập khả dụng của người tiêu dùng ở các nước phát triển, tạo áp lực khiến mức tiêu dùng hàng nhập khẩu từ Việt Nam không còn như trước. Đặc biệt, mức độ kéo dài của khó khăn còn phụ thuộc vào tình hình biến động địa chính trị tại nhiều quốc gia, cũng như tính đúng đắn trong điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ và các nước châu Âu, kể cả Việt Nam.
Việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể khiến dòng tiền của doanh nghiệp chịu tác động mạnh, việc nhiều quốc gia tăng lãi suất có thể sẽ sớm buộc Việt Nam phải tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, hậu quả là doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn hơn trong tiếp cận tín dụng do lãi suất cao hơn.
Tại Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đang phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), theo ông, vấn đề này sẽ tác động ra sao tới nền kinh tế?
- Các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung năng lực cạnh tranh còn thấp, quy mô, kinh nghiệm còn yếu, vị thế trong chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị còn thấp, liên kết với thị trường toàn cầu còn nhiều yếu kém… nên các doanh nghiệp FDI trong nhiều trường hợp là cầu nối giúp doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu tiềm năng, tạo thành hiệu ứng “vừa học vừa làm”, giúp các doanh nghiệp trong nước thêm lớn mạnh về năng lực và quy mô, dần tham gia sâu hơn và chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI, nhất là các công ty đa quốc gia thì cũng tạo ra những bất lợi, thậm chí là rủi ro tương đối lớn. Bối cảnh thế giới còn nhiều bất định, nhất là những xung đột liên quan đến an ninh chủ quyền, quân sự… có thể dẫn đến việc một doanh nghiệp đa quốc gia có tầm ảnh hưởng thay đổi chiến lược thị trường, nên ảnh hưởng đến cán cân thương mại, cán cân vãng lai, sự phát triển của các ngành hàng liên quan, việc làm, thậm chí là tăng trưởng GDP, thu ngân sách của cả nước và các địa phương.
Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu, vậy các doanh nghiệp cần giải pháp gì để ứng phó với khó khăn và tăng tốc xuất khẩu, thưa ông?
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp tục nỗ lực học hỏi về những vấn đề trong thương mại quốc tế, nâng cao hiểu biết về thị trường toàn cầu cũng như thị trường mà doanh nghiệp hướng đến xuất khẩu. Đặc biệt, những biến động bất định của kinh tế thế giới và trong nước rất cần tính năng động, năng lực chống chịu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó, để tăng độ bền vững cho hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ các quy định, cam kết trong các FTA, nhất là FTA thế hệ mới liên quan đến quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, kỹ thuật, hàng rào thuế quan, phi thuế quan, chỉ dẫn địa lý… Đồng thời, việc cập nhật thông tin về pháp luật, thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, liên kết với các đối tác nước ngoài để giảm giá thành, tăng khả năng thâm nhập, tăng lợi thế nhờ quy mô, thông hiểu hơn chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Về phía các cơ quan quản lý, xin ông cho biết đâu là những giải pháp cần thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp trong xuất khẩu?
- Các cơ quan nhà nước nên đóng vai trò “bà đỡ” lớn hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, bằng việc cung cấp thông tin về thị trường, pháp luật quốc tế cũng như các vấn đề liên quan đến tranh chấp thương mại, phòng vệ thương mại…. Ngoài ra, các cơ quan tham tán thương mại cũng phải tăng cường vai trò của mình trong việc phối hợp cung cấp thông tin về thị hiếu, nhu cầu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường. Cùng với đó là phải nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài cũng như vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…
Riêng với cơ quan Hải quan, việc tiếp tục nâng cao hiệu quả của các cơ chế liên quan đến tạo thuận lợi thương mại là rất cần thiết, nhất là tiếp tục phát huy những thành quả trong công cuộc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, ứng dụng số hóa, nhất là công nghệ 4.0, tiếp tục thực hiện hữu hiệu cơ chế một cửa, một đầu mối trong các hoạt động thông quan, kho ngoại quan. Ngành Hải quan cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế, từ đó cập nhật những thông tin về thương mại, hàng hóa, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu quốc tế và xử lý các vấn đề liên quan nảy sinh cho các doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics