Nâng cao năng lực nội sinh tạo đà phục hồi kinh tế hậu Covid-19
Năng lực nội sinh và sức cạnh tranh còn thấp
Trong thời gian qua Việt Nam đã và đang từng bước thích ứng linh hoạt, an toàn kết hợp với phòng chống hiệu quả đại dịch Covid-19, cuộc sống đang dần trở lại bình thường. Tuy vậy, công cuộc phục hồi kinh tế - xã hội của Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh vẫn chưa kết thúc, tình hình chính trị và kinh tế thế giới đang có nhiều diễn biến khó lường khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị đứt gãy. Tất cả đang tạo ra những thách thức rất to lớn, nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều cơ hội mới cho đất nước trỗi dậy, phát triển mạnh hơn.
Hai năm phòng, chống và thích ứng với đại dịch Covid–19 vừa qua cũng là minh chứng sinh động cho ý chí tự lực, tự cường của đất nước, của các bộ, ngành, địa phương và mỗi người dân Việt Nam. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, tự lực, tự cường gắn liền với việc phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.
Đánh giá về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Ngọc Toàn, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, dù có nhiều cải thiện nhưng năng lực nội sinh và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp; chưa tận dụng hiệu quả các cơ hội có được từ hội nhập kinh tế quốc tế... Trong khi đó, vì nền kinh tế có độ mở cao, tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDP lớn nên Việt Nam dễ chịu tác động bởi các cú sốc, các biến động kinh tế thế giới trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, Việt Nam còn là quốc gia chịu phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn nước ngoài nhưng liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước còn yếu, lan tỏa công nghệ, tri thức của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài còn thấp.
Chia sẻ kinh nghiệm và thành công của Singapore, PGS.TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) cho biết, tự lực, tự cường là ý thức và phương châm không ngừng nâng cao sức mạnh nền tảng và cốt lõi của dân tộc trong nỗ lực phát triển. Để trở thành một dân tộc thực sự tự chủ, tự lực và tự cường trong công cuộc phát triển, PGS.TS Minh Khương khuyến nghị Việt Nam có thể khai thác tối đa sức mạnh cộng hưởng với nguồn lực toàn cầu thông qua chiến lược thông thái và nỗ lực hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.
Việt Nam có thể khai thác tối đa sức mạnh cộng hưởng với nguồn lực toàn cầu thông qua chiến lược thông thái và nỗ lực hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Chính phủ chính là “bà đỡ”
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Toàn, thế giới đang có sự biến chuyển nhanh chóng dưới tác động của CMCN lần thứ 4, toàn cầu hóa, xung đột địa chính trị và các thách thức an ninh phi truyền thống. Do đó, để đảm bảo độc lập, tự chủ về kinh tế, Việt Nam phải kiên định về đường lối, chiến lược phát triển, đó là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế Việt Nam, có khả năng thích ứng với các biến động kinh tế và các cú sốc bên ngoài; chủ động hội nhập, đa dạng, đa phương hóa quan hệ, Việt Nam làm bạn với tất cả các nước theo tinh thần Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
"Để giữ vững độc lập, tự chủ, càng cần phải đa dạng hóa các mối quan hệ, tranh thủ tốt các thể chế kinh tế đa phương, tránh rủi ro phụ thuộc vào một quốc gia, một thị trường”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Toàn phân tích kĩ hơn.
Còn theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) quá trình hội nhập vào chuỗi cung ứng không chỉ có sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài mà cần có sự kết nối của các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng phải xác định được tâm thế cạnh tranh sòng phẳng.
Các yếu tố tự lực, tự cường phải đến từ các địa phương và đặc biệt là của Chính phủ. Trong đó, các nguồn lực hiện đang còn bị phân tán giữa các địa phương, chưa có sự trọng điểm về quy hoạch và phối hợp cũng như việc hoạch định phát triển kinh tế tư nhân, đảm bảo không chồng chéo lên nhau trong các lĩnh vực, ngành nghề để tạo nên các sản phẩm mang tính chất chủ lực đồng thời có tính cạnh tranh toàn cầu.
“Việt Nam đang có 17 hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp Việt Nam không còn bó hẹp trong thị trường 100 triệu dân mà phải phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong một thế giới với hàng tỷ dân. Vì vậy, sự vào cuộc của Chính phủ sẽ như một ‘bà đỡ’ cộng với sự tự lực, tự cường của khu vực doanh nghiệp tư nhân để có thể phát triển và vươn ra thị trường lớn”, ông Thái đề xuất.
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics