Nâng cao hợp tác Hải quan giữa các quốc gia ASEM
Tổng thư kí Hải quan thế giới, Tiến sĩ Kunio Mikuriya. Ảnh H. Nụ |
Kế hoạch hành động Hải quan ASEM 2020-2021 đặt ra nhiều thách thức mới, theo ông những thách thức này là gì và vai trò của Việt Nam trong giai đoạn này?
Thỏa thuận tại Hội nghị này nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước khu vực Á- Âu. Tại Việt Nam lần này, các nước sẽ thông qua một Kế hoạch hành động mới. Theo đó, vấn đề đầu tiên là sự kết nối. Chúng ta cần có sự kết nối tốt giữa các nước khu vực Á- Âu, khi mà thách thức về xu hướng sử dụng các công nghệ mới và thương mại điện tử đang tăng nhanh. Chúng ta nên tận dụng cơ hội này để tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp.
Một vấn đề khác nữa là tạo một môi trường kinh doanh lý tưởng cho doanh nghiệp. Rất nhiều đại diện đến từ châu Âu bày tỏ sự quan tâm sâu sắc tới các cơ hội đầu tư tại các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam đã có Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Đây chính là cơ hội để các nhà đầu tư châu Âu có thể tiếp cận với Việt Nam nhiều hơn.
Ngoài ra, vấn đề về thủ tục và công tác quản lý biên giới cũng rất đáng quan tâm, vì nếu quy trình quản lý, vận hành tại biên giới không thông suốt thì sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong việc đẩy mạnh kết nối trong lĩnh vực quản lý hải quan và có thể coi là quốc gia tiêu biểu trong việc kêu gọi đầu tư nước ngoài. Sự kết nối này không những chỉ ngành Hải quan mà còn cần hướng đến sự kết nối với doanh nghiệp.
Vấn đề quản lý biên giới cần được chú trọng vì ngày càng có nhiều hoạt động vận chuyển bất hợp pháp các chất gây nghiện, động vật hoang dã qua đường biên giới. Nếu Hải quan quản lý tốt tại khu vực biên giới thì sẽ đảm bảo an toàn cho người dân và cộng đồng. Để làm được như vậy, cần có sự phối hợp tốt giữa các nước trong công tác nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh. Sự phối hợp hài hòa như vậy chính là nội dung hội nghị này hướng tới.
Tóm lại, sự kết nối, đảm bảo môi trường kinh doanh và kiểm soát thương mại bất hợp pháp là những vấn đề chính để cơ quan chức năng có thể bảo vệ được quyền lơi, sức khỏe của người dân và cộng đồng. Tuy nhiên, việc phân bổ nguồn lực giữa các nhiệm vụ này cũng là thách thức với tất cả các cơ quan Hải quan. Chúng ta cần có sự hợp tác với khu vực vực tư nhân. Hợp tác chính là giải pháp cho vấn đề này.
Việt Nam là một điển hình trong hợp tác với các nước và đặc biệt với Liên minh châu Âu, và các mối quan hệ hợp tác này không ngừng gia tăng. Vậy nên tôi cho rằng Việt Nam là một tấm gương, không những cho các nước châu Á mà còn cả các nước châu Âu về sự kết nối và hợp tác.
Một trong những mục tiêu mà cơ quan Hải quan các nước đang hướng tới là "Hải quan Xanh", để ngăn chặn chuyển tải bất hợp pháp rác thải, xin ông chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này?
"Hải quan Xanh" thực sự đang là một vấn đề đáng quan tâm và đặc biệt là vấn nạn rác thải nhựa.
WCO đóng vai trò là điều phối viên để làm cầu nối tăng cường hợp tác giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu trong vấn đề này thông qua các thỏa thuận và các hoạt động hợp tác chung hay chia sẻ thông tin.
Ví dụ như trong Liên hợp quốc, có thể thấy đã có rất nhiều Công ước về bảo vệ môi trường liên quan đến quản lý rác thải, hóa chất. Trong vấn đề này, hợp tác cũng là chìa khóa cho những giải pháp. Hải quan các nước cũng luôn mong muốn hợp tác với WCO trong vấn đề này.
Quản lý rác thải cũng có thể là một sáng kiến cho hợp tác giữa Hải quan các nước Á- Âu. Theo kinh nghiệm của tôi khi làm điều phối viên trong các hoạt động hợp tác về vấn đề này thì các nước nhập khẩu luôn cần những thông tin về rủi ro, thông tin tình báo để phân tích lô hàng.
Mặt khác, việc này gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu ở châu Âu, vì họ có những quy định riêng về quản lý thông tin với từng ngành sản xuất, và họ có quy định có thể đảm bảo cho những rủi ro về chất thải có khả năng phát sinh trong quá trình sản xuất.
Đây thực sự là một vấn đề khó. Nhưng hiện nay thì nhận thức chung cũng đang dần thay đổi, đặc biệt là về môi trường để chúng ta có môi trường kinh doanh bền vững và hướng tới cuộc sống lành mạnh cho tất cả mọi người.
Hiện nay, ở châu Âu đang có sự thay đổi lớn trong nhận thức, họ phải làm điều gì đó để bảo vệ môi trường tốt hơn, đặc biệt là trong vấn đề quản lý rác thải.
Đây là cơ hội để các nước tăng cường hợp tác với nhau, bất kể ở vai trò nước nhập khẩu hay xuất khẩu, đồng thời tuyên truyền nhận thức về bảo vệ môi trường tới người tiêu dùng. Mỗi người tiêu dùng cũng nên thay đổi thói quen tiêu dùng của mình, sẽ tác động trở lại các ngành sản xuất và cộng đồng.
Trong vấn đề này, Hải quan đóng một vai trò quan trọng và tôi hi vọng là sau Hội nghị ASEM này, các nước sẽ đạt được nhiều hợp tác, thỏa thuận hơn về vấn đề này.
Để triển khai cơ chế một cửa trong bối cảnh mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ blockchain, theo ông, Việt Nam cần có những điều kiện gì để áp dụng tốt các công nghệ này?
Tôi chắc chắn rằng Hải quan Việt Nam sẽ áp dụng tốt công nghệ trí tuệ nhân tạo và blockchain, vì các bạn đã có một hệ thông quản lý tốt (VNACCS) mà rất nhiều nước đang nỗ lực nâng cấp hệ thống của họ để hoạt động hiệu quả như VNACCS.
Công nghệ blockchain không quá phức tạp nhưng nó cần có sự tin tưởng của các bên tham gia. Hiện nay đã có một vài hệ thống thí điểm công nghệ blockchain và nó cần sự tham gia của cả khối doanh nghiệp và cơ quan Hải quan.
Hải quan Việt Nam luôn quan tâm và phát triển không ngừng để kết nối, trao đổi với doanh nghiệp, tạo nên một mối quan hệ hợp tác ngày càng khăng khít. Với mối quan hệ đó thì tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các bạn sẽ triển khai thành công.
Trí tuệ nhân tạo cũng là một công nghệ mới rất thú vị, nó cần một kho dữ liệu đủ để có thể phân tích chuẩn xác. Vấn đề là làm sao chúng ta có thể có được những dữ liệu đáng tin cậy và Hải quan làm thế nào để có được chúng. Hải quan Việt Nam đang ngày càng tiến bộ hơn trong việc thu thập được những thông tin có chất lượng do có một mối quan hệ mật thiết với khu vực tư nhân.
Tôi tin là Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng được trí tuệ nhân tạo và blockchain trên hệ thống Một cửa. Tôi hi vọng là Việt Nam có thể là một điển hình áp dụng thành công công nghệ tiên tiến này trong khu vực Đông Nam Á, với hệ thống Một cửa của khu vực.
Nó cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cơ hội trong không chỉ vấn đề quản lý hàng hóa mà còn cả hành khách, vì tôi thấy Việt Nam có một lượng khách du lịch rất lớn. Nó sẽ tạo thuận lợi cho dòng di chuyển của hàng hóa và hành khách tại sân bay, cảng biển, đường biên giới.
Thương mại điện tử đang là xu hướng toàn cầu. Để theo kịp xu hướng này, theo ông Hải quan Việt Nam cần làm gì?
Vấn đề thương mại điện tử với các giao dịch gói hàng nhỏ là thách thức với rất nhiều quốc gia. Hải quan cần tạo thuận lợi cho hàng hóa thương mại điện tử, các DN vừa và nhỏ kinh doanh hình thức này, và cũng phải phòng chống việc vận chuyển hàng hóa trái phép.
Giải pháp là chúng ta phải áp dụng công nghệ, phân tích thông tin trước khi hàng đến để phân tích rủi ro.
Hải quan Việt Nam có công nghệ tốt, nguồn lực tốt, và với sự hợp tác trong khu vực Á- Âu như thế này thì tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp trong việc tạo thuận lợi cho kinh doanh thương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với người tiêu dùng.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Việt Nam trong việc tổ chức Hội nghị này?
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan và Cao ủy Hải quan các nước châu Á và châu Âu lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó giúp kết nối giữa châu Á với châu Âu.
Châu Á đã đạt được những bước phát triển tốt về kinh tế. Còn châu Âu đã đạt được kết quả tốt trong kết nối khu vực.
Ngoài việc thúc đẩy kết nối Á-Âu, Hội nghị sẽ giúp các nước hợp tác đấu tranh chống lại thương mại bất hợp pháp, buôn bán động vật hoang dã, hàng phạm pháp, hàng giả, hàng vi phạm bản quyền trí tuệ và vấn đề về rác thải.
Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng vì gần đây Việt Nam vừa hoàn thành kí kết Hiệp định thương mại tự do với châu Âu. Vai trò của Việt Nam hết sức nổi bật khi tổ chức hội nghị lần này để kết nối giữa châu Á và châu Âu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
08:52 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
10:27 | 31/10/2024 Hải quan
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
09:49 | 31/10/2024 Hải quan
Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan tập huấn tổ chức Đại hội Đảng các cấp
22:37 | 30/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Sửa đổi quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
20:36 | 29/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh tìm giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu
20:22 | 29/10/2024 Hải quan
Hải quan Kiên Giang thu nộp ngân sách nhà nước đạt trên 190% chỉ tiêu
16:01 | 29/10/2024 Hải quan
Hải quan Bắc Ninh: Khuyến khích hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan
14:00 | 29/10/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK