Facebook Twitter youtube Tiktok

Năm định hướng lớn thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Brazil lên tầm cao mới

Để thúc đẩy hợp tác, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, hai nước tập trung thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực hợp tác trọng tâm mà Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đã thống nhất.

Nam dinh huong lon thuc day quan he Viet Nam-Brazil len tam cao moi hinh anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu về Chính sách của Việt Nam. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Trong chương trình chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Liên bang Brazil, chiều 25/9 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Tọa đàm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Bộ Ngoại giao Brazil.

Cùng tham dự cuộc tọa đàm có các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Brazil, bà Maria Laura da Rocha, Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Brazil, Đại sứ Việt Nam tại Brazil và Đại sứ Brazil tại Việt Nam, đại diện Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Hạ viện, các bộ ngành của Brazil, các cơ quan đại diện ngoại giao các nước Mỹ Latinh, các tổ chức quốc tế, giới nghiên cứu và các học giả tại Brazil.

Trong bài phát biểu, Thủ tướng tập trung trình bày 03 nội dung chính gồm Việt Nam đã đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc thế nào?; Quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển của Việt Nam; Quan hệ Việt Nam-Brazil và định hướng thúc đẩy hợp tác, đưa quan hệ 2 nước lên tầm cao mới trong thời gian tới.

Về quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam, Thủ tướng cho biết Việt Nam đã anh dũng đấu tranh chống thực dân, phong kiến, chủ nghĩa phátxít và giành độc lập dân tộc vào ngày 02/9/1945. Sau đó, Việt Nam liên tục phải trải qua các cuộc kháng chiến, đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước (chủ nghĩa thực dân cũ, thực dân mới; chiến tranh biến giới), vừa xây dựng đất nước, vừa bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quốc tế chống chủ nghĩa diệt chủng.

Trải qua muôn vàn những đau thương, mất mát, hy sinh xương máu rất lớn qua các cuộc chiến tranh, Việt Nam lại phải chống lại sự bao vây, cấm vận, thù địch để phát triển đất nước.

Thủ tướng chia sẻ: “Có thể khẳng định: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc quật cường, không bao giờ chịu khuất phục; luôn kiên cường, bất khuất đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh hùng Giải phóng Dân tộc, Danh nhân văn hóa Thế giới và trên hành trình cứu nước của mình cũng đã đến Brazil vào năm 1912."

Thủ tướng cho biết qua quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đúc kết 5 bài học kinh nghiệm quý báu gồm Kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Nhân dân làm nên lịch sử; sự nghiệp cách mạng là của toàn dân, do dân, vì dân; Đoàn kết tạo nên sức mạnh, gồm đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công;" Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài; Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.

Về đường lối Đổi mới và một số định hướng lớn phát triển đất nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã triển khai thực hiện chủ trương Đổi mới và hội nhập. Từ đó đến nay, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới; xác định rõ mục đích phấn đấu: xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đề ra mục tiêu chiến lược: đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việt Nam tiếp tục đổi mới tư duy phát triển với tinh thần: nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và nhận thức; động lực bắt nguồn từ đổi mới sáng tạo; sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng nêu rõ 10 định hướng lớn bao gồm xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Nam dinh huong lon thuc day quan he Viet Nam-Brazil len tam cao moi hinh anh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva chứng kiến ký kết về Kế hoạch hành động giai đoạn 2024-2025 giữa Học viện Ngoại giao Việt Nam và Học viện Rio Branco. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Cùng với đó, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với quan điểm văn hóa soi đường cho quốc dân đi, văn hóa còn thì dân tộc còn; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả, là bạn, đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng cũng cho biết Việt Nam thực hiện đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc. Kiên trì chính sách quốc phòng “bốn không." Đặc biệt, xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ; đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Thủ tướng chỉ rõ: “Đảng phải xây dựng đường lối đúng; chú trọng xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức."

Nhấn mạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng khẳng định, từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam đã thực hiện đường lối Đổi mới, mở cửa, hội nhập và vươn lên đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong đó, GDP bình quân đầu người tăng từ dưới 100 USD lên khoảng 4.100 USD, Việt Nam vào top 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới và top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, thu hút FDI.

Năm 2022, GDP tăng trưởng 8,02%; quy mô đạt gần 410 tỷ USD; tổng kim ngạch thương mại đạt trên 732 tỷ USD. Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với 100 triệu dân, một điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện của bạn bè quốc tế. Việt Nam đứng thứ 32 trên top 100 giá trị thương hiệu quốc gia cao nhất thế giới giai đoạn 2020-2022.

Cùng với những kết quả về kinh tế, chính trị-xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chỉ còn dưới 2%. An sinh xã hội trong đại dịch COVID-19 được bảo đảm, không có ai bị bỏ lại phía sau. Độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; quốc phòng, an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia; hơn 30 đối tác có quan hệ từ Đối tác toàn diện trở lên; đã ký kết 16 FTA, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP). Đặc biệt, Việt Nam từ chỗ phải thông qua Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris để lập lại hòa bình đã trở thành nơi tổ chức cuộc gặp giữa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump năm 2019. Từ nước phải nhận viện trợ, Việt Nam trở thành đối tác tin cậy, đóng góp trách nhiệm và chủ động đảm đương các trọng trách quốc tế.

Nam dinh huong lon thuc day quan he Viet Nam-Brazil len tam cao moi hinh anh 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu về Chính sách của Việt Nam. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Việt Nam cũng là hình mẫu quan hệ với Liên hợp quốc, hoàn thành nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ và Mục tiêu Phát triển Bền vững; cam kết mạnh mẽ về đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Nhiều quốc gia đánh giá Việt Nam là hình mẫu về khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Hình mẫu Việt Nam cho thấy “không có gì là không thể trong quan hệ quốc tế” để tìm đến hòa bình, hợp tác và phát triển."

Dành nhiều thời gian phân tích về những nét tương đồng và quan hệ Việt Nam-Brazil, Thủ tướng cho rằng nằm ở hai bán cầu, nhưng Việt Nam và Brazil có quan hệ gắn bó mật thiết, chia sẻ nhiều điểm tương đồng. Nổi bật là tương đồng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc; những tương đồng về đặc trưng của hai nước; sự tương đồng, gần gũi về tư duy, mô hình phát triển, giá trị con người.

Nhân dịp này, thay mặt Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, Thủ tướng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Chính phủ, nhân dân Brazil và các bạn bè ở Mỹ Latinh về những tình cảm tốt đẹp, sự chia sẻ và giúp đỡ vô cùng quý báu đối với Việt Nam.

Thủ tướng nêu rõ sau gần 35 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao (từ 1989 đến nay), quan hệ hai nước đã có những bước tiến lớn, ngày càng được củng cố, đi vào chiều sâu, ổn định, hiệu quả và bền vững. Hai nước duy trì thường xuyên cơ chế tham khảo chính trị và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương.

Thủ tướng chia sẻ 5 định hướng lớn để thúc đẩy hợp tác, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong thời gian tới. Theo đó, tăng cường xây dựng quan hệ giữa Lãnh đạo hai nước, nhất là thông qua các chuyến thăm cấp cao và tiếp xúc tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, phát huy mạnh mẽ vai trò của kênh đối ngoại Nhà nước, Nghị viện, các chính đảng.

Thứ hai, tập trung thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực hợp tác trọng tâm mà Thủ tướng và Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva đã thống nhất trong chuyến thăm, đó là hợp tác về chính trị, ngoại giao, hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, hợp tác về văn hóa, thể thao, du lịch, hợp tác về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đổi mới sáng tạo, hợp tác lao động, giao lưu nhân dân, hợp tác về các ngành mới nổi: trí tuệ nhân tạo, chíp bán dẫn, dữ liệu lớn, chuyển đổi số, thương mại điện tử, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng sạch, ứng phó biến đổi khí hậu…, hợp tác về quốc phòng, an ninh, hợp tác về các vấn đề đa phương, tại các diễn đàn đa phương…

Thứ ba, Việt Nam mong muốn Brazil thúc đẩy sớm khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-MERCOSUR. Việt Nam và Brazil sẽ là cầu nối đắc lực của nhau trong hợp tác với ASEAN và MERCOSUR, giữa ASEAN với MERCOSUR cũng như các tổ chức khu vực khác.

Thứ tư, đẩy mạnh kết nối du lịch, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, tăng cường trao đổi giữa các địa phương, các tổ chức hữu nghị hai nước để thắt chặt tình cảm hữu nghị, sự hiểu biết giữa hai dân tộc.

Thứ năm, Việt Nam mong muốn Brazil tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy các giá trị phát triển tại các diễn đàn toàn cầu. Brazil là một nền kinh tế đầy năng động, một thành viên tích cực của các nước phương Nam sẽ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm thành công trong thúc đẩy các giá trị phát triển tại các diễn đàn, tổ chức đa phương như G20, BRICS, G77.

Thủ tướng phát biểu: “Tôi đặc biệt ấn tượng và chia sẻ ý kiến của Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva về tầm quan trọng của Liên hợp quốc trong việc xây dựng một thế giới đoàn kết hơn, tương ái hơn, công bằng, công lý hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định, nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ Latinh là những người bạn, người anh em gắn bó mật thiết với nhau trong mục tiêu chung là đấu tranh chống lại sự nô dịch, áp bức, bất công, thực hiện hòa bình, độc lập và phát triển giàu mạnh, tiến bộ, để mang lại tự do, hạnh phúc thực sự cho toàn thể nhân dân."

Bên cạnh đó, Việt Nam đã thiết lập Quan hệ Ngoại giao với tất cả 33 nước trong khu vực Mỹ Latinh. Thủ tướng mong muốn hai bên làm cầu nối để hai khu vực ASEAN và Mỹ Latinh tăng cường liên kết, hợp tác; Việt Nam sẵn sàng phát huy vai trò cầu nối hợp tác mạnh mẽ giữa ASEAN với Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) và các tổ chức khu vực khác tại Mỹ Latinh.

Thủ tướng chia sẻ với các đại biểu: “Nhìn về triển vọng trong vài thập kỷ tới, chúng ta tin rằng mối quan hệ Việt Nam-Brazil sẽ ngày càng đơm hoa kết trái. Việt Nam và Brazil đang đứng trước những cơ hội lớn để hướng tới tầm vóc quan hệ cao hơn trong tương lai, vì sự phát triển thịnh vượng và lợi ích của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình, hợp tác và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới."

Đánh giá cao và ấn tượng với những nội dung phát biểu toàn diện, sâu sắc, những thông điệp quan trọng của Thủ tướng, nhiều đại biểu tại cuộc tọa đàm đã có chia sẻ, bình luận và đặt câu hỏi cho Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời các câu hỏi của đại biểu và nhận được ý kiến đồng tình cao./.

Theo Phạm Tiếp (TTXVN/Vietnam+)

Tin liên quan

Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil

Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil

(HQ Online) - Từ ngày 12 đến ngày 14/11/2024 tại Rio de Janeiro, Brazil, Tổ chức Hải quan thế giới đã khai mạc Hội nghị và Triển lãm Công nghệ của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) năm 2024, với chủ đề “Biên giới số: Hải quan đón nhận sự đổi mới cùng các đối tác truyền thống và các đối tác mới”.
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt hơn 6 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Việt Nam và Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam và Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam-Brazil chỉ đạo lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao sớm triển khai xây dựng và hoàn tất trong thời gian sớm nhất các nội hàm của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Brazil.
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương

Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương

(HQ Online) - Nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương, vừa qua tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã phối hợp cùng TikTok Shop triển khai chuỗi hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP dành cho thanh niên địa phương.
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?

(HQ Online) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, bên cạnh kế thừa những nội dung đã được triển khai thuận lợi, ổn định các năm qua, nhất là năm 2023 và 2024, Quy chế có những điểm mới đáng chú ý.
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới

Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới

(HQ Online) - Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động xuất khẩu lao động cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhiều thị trường trọng điểm xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng có nhiều chính sách thay đổi theo hướng yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn về chuyên môn, tay nghề và ngoại ngữ.

Phấn đấu GDP vượt 8%

(HQ Online) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/12/2024 yêu cầu, năm 2025 ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn và có thặng dư cao; tăng tốc, bứt phá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao).
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI

TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI

(HQ Online) - TPHCM là một trong các địa phương đi đầu về triển khai nghiên cứu, ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Song nguồn nhân lực AI còn hạn chế về chất lượng và số lượng chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

(HQ Online) - Phát triển kinh tế xanh và kinh tế số, cùng với sự đồng thuận và quyết tâm cao độ của hệ thống chính trị, sẽ là chìa khóa để TPHCM và vùng Đông Nam Bộ tiến vào thời kỳ phát triển mới, vươn lên cùng khát vọng của dân tộc.

Báo động tai nạn tự chế pháo nổ

(HQ Online) - Chỉ trong 2 tuần qua, Khoa Bỏng- Chỉnh hình của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận 3 bệnh nhi liên quan đến tự chế pháo nổ.

Đột phá cho chuyển đổi số

(HQ Online) - Mặc dù chuyển đổi số đã và đang là một xu thế tất yếu nhưng thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn gặp phải không ít khó khăn.
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%

Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo

(HQ Online) - Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội

Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội

Theo WB, trong năm 2024, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á-Thái Bình Dương nhờ sự phục hồi xuất khẩu và nhu cầu nội địa.
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động

Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động

(HQ Online) - Trong năm 2025, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển thị trường tài chính, bất động sản toàn cầu, Việt Nam với độ mở kinh tế lớn nên nền kinh tế cũng như thị trường tài chính sẽ không thể nằm ngoài vòng tác động từ những biến động không ngừng của môi trường quốc tế.
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân

Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân

(HQ Online) - Trong các ngày từ 19 đến 22/12/2024, Khu Trưng bày Thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân được tổ chức tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và do Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng chủ trì.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết đã phát hiện, xử lý vụ vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ với số lượng lớn.
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%

Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%

Năm 2024, Cục Hải quan Bình Phước đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như công tác kiểm soát địa bản.
Công an điều tra đường dây nhập lậu lợn quy mô lớn

Công an điều tra đường dây nhập lậu lợn quy mô lớn

Phát hiện 3 xe ô tô tải chở hơn 500 con lợn từ Campuchia về Việt Nam, nghi vấn nhập lậu, cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ.
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh

Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh

Tại thời điểm kiểm tra, Hộ kinh doanh N.T.T.H 2 không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá.
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng

Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng

Cục Hải quan Hải Phòng phát hiện 1 container hàng nhập khẩu từ Nhật Bản có dấu hiệu nghi vấn.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%

Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%

Năm 2024, Cục Hải quan Bình Phước đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, hỗ ...
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 12/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 12/2024

(HQ Online) - Năm 2024, toàn ngành Hải quan đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp ...
Hải quan Quảng Ngãi phấn đấu thu NSNN vượt chỉ tiêu năm 2025

Hải quan Quảng Ngãi phấn đấu thu NSNN vượt chỉ tiêu năm 2025

Chương trình công tác trọng tâm năm 2024 và các chỉ tiêu công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao ...
Hải quan Việt Nam – Hàn Quốc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên

Hải quan Việt Nam – Hàn Quốc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên

Chiều ngày 24/12/2024, tại trụ sở Tổng cục Hải quan diễn ra lễ ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau ...
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị

Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị

Mặc dù đối mặt không ít khó khăn, thách thức nhưng với sự đồng lòng, quyết tâm cao, Đảng bộ ...
Báo chí luôn sát cánh cùng các hoạt động của ngành Hải quan trong năm 2024

Báo chí luôn sát cánh cùng các hoạt động của ngành Hải quan trong năm 2024

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng chủ trì buổi gặp mặt các phóng viên cơ ...
Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết đã phát hiện, xử lý vụ ...
Công an điều tra đường dây nhập lậu lợn quy mô lớn

Công an điều tra đường dây nhập lậu lợn quy mô lớn

Phát hiện 3 xe ô tô tải chở hơn 500 con lợn từ Campuchia về Việt Nam, nghi vấn nhập ...
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh

Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh

Tại thời điểm kiểm tra, Hộ kinh doanh N.T.T.H 2 không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh ...
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng

Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng

Cục Hải quan Hải Phòng phát hiện 1 container hàng nhập khẩu từ Nhật Bản có dấu hiệu nghi vấn.
Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy triệt phá gần 29.000 vụ án

Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy triệt phá gần 29.000 vụ án

Đây là kết quả đấu tranh với tội phạm ma túy, được Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ...
Hải quan Quảng Nam chú trọng ngăn chặn buôn lậu và chống thất thu ngân sách

Hải quan Quảng Nam chú trọng ngăn chặn buôn lậu và chống thất thu ngân sách

Nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, Cục Hải quan Quảng Nam chú trọng công tác chống buôn lậu ...
Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài

Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài

Với phương châm “Mang cảng đến gần hơn với khách hàng”, Depot thuộc cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài ...
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”

Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) – vừa ...
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) vừa công bố ra mắt dịch vụ thanh toán ...
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ

Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ

Xu hướng phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn mở ra cơ hội cho ngành bán lẻ hiện ...
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”

Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”

Thẻ SHB Mastercard World ghi dấu mốc quan trọng trên hành trình thấu hiểu khách hàng cao cấp của SHB ...
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam

Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam

Bệnh viện Tâm Anh TPHCM ghi dấu ấn với 100 ca phẫu thuật u não, u tủy sống, đột quỵ ...
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Bộ Tài chính trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời ...
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025

Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025

Bộ Tài chính vừa tổ chức buổi họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công…
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định ...
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất ...
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp

Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính với doanh nghiệp (DN) về chính sách ...
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh

Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh

Doanh nghiệp, hợp tác xã... bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế nếu có ...
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu

Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu

Việc tái cấu trúc nhà sản xuất xe điện cao cấp Jiyue khiến công ty trở thành nhà sản xuất ...
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm

Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm

Nửa đầu tháng 12 (1-15/12), cả nước nhập khẩu 5.914 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt ...
Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

Chỉ trong thời gian ngắn, với nội lực, quyết tâm và bản lĩnh của mình, các doanh nghiệp trong nước ...
Xe điện Trung Quốc “rẽ lối” trong chiến lược tiếp cận thị trường EU

Xe điện Trung Quốc “rẽ lối” trong chiến lược tiếp cận thị trường EU

Ủy ban châu Âu cho rằng các khoản trợ cấp không công bằng từ Chính phủ Trung Quốc đã góp ...
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụ taxi bằng xe Vinfast VF 8

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụ taxi bằng xe Vinfast VF 8

Ngày 19/12/2024, nhà sáng lập GSM - tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi ...
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam

Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam

Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tháng 11 đạt 17.855 chiếc, với tổng kim ngạch đạt ...
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng

Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng

Liên minh ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng, chỉ trích là "thiếu minh bạch" ...
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo

Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo

Để đối phó với thách thức, nhiều quốc gia đã chủ động thực hiện điều chỉnh chính sách, nhằm đẩy ...
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS

Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS

Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tổ chức tại Kazan (Nga) vào tháng 10/2024, 13 quốc gia đã được thêm ...
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025

Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025

Theo các báo cáo mới công bố ngày 22/12, những dự báo liên quan đến sản xuất-xuất khẩu đầu năm ...
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân

Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân

Theo Giám đốc điều hành ACA, Tổng thống đắc cử Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin có thể sẽ ...
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025

Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025

Cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga không chỉ định hình cục diện ...
Phiên bản di động