Nắm bắt cơ hội trong xu thế “cạnh tranh xanh”
Cơ hội phục hồi từ tăng trưởng xanh | |
Hải quan xanh: Góp phần "xanh hóa" hoạt động thương mại, bảo vệ môi trường | |
Tăng trưởng xanh sẽ là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh mới |
Chuyển đổi xanh càng sớm, Việt Nam càng có nhiều lợi thế trong cuộc "cạnh tranh xanh". Ảnh: ST |
Lợi thế xanh
Phát biểu tại Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2022 được tổ chức mới đây, TS Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đã đưa ra khái niệm “cạnh tranh xanh” trong xu thế cạnh tranh của toàn cầu hiện nay và cả trong tương lai. Theo đó, trong chuỗi giá trị toàn cầu, mục tiêu tăng trưởng xanh đã được cụ thể hóa bằng các quy định, các tiêu chí cần đáp ứng trong nhiều Hiệp định thương mại thế hệ mới song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia ký kết. Điều này thể hiện rõ nét và khẳng định mạnh mẽ rằng tăng trưởng xanh không chỉ là xu hướng lâu dài mà chính là nhu cầu, là yêu cầu trước mắt và cấp thiết của thực tiễn hiện nay.
“Nếu nền kinh tế chúng ta chậm “xanh hóa” các ngành hàng, nếu các DN chậm “chuyển đổi xanh” từ mô hình hoạt động đến quy trình sản xuất, đầu tư, thương mại, chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác và phát triển. Thập kỷ này và nhiều thập kỷ tới, chắc chắn xu hướng cạnh tranh trên toàn cầu sẽ là “cạnh tranh xanh”” – ông Tạ Đình Thi nhấn mạnh. Do đó, những câu chuyện thành công và dẫn dắt xu hướng này sẽ thuộc về các nền kinh tế, các địa phương, DN và người dân biết nắm bắt sớm, hành động ngay và không ngừng thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam cũng đánh giá, dù không phải là nước gây ô nhiễm nhất, nhưng Việt Nam không thể không hành động ngay. Cần có những giải pháp để tiết kiệm năng lượng, tích trữ năng lượng và tái sử dụng rác thải thành điện năng. Ông Alain Cany cũng đánh giá rất cao cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). Đồng hành với cam kết này của Việt Nam, các DN châu Âu đầu tư tại Việt Nam cũng đang tích cực triển khai nhiều dự án “xanh” như hãng đồ chơi Lego đang xây dựng một nhà máy ỏ Bình Dương với cam kết hoàn toàn không phát thải cacbon bằng cách sử dụng năng lượng hoàn toàn từ điện mặt trời áp mái. Một DN khác của Bỉ cũng đang đầu tư nhà máy ở phía Bắc và cũng cam kết mức phát thải bằng 0 bằng việc sử dụng điện gió, xử lý hệ thống nước thải…
Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết, sau Hội nghị COP26, cộng đồng các nước trên thế giới, các nhà tài trợ song phương và đa phương đã có rất nhiều cam kết hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Điển hình như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cam kết tài trợ 635 triệu USD và có thể nâng lên đến 7 tỷ USD, Nhật Bản cam kết tài trợ 10 tỷ USD cho các nước ở khu vực châu Á trong việc giảm phát thải cacbon… Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang làm việc với các nhà tài trợ để tìm cách khơi thông nguồn lực này.
Nguyên tắc công bằng cho các bên
Bàn về những giải pháp cần triển khai nhằm thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng xanh cũng như những cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế, ông Thọ cho biết, theo quy định hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường, đến cuối năm 2022 sẽ ban hành Danh mục xanh – danh mục cụ thể để DN biết rằng với từng lĩnh vực cụ thể thì cần làm gì để đạt được tiêu chí xanh và khi đạt được tiêu chí xanh thì sẽ tiếp cận được với trái phiếu xanh, tín dụng xanh. Tiếp đó, đến cuối năm 2023, Chính phủ sẽ ban hành Chương trình quốc gia về kinh tế tuần hoàn, nhằm thực hiện 4 mục tiêu: giảm tiêu dùng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là nguyên liệu hóa thạch; đảm bảo kéo dài vòng đời sản phẩm; giảm phát thải và không gây nguy hại cho môi trường. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch chiến lược, còn DN cần lồng ghép vào chuỗi sản xuất, từ khai thác, chế biến, sản xuất, phân phối, tiêu dùng, xả thải, xử lý chất thải, chậm chí là tái khai thác chất thải.
Ông Thọ cũng đặt ra khái niệm “nguyên tắc công bằng” nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong định hướng tăng trưởng xanh thời gian tới. “Các DN phát thải sẽ phải trả tiền cho các DN có khả năng hấp thu cacbon, các khu vực công nghiệp đô thị có phát thải sẽ phải trả tiền cho các khu vực miền núi để bảo tồn những khu vực hấp thụ cacbon. Đó là nguyên tắc công bằng để định hướng trong thời gian tới” – ông Thọ nhấn mạnh.
Ở cấp độ địa phương, bà Cao Xuân Thu Vân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan tâm tới vấn đề giáo dục. “Bên cạnh nguồn lực về tài chính còn có vai trò quan trọng của nguồn lực con người. Phải làm sao cho thế hệ trẻ yêu quê hương mình, cho các em hiểu được tại sao phải bảo vệ môi trường, phải phát triển bền vững. Từ sự nhận thức này, các em sẽ cùng chúng ta hành động một cách quyết liệt và hiệu quả hơn để bảo vệ môi trường nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế” – bà Thu Vân đặt vấn đề.
Bà Thu Vân cũng chia sẻ thực tế tại Bạc Liêu thời gian qua đã triển khai các chương trình đưa lớp trẻ đi tham quan điện gió, các ô sản xuất tôm, các khu di tích gắn với sản xuất để nâng cao tình yêu quê hương. Từ đó, nhiều người trẻ sau khi học xong đã quay về quê sản xuất tôm, phát triển mô hình du lịch sinh thái và đạt được thành công. Theo đó, ngân sách cần quan tâm hơn nữa cho vấn đề giáo dục để nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về vấn đề tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan: TPHCM đang không ngừng phấn đấu hướng đến một cơ cấu kinh tế năng động, giá trị gia tăng cao và ít ô nhiễm môi trường. Để thực hiện mục tiêu thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI, nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn này, TPHCM sẽ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với nền sản xuất mới trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. TPHCM sẽ cùng với bộ, ngành Trung ương tiếp tục đề xuất, triển khai các chính sách phù hợp về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và môi trường đầu tư nhằm đảm bảo khả năng hấp thụ nguồn vốn đầu tư ngày càng hiệu quả, góp phần tích cực thực hiện quá trình tăng trưởng kinh tế xanh của thành phố. Trong đó, hoạt động xúc tiến đầu tư của TPHCM trong thời gian tới chính là việc chuẩn bị hệ sinh thái để đón làn sóng FDI xanh, để nhà đầu tư có thể cùng phát triển bền vững ở TPHCM nói riêng, Việt Nam nói chung. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ 10 và 11 đều đặt ra mục tiêu là tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Chính vì vậy, 31 khu công nghiệp đi vào hoạt động đều bắt buộc phải xử lý nước thải tập trung. Một số DN gần đây đã theo xu hướng đổi mới công nghệ, ít sử dụng lao động hơn và chuyển sang dùng robot đối với những công đoạn có ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Đây là một xu thế góp phần vào việc tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của tỉnh. Trong thời gian tới, Đồng Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch 6.500 ha đất cho phát triển khu công nghiệp. Dự kiến Đồng Nai sẽ hình thành 8 khu công nghiệp nữa. Đối với khu công nghiệp mới, Đồng Nai sẽ ưu tiên phát triển các khu công nghiệp sinh thái và trong các khu công nghiệp này cũng dành quỹ đất để bố trí nhà ở cho người lao động. |
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK