Năm 2030, cấm xe máy vào nội đô TP HCM - Nhiều ý kiến quan ngại
Cấm xe máy thì phải làm sao? | |
Hà Nội cấm xe máy: Dễ hay khó? | |
Hà Nội sẽ cấm xe máy ngoại tỉnh vào nội đô | |
Hà Nội khó cấm xe máy | |
Cấm xe máy, người dân sẽ sử dụng phương tiện gì? |
Cấm xe máy vào nội đô TP HCM vào năm 2030 là không tưởng! |
Đó là ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học xung quanh Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP HCM đến năm 2030.
Theo đánh giá tình hình ùn tắc giao thông tại TP HCM đang ngày càng diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường rất đáng lo ngại.
Theo số liệu thống kê đáng tin cậy, các vấn đề về giao thông khiến TP thiệt hại 1,2 triệu giờ công lao động/năm, 1,3 tỷ USD/năm và gây ô nhiễm môi trường thiệt hại 2,3 tỷ USD/năm. Vì thế, cần thiết phải thực hiện đề án để giảm ùn tắc giao thông, giảm thời gian đi lại, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, xây dựng hình ảnh TP văn minh hiện đại.
Từ những dự báo về nhu cầu vận chuyển, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 3 kịch bản phát triển là: Phát triển theo xu thế, phát triển có kiểm soát và phát triển theo quy hoạch giao thông vận tải.
Sau khi xem xét, kịch bản phát triển có kiểm soát đã được chọn lựa để hướng tới mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo tính khả thi…Mục tiêu là đến năm 2020, vận tải công cộng đảm nhận 15 – 20%, nâng lên khoảng 20 - 26% vào năm 2025 và đạt từ 29 – 37% vào năm 2030. Khi thị phần đảm nhận của giao thông công cộng tăng cao, thành phố sẽ tiến hành hạn chế và tiến tới ngưng hoạt động xe máy ở một số khu vực trung tâm ở Quận 1, 3, 5, 10…
Phản biện về đề án, đa phần các ý kiến chủ yếu xoay quanh câu chuyện cấm xe máy vào giai đoạn 2025– 2030.
PGS - TS Phan Thị Hồng Xuân, Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn TP HCM đề nghị phải cập nhật số liệu nghiên cứu xã hội học mới nhất. Bởi bất cứ dự thảo nào cũng phải lấy ý kiến về nhu cầu người dân chứ không chỉ là ý chủ quan của cơ quan chức năng. Đặc biệt, cần làm sao để thay đổi nhận thức và phải có sự liên kết của nhiều ngành, chứ một mình ngành giao thông là không thể.
Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM nghi ngại về tính khả thi, về tính pháp lý của việc “cấm xe máy vào nội đô”. Luật sư Hậu cho rằng toàn TP hiện có hơn 8 triệu xe máy. Với hiện trạng giao thông như hiện nay thì chắc chắn đến 2025, giao thông công cộng không thể đáp ứng được nhu cầu di chuyển, trong khi kết cấu đô thị của TP với số lượng ngõ hẻm chằng chịt, các khu vực sinh sống lâu đời mà chỉ có xe máy mới hoạt động được. Vì vậy, việc cấm xe máy sẽ gây ra phiền toái cho người dân sống ở đó và đặt ra nhu cầu bãi giữ xe ở những khu vực vành đai...
Còn về mặt pháp lý, Luật sư Hậu cũng đề nghị cần nghiên cứu kỹ lưỡng bởi quyền tự do đi lại của công dân đã được Hiến pháp nêu rõ: “Ở góc độ pháp lý và cả quản lý, việc cấm không nên áp dụng nhất là khi nguyên nhân là do sự yếu kém trong việc kiểm soát, quản lý. Vì vậy thay vì cấm người dân sử dụng xe máy, chính quyền phải làm các biện pháp khác để người dân có thể tự nguyện bỏ xe máy khi nhận thấy xe máy là không phù hợp, là kém lợi thế. Có như vậy mọi vấn đề mới được giải quyết triệt để”.
Đồng quan điểm, PGS-TS Nguyễn Minh Hòa cho rằng, đề án còn nhiều bất cập. TP cần phải tạo ra 1- 2 trung tâm nữa để kéo giãn dân ra chứ không thể cứ dồn mãi về khu vực 930 ha ở trung tâm. Trong bối cảnh mà TP mỗi năm đón nhận thêm 220– 225 ngàn người di dân tự do, mang theo một số lượng xe máy khổng lồ thì phải giải bài toán quy hoạch không gian, kéo dân số ra chứ không chỉ đơn thuần là về giao thông. Người dân đều biết rõ những tác hại, nguy hiểm với bản thân cũng như môi trường khi đi xe máy, nhưng rõ ràng không ,có lựa chọn khác.
PGS-TS Nguyễn Minh Hòa nói: “Coi chừng chúng ta đưa ra đề án rất đẹp nhưng hiệu quả và hiện thực hóa rất thấp. Chúng ta cần có giải pháp mạnh mẽ hơn, đừng có hy vọng vào Nghị quyết 54 để muốn ra gì thì ra. Cho nên là các đề án và các cơ sở, điều kiện kinh tế xã hội luật pháp phải tương đối ổn chứ đưa ra với tư cách là mong muốn thì rất là khó”.
Tiến sỹ Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright cho rằng, nếu sử dụng thông điệp cấm xe máy thì kiểu gì cũng thất bại và TP sẽ nhanh chóng biến thành bãi xe khổng lồ, giao thông sẽ chuyển biến tệ hơn.
Theo ông Huỳnh Thế Du, TP cần phải tránh đi vào vết xe đổ của các đô thị trước đó và cả bài học về việc không phát triển hệ thống giao thông công cộng và có chính sách mạnh tay với xe máy từ những thập kỷ trước. Muốn giải quyết bài toán này phải dùng đồng thời giải pháp “kéo và đẩy”. Kéo tức là lôi kéo người dân vào sử dụng phương tiện công cộng bằng phát triển loại hình này, còn đẩy là đẩy người dân ra khỏi phương tiện cá nhân bằng cách tiếp cận kinh tế: “Đẩy và kéo phải là biện pháp đồng bộ và biện pháp kéo phải cẩn thận bởi vì kéo không khéo, đưa ra thông điệp kéo xe máy sẽ đưa ra thông điệp khủng khiếp hơn đó là ô tô tăng hơn thì lúc đó lợi bất cập hại”.
Tiếp nhận các ý kiến của các chuyên gia, ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở GT-VT TP HCM cho biết tất cả vấn đề đều phải trên cơ sở pháp luật quy định, có tính khả thi, đảm bảo khoa học và tạo sự đồng thuận của người dân, phù hợp với thực tiễn của TP HCM. Ngoài ra, theo ông Trần Quang Lâm đề án phải đảm bảo vấn đề nguồn lực, hệ thống metro phát triển theo quy hoạch, mạng lưới xe buýt phủ khắp, có phương thức thay thế như xe đạp điện…
“Trước khi thực hiện phải có lộ trình và không ảnh hưởng đến lộ trình đi lại của người dân, đảm bảo khi thực hiện người dân đi lại tốt hơn và tác động đến kinh tế xã hội tích cực hơn. Chúng tôi sẽ hoàn chỉnh và xây dựng lại đề án với những nội dung nêu trên và có thể trao đổi lại với MTTQ để có thể tổ chức lại hội nghị phản biện để nhận được thêm ý kiến trước khi được các cấp có thẩm quyền thông qua và tổ chức thực hiện”- Ông Trần Quang Lâm nói.
Định hướng về việc xây dựng một TP HCM văn minh, hiện đại, hạn chế kẹt xe, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông là đúng. Nhưng các ý kiến phản biện của các chuyên gia, nhà khoa học phải được xem xét. Đề án cần được nghiên cứu, tính toán kĩ lưỡng hơn và có lộ trình thực hiện phù hợp để trước tiên là không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Tin liên quan
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng
21:47 | 29/10/2024 Kinh tế
Emirates tăng cường năng lực vận tải khi đặt mua thêm 5 tàu bay Boeing 777
08:29 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TPHCM: Số vụ vi phạm qua thương mại điện tử tăng cao
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
Hải quan Hải Phòng chặn đứng vụ nhập khẩu trái phép 600 m3 gỗ quý
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics