Năm 2023 tập trung khơi thông các thị trường mới, tiềm năng
Đi theo xu hướng thị trường | |
Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa, mở rộng thị trường quốc tế | |
Giao ban xúc tiến thương mại định kỳ: “Chắp cánh” hàng Việt vươn xa |
Ngành Công Thương tiếp tục tập trung hỗ trợ các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm. Ảnh: Báo Công Thương. |
Xuất siêu tháng đầu năm: niềm vui đi kèm thách thức
Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2023, tổ chức ngày 31/1, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết sau hơn 2 năm khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 về đích với con số kỷ lục 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021.
Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục thặng dư, với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động xúc tiến thương mại.
Tháng 1 năm 2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước ước đạt 46,56 tỷ USD, giảm 17,3% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25,08 tỷ USD, giảm 13,6%, so với tháng trước. Nhập khẩu ước đạt 21,48 tỷ USD, giảm 21,3% so với tháng trước. Cán cân thương mại đạt thặng dư 3,6 tỷ USD.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, điều này là tín hiệu vui vì tiếp tục duy trì kết quả xuất siêu nhưng cũng là dấu hiệu không thể xem thường. Vui vì xuất siêu nhưng nguyên nhân xuất siêu là do nhập khẩu giảm sâu, nhu cầu nguyên liệu thấp. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tuy đạt 46,56 tỷ USD nhưng giảm 25% so với cùng kỳ.
“Kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu giảm vì tháng 1 có hai dịp nghỉ tết. Mặt khác, hàng xuất khẩu tháng đầu năm đều là những sản phẩm các doanh nghiệp xuất khẩu còn tồn lại của kế hoạch 2022.
Trong khi các nước có nền sản xuất, xuất khẩu lớn như Trung Quốc và một số nước khu vực châu Á mở cửa muộn hơn nên năng lực cung ứng ra thị trường chưa nhanh như nước ta. Đó vừa là lợi thế vừa là kết quả nổi bật nhưng cũng là thách thức lớn cho những tháng tiếp theo của năm 2023”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định.
Giữ vững thị trường truyền thống
Năm 2023, dự báo sẽ còn thách thức gấp bội bởi cạnh tranh chiến lược, xung đột chính trị, xung đột vũ trang ngày càng gay gắt; xung đột vũ trang Nga- Ukraine có thể sẽ còn tiếp diễn. Thị trường sẽ tiếp tục có những dị biệt, chính trị thế giới tiếp tục có diễn biến khó lường, cạnh tranh thương mại, đầu tư diễn biến phúc tạp, thị trường ngày càng thu hẹp, tổng cầu giảm. Năng lực sản xuất lệ thuộc nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu; thách thức đứt gãy nguồn cung nhất là nguồn cung về năng lượng.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu trong hoạt động xúc tiến thương mại cần phương châm giữ vững thị trường truyền thống nhưng phải phát triển được những thị trường mới, nhất là thị trường tiềm năng ở khu vực châu Á như: Tây Á, Nam Á, châu Phi, Mỹ la tinh.
Đồng thời, chú trọng nắm bắt chủ trương, chính sách mới của nước sở tại, nhất là những rào cản mới các nước, thị trường đang đặt ra để tham mưu cho Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công Thương có đối sách hợp lý nhằm kịp thời bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc, doanh nghiệp. Đồng thời phổ biến, lan tỏa chủ trương chính sách cởi mở của Đảng, Nhà nước trong đầu tư, thu hút đầu tư nhất là những ngành lĩnh vực có tính chất nền tảng như: công nghiệp vật liệu, hỗ trợ, chế tạo, chế biến, hóa chất, điện tử, năng lượng…
Triển khai cụ thể các hoạt động xúc tiến thương mại năm 2023, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết sẽ tập trung hỗ trợ các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm, đặc biệt khai thác các thị trường, khu vực hiện đang có FTA với Việt Nam.
Đồng thời, phối hợp với các đơn vị thuộc bộ trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại khơi thông các thị trường mới, thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa trực tiếp triển khai hoạt động xúc tiến thương mại được như các thị trường khu vực như châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ.
Bên cạnh đó, đơn vị cũng phối hợp với các cơ quan thương vụ và các đơn vị liên quan trong Bộ Công Thương nhanh chóng xây dựng các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu “xanh” để đáp ứng yêu cầu, thích nghi với xu hướng mới của các thị trường nhập khẩu trên toàn cầu vì thương mại xanh, tăng trưởng xanh ngày nay không còn là sự lựa chọn nữa mà đã trở thành xu thế tất yếu trên toàn thế giới.
Cùng với đó là hoạt động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác xúc tiến thương mại. Tận dụng ưu việt của công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác cung cấp thông tin, tư vấn thị trường xuất khẩu và kết nối thị trường cho các địa phương, hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả Chương trình Thương hiệu quốc gia thông qua các hoạt động nâng cao năng lực xúc tiến thương mại gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển xuất khẩu bền vững giúp doanh nghiệp Việt Nam từng bước thâm nhập sâu vào những khâu có giá trị cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra các hoạt động đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc thúc đẩy ký kết và triển khai các Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và đầu tư với các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại đối tác quốc tế cũng được chú trọng.
Tin liên quan
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics