Mức phạt vi phạm tối đa trong lĩnh vực chứng khoán lên tới 3 tỷ đồng
Hình thức xử phạt được đưa ra với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán sẽ bao gồm cảnh cáo và phạt tiền. Ảnh Internet. |
Nhiều hình thức xử phạt vi phạm
Theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Theo đó, hình thức xử phạt được đưa ra với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm cảnh cáo và phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức vi phạm là 3 tỷ đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1,5 tỷ đồng.
Cụ thể, đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng thông tin nội bộ và thao túng thị trường chứng khoán, mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức vi phạm là 10 lần khoản thu trái pháp luật, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 5 lần khoản thu trái pháp luật.
Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 đồng đối với cá nhân thì áp dụng mức phạt tiền tối đa là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.
Mức phạt được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Ngoài ra, còn có hình thức phạt là tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 1 tháng đến 24 tháng.
Riêng về hình thức xử phạt bổ sung, dự thảo Nghị định nêu rõ sẽ đình chỉ từ 01 tháng đến 24 tháng đối với: hoạt động chào mua công khai; hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán; hoạt động văn phòng đại diện; hoạt động lưu ký, bù trừ; hoạt động giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt.
Ngoài ra, sẽ tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 1 tháng đến 24 tháng. Hoặc tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Các biện pháp khắc phục hậu quả
Dự thảo Nghị đinh cũng quy định, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Buộc thực hiện phát hành theo đúng phương án đã đăng ký; buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) và tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc; buộc thu hồi số cổ phiếu phát hành thêm; buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng.
Ngoài ra, cũng buộc công bố thông tin; buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin sai lệch; buộc báo cáo, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác; buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Đồng thời sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Theo dự thảo, biện pháp khắc phục còn buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký; buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai; buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm; buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm.
Cơ quan quản lý cũng có thể yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm phải chuyển nhượng chứng khoán để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định; buộc khôi phục số chứng khoán đã chuyển nhượng trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng hoặc trong trường hợp pháp luật quy định không được chuyển nhượng.
Đồng thời buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị về việc thay đổi mục đích, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán; buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn, chứng khoán, vị thế giao dịch.
Cá nhân tổ chức vi phạm hành chính chứng khoán cũng bị buộc hủy bỏ quy trình nội bộ, quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, quy tắc đạo đức hành nghề không đúng quy định pháp luật; buộc gỡ bỏ trang thông tin điện tử, phần mềm, hệ thống giao dịch và các trang thiết bị khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Một biện pháp khắc phục hậu quả khác đó là buộc dừng thực hiện thủ tục đăng ký công ty đại chúng; buộc thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký công ty đại chúng theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; buộc dừng thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng hoặc buộc giảm giá trị bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo đúng quy định.
Cơ quan quản lý có thể không cho tiếp tục giao dịch đối với mã chứng khoán bị thao túng trên tài khoản đã cho mượn dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng.
Tin liên quan
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics