Một số mặt hàng chủ lực bứt phá tại thị trường châu Á-châu Phi
Châu Á- châu Phi chiếm 67% tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam Vượt qua điểm yếu để mở rộng xuất khẩu sang châu Á-châu Phi “Cửa sáng” xuất khẩu tới thị trường châu Á - châu Phi |
10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ sang khu vực Á - Phi đạt 4,5 tỷ USD, tăng 11%, chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thế giới. Ảnh: TTXVN |
Tiềm năng xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên, do điều kiện địa lý, Việt Nam nằm cạnh một thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất thế giới, hàng năm nhập khẩu hơn 15% sản lượng nông sản trái cây xuất khẩu của toàn thế giới, đó là thị trường Trung Quốc.
Năm 2024 dự kiến kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt mốc kỷ lục 7,5 tỷ USD, riêng Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ USD, chiếm khoảng 70% khối lượng.
Ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi: Xuất khẩu nói chung của Việt Nam trong những tháng cuối năm được kỳ vọng đạt những kết quả tích cực, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 được dự báo có thể duy trì mức tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2023. |
Ông Đặng Phúc Nguyên cho biết, hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, do đây là thị trường lớn, dân số đông, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới, do đó nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, đặc biệt là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Không chỉ thị trường Trung Quốc, nhiều thị trường khác khu vực châu Á-châu Phi cũng là “địa chỉ” tiêu thụ nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam.
Ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cho biết, thị trường châu Á-châu Phi là thị trường lớn, với 117 quốc gia và vùng lãnh thổ; dân số 6,5 tỷ người, chiếm khoảng 80% dân số thế giới.
Đáng chú ý, cơ cấu dân số châu Á-châu Phi trẻ, nhu cầu hàng hóa đa dạng, trong đó, có thị trường quan trọng của hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Tính riêng 10 tháng năm 2024, thị trường châu Á-châu Phi đã chiếm 66,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Chẳng hạn dệt may, 10 tháng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang khu vực châu Á-châu Phi đạt 10,7 tỷ USD, tăng 8,6%, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành, trong đó, xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản đạt 3,5 tỷ USD tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, sang Hàn Quốc đạt 2,7 tỷ USD, tăng 2,7%.
Đánh giá về tiềm năng thị trường đối với mặt hàng dệt may, đại diện Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cho biết, năm 2023, Nhật Bản là thị trường lớn nhất thế giới về tiêu thụ hàng dệt may; mức sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng tiêu thụ của thị trường nội địa.
Với thị trường châu Phi, đây là thị trường có quy mô dân số lớn (1,4 tỷ dân) trong khi sản xuất nội khối chưa phát triển.
Chẳng hạn Nam Phi, Kenya, Nigeria: Dân số và thu nhập của người dân ngày càng tăng, gu thẩm mỹ và sở thích thời trang đa dạng.
Hay đối với mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ sang khu vực Á - Phi đạt 4,5 tỷ USD, tăng 11%, chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thế giới.
Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ), chiếm 10-12% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc đạt 1,7 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Bên cạnh đó, các thị trường khác như Ấn Độ, các nước Tây Á hiện đang phát triển rất mạnh về xây dựng nhà ở. Các nước Trung Đông đang là điểm đến đầu tư với nhiều dự án bất động sản. Do đó, đây cũng là những thị trường được đánh giá có nhiều tiềm năng.
Ngoài ra, mặt hàng nông thủy sản cũng đạt kim ngạch xuất khẩu cao vào thị trường châu Á-châu Phi với kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 20,7 tỷ USD, tăng 18,8%.
Trong đó xuất khẩu hàng nông thủy sang Trung Quốc đạt 9 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu hàng nông thủy sang ASEAN đạt 5,2 tỷ USD, tăng 45%.
Tận dụng lợi thế vị trí
Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu hàng hóa, ông Tô Ngọc Sơn nhận định, xuất khẩu nói chung của Việt Nam trong những tháng cuối năm được kỳ vọng đạt những kết quả tích cực, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 được dự báo có thể duy trì mức tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2023.
Trong đó, một số nhóm mặt hàng sẽ bứt phá như: nông sản, thủy sản, dệt may, da giày do đơn hàng dịch chuyển về Việt Nam và mức nền thấp của cùng kỳ 2023.
Song song, các mặt hàng linh kiện điện tử, máy vi tính, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng khả quan trong những tháng cuối năm nhờ sự cải thiện của bức tranh kinh tế và môi trường đầu tư toàn cầu sau một loạt động thái nới lỏng chính sách tiền tệ gần đây.
Trong khi đó, các yếu tố tác động xuất khẩu tới thị trường châu Á-châu Phi phải kể đến như: tăng trưởng kinh tế tích cực và dân số đông, trẻ tại châu Á và châu Phi; các thỏa thuận thương mại song phương và khu vực sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam gia nhập các chuỗi cung ứng.
Đáng chú ý, kịch bản Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu từ các nước ASEAN, bao gồm cả Việt Nam.
Làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may, giày dép, hàng tiêu dùng… tạo ra một xu hướng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, mang lại cơ hội cho Việt Nam đón nhận đầu tư nước ngoài.
Mặc dù vậy, xuất khẩu của Việt Nam tới các thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức do cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn có thể gây ra những đứt gãy trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Đại diện Vụ Thị trường châu Á-châu Phi khuyến nghị doanh nghiệp cần chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng; chủ động nắm bắt các yêu cầu của thị trường như: tiêu chuẩn kỹ thuật, hồ sơ…
Trong đó lưu ý xu hướng, thị hiếu tiêu dùng, đặc biệt là những yêu cầu về tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch… đồng thời áp dụng chiến lược quảng bá và xây dựng thương hiệu theo phân khúc thị trường phù hợp và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm…
Tin liên quan
Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xoá bỏ ngay việc bù chéo giá điện
15:02 | 30/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp FDI xuất siêu 43 tỷ USD
11:58 | 30/11/2024 Kinh tế
Nâng tầm giá trị hàng Việt qua thương mại điện tử
08:13 | 30/11/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Ba Lan qua các tuyến hàng hải mới
08:09 | 30/11/2024 Kinh tế
Mở đường tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
20:58 | 29/11/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Chú trọng kết nối logistics với 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL
16:50 | 29/11/2024 Kinh tế
Lần thứ 2 tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 2024 cho các ngân hàng
08:33 | 29/11/2024 Kinh tế
Cú hích mới cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam – Ba Lan
16:42 | 28/11/2024 Kinh tế
8 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
14:32 | 28/11/2024 Xuất nhập khẩu
Phát triển nuôi biển, hướng đến xuất khẩu 1,8-2 tỷ USD
11:49 | 28/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nga bắt đầu quy trình xuất nhập cảnh mới đối với người nước ngoài
Tinh gọn bộ máy - Thời gian không chờ đợi
Thúc đẩy tiến độ đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm quốc gia
Một số mặt hàng chủ lực bứt phá tại thị trường châu Á-châu Phi
Rút tiền trên ATM qua hệ thống NAPAS tiếp tục giảm mạnh tới 19,5%
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia