Một mức giá điện mặt trời: Lo kém cạnh tranh, quá tải lưới điện
Ồ ạt phát triển điện mặt trời tại một số địa phương có nhiều lợi thế sẽ khiến cho tình trạng quá tải lưới điện thêm trầm trọng Ảnh: Nguyễn Thanh |
Vẫn thu hút nhà đầu tư
Trong Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam mới nhất, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt Quyết định theo phương án 1 giá điện áp dụng trên toàn quốc thay cho phương án chia thành 2 vùng giá hay 4 vùng giá trước đó (theo cường độ bức xạ). Cụ thể, dự án điện mặt trời mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 UScents/kWh. Giá mua với dự án điện mặt trời nổi là 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 UScents/kWh. Dự án điện mặt trời mái nhà là 2.156 đồng/kWh, tương đương 9,35 UScents/kWh.
Bộ Công Thương đánh giá: Phương án 1 mức giá điện trên toàn quốc có ưu điểm lớn là chính sách giá FIT đơn giản do chỉ có một mức giá và không cần hỗ trợ cao hơn tại các vùng có tiềm năng bức xạ thấp. Tuy nhiên, phương án này cũng có 2 nhược điểm lớn. Thứ nhất, việc khuyến khích kém hơn đối với các dự án tại khu vực miền Bắc, miền Trung để góp phần giải quyết nguy cơ thiếu điện giai đoạn đến 2023 của khu vực miền Nam. Các dự án điện mặt trời đã quy hoạch tại vùng 1, vùng 2 theo dự thảo trước đây khó thực hiện hơn. Các dự án tại vùng 4 theo dự thảo trước đây sẽ được hưởng giá cao hơn so với phương án 4 vùng. Thứ hai, do tập trung nhiều dự án điện mặt trời tại các khu vực tiềm năng bức xạ tốt nên có nguy cơ quá tải lưới truyền tải. Do các dự án điện mặt trời chỉ tập trung tại một vùng nên khả năng vận hành điều độ hệ thống truyền tải, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cũng ngày càng khó khăn hơn. |
Đồng tình với phương án 1 mức giá điện mặt trời mà Bộ Công Thương đề xuất, ông Phan Ngọc Ánh, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ năng lượng Alena phân tích: "Giá điện có giảm như dự thảo thì vẫn đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Miền Nam sinh ra điện mặt trời tốt hơn thì phải làm sao để khuyến khích khu vực này phát triển tốt. Tại khu vực miền Bắc, nếu nâng giá lên để khuyến khích đầu tư sẽ gây ra tình trạng kém hiệu quả, lãng phí đầu tư bởi suất đầu tư không thay đổi".
Trong tâm thế của DN đang đợi chờ mức giá điện mặt trời mới áp dụng cho thời điểm sau ngày 30/6/2019 (khi Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời hết hiệu lực), ông Vincent Chan, Giám đốc bán hàng của Công ty Công nghệ Clenergy bày tỏ quan điểm: Trước đây, giá điện mặt trời ở mức 9,35 UScents/kWh là khá cạnh tranh. Sau thời điểm ngày 30/6/2019, dù giá FIT (mức giá áp dụng cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo để bán lên lưới hoặc sử dụng tại chỗ nhằm giảm tải cho lưới điện-PV) mới cho điện mặt trời có thấp hơn một chút thì cũng rất tiềm năng và hấp dẫn các nhà đầu tư.
Lo tiếp diễn quá tải lưới điện
Trái ngược với những quan điểm nêu trên, dành sự quan tâm nhiều hơn cả tới các dự án điện mặt trời mặt đất, ông Lê Anh Tùng- Chủ tịch Công ty CP Ecotech Việt Nam tính toán: Theo dự thảo, mức giá cho điện mặt trời mặt đất chỉ ở mức 7,09 UScent/kWh, nghĩa là giảm khoảng 32% so với giá cũ (được quy định tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg). Điều này đồng nghĩa với lợi nhuận của nhà đầu tư cũng giảm tương ứng. Trong khi đó, việc vay vốn cho các dự án năng lượng ngày càng khó khăn với điều kiện thắt chặt hơn. Với mức giá thấp vậy, nếu xảy ra tình trạng quá tải lưới điện, bị cắt giảm công suất, nhà đầu tư có thể dẫn tới phá sản.
"Với phương án 1 giá điện, nhà đầu tư sẽ lựa chọn vùng nào có tiềm năng nhất để đầu tư. Điều đó có nghĩa là đầu tư điện mặt trời sẽ dồn vào các tỉnh Tây Nguyên hiện đang quá tải lưới điện, không khuyến khích được đầu tư vào các tỉnh phía Bắc hay miền Trung. Như vậy, tình trạng quá tải lưới điện sẽ tiếp tục diễn ra", ông Tùng nhấn mạnh.
Xung quanh câu chuyện phát triển điện mặt trời, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) mới đây đã có văn bản 48/HHNL-VP gửi Thủ tướng Chính phủ với nhiều đề xuất, kiến nghị về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Văn bản của Hiệp hội này nêu rõ: Cường độ bức xạ của Việt Nam thay đổi nhiều theo các vùng. Các tỉnh miền Bắc có bức xạ thấp nhất, bình quân khoảng 3,7 kWh/m2/ngày, trong khi các tỉnh phía Nam, khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên có bức xạ bình quân lên đến 4,8 - 5,1 kWh/m2/ngày (gấp gần 1,4 lần). Điều này dẫn đến các dự án điện mặt trời nối lưới đang phát triển tập trung tại một số địa phương có cường độ bức xạ lớn, gây quá tải cục bộ, ảnh hưởng đến an toàn cung cấp điện của hệ thống. Nhằm khắc phục hiện tượng này, Hiệp hội đề nghị thực hiện giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới theo nhiều vùng (2 - 4 vùng) thay cho giá mua điện chung trong cả nước như hiện nay.
"Giá mua điện mặt trời theo nhiều vùng đã được nhiều quốc gia áp dụng. Việc áp dụng giá mua điện theo nhiều vùng sẽ mang lại một số mặt hiệu quả như tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý, các đơn vị vận hành hệ thống điện có nhiều lựa chọn trong việc tích hợp nguồn điện mặt trời với các loại hình nhà máy điện khác trong khu vực nhằm mang lại hiệu quả cao nhất", ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam chia sẻ.
Tin liên quan
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
HSBC cho vay 593 tỷ đồng phát triển nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6
15:24 | 08/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK