Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động thu nhập cao
Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc tiếp tục là 3 thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam sang làm việc. Ảnh minh họa: ITN |
Vượt mục tiêu 125.000 lao động
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong 10 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 130.640 lao động (41.039 lao động nữ), đạt 104% kế hoạch năm 2024. Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc tiếp tục là 3 thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam sang làm việc.
Trong 10 tháng, Nhật Bản tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất, với hơn 62.700 lao động, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) hơn 48.500 lao động, Hàn Quốc hơn 10.800 người, Trung Quốc 1.920 lao động, Singapore hơn 1.770 lao động, Rumani hơn 820 lao động và các thị trường khác. Riêng trong tháng 10, đã có hơn 16.700 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo thống kê, hiện hơn 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, gửi về khoảng 3,5 đến 4 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Lao động làm việc tại Hàn Quốc có thu nhập cao nhất, từ 1.500 đến 2.000 USD; tiếp theo là Nhật Bản 1.200 đến 1.500 USD; Đài Loan (Trung Quốc) từ 800 đến 1.200 USD. Thị trường Trung Đông và Malaysia ghi nhận mức lương thấp hơn, dao động 600 đến 1.000 USD đối với lao động có tay nghề và 400 đến 600 USD với lao động phổ thông. |
Năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặt mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường ổn định, có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Đức... Cùng với đó, tiếp tục ổn định, duy trì các thị trường hiện có và sẽ phát triển, mở rộng thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động Việt Nam.
Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong nhiều loại hình, ngành nghề, công việc như: sản xuất chế tạo (cơ khí, dệt may, giày da, lắp ráp điện tử...), xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản) và dịch vụ (chăm sóc người cao tuổi, người bệnh, giúp việc trong gia đình). Điều kiện làm việc và sinh hoạt tốt, chế độ phúc lợi bảo đảm.
Thu nhập của người lao động khá cao và ổn định, dao động từ 1.200-1.600 USD/tháng tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc; từ 800-1.200 USD/tháng tại Đài Loan (Trung Quốc) và các nước châu Âu; từ 700-1.000 USD/tháng đối với lao động có tay nghề, và từ 500-600 USD/tháng đối với lao động phổ thông ở thị trường Trung Đông, châu Phi...
Mở rộng thị trường lao động tại châu Âu
Trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa khoảng 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài và hiện nay có khoảng 700 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 nước và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau.
Ngoài các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, mới đây Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã công bố triển khai thực hiện hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo Chương trình Di chuyển lao động giữa hai nước. Theo chương trình, Chính phủ Australia sẽ cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia tại cùng một thời điểm.
Theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ thì phía người sử dụng lao động sẽ chi trả tối thiểu 300 USD tiền vé máy bay. Còn người lao động không phải trả chi phí dịch vụ cho các doanh nghiệp phái cử. Về điều kiện làm việc thì người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp như chăn nuôi hay hoa quả và điều kiện làm việc nói chung như người Australia và mức lương tính theo lương tuần là 915 USD/tuần (toàn thời gian) tính tháng ra cũng là mức lương tương đối cao so với các thị trường khác. Còn các điều khiển khác hai bên đã đưa vàp một thỏa thuận và thống nhất về điều kiện lao động cho người lao động Việt Nam giống như người Australia. Như vậy người lao động sẽ có được phúc lợi tương đối cao.
Trong thời gian tới, theo ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, ngoài 3 thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), sẽ tiếp tục mở rộng các thị trường khác, đặc biệt là các nước châu Âu với điều kiện làm việc và thu nhập khá.
“Hiện nay, chúng ta đang thúc đẩy lao động sang Đức hay Hy Lạp hai bên cũng đang đàm phán, thúc đẩy, một số nước đã tiếp nhận lao động như Hungari và Rumani. Ngoài các thị trường đó, các doanh nghiệp cũng đang tiếp cận thị trường Tây Ban Nha, Phần Lan... Các nước già hóa dân số có xu hướng tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam”, ông Phạm Viết Hương cho biết thêm.
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp cung ứng nhân lực, hợp tác lao động với châu Âu gặp một số khó khăn như chưa có đầy đủ thông tin về thị trường lao động châu Âu, chuyên môn, kỹ năng của lao động Việt Nam còn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về lao động của các nước châu Âu, sự cạnh tranh gay gắt về nguồn cung ứng lao động từ các quốc gia khác...
“Do đó, trong thời gian tới cần phối hợp thúc đẩy việc ký thoả thuận về hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước trong khu vực châu Âu nhằm tạo cơ sở pháp lý và thực hiện tốt chính sách đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở châu Âu, duy trì và phát triển hợp tác bền vững, đảm bảo quyền lợi của người lao động”, ông Nguyễn Bá Hoan, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh.
Tin liên quan
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu
09:18 | 19/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Điểm mới trong chương trình đánh giá năng lực cạnh tranh năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh
16:08 | 18/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
13:36 | 18/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam và Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
09:07 | 18/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil bắt đầu chuyến công tác dự Hội nghị G20
09:04 | 17/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cấp bách cho “chuyển đổi kép”
07:02 | 17/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
19:34 | 16/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lộ thông tin trên Zalo
10:39 | 16/11/2024 Người quan sát
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình
20:35 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh kết nối quốc tế nâng cao năng lực doanh nghiệp khởi nghiệp
19:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động thu nhập cao
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan