Mì ăn liền Việt Nam lại bị EU cảnh báo, Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo gì?
EU đưa ra 9 cảnh báo với rau quả xuất khẩu Việt Nam | |
Mì ăn liền Việt Nam lại bị EU cảnh báo | |
Mì ăn liền xuất vào EU phải kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT): hiện, EU có Hệ thống cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Hệ thống này cập nhật thường xuyên các vi phạm về an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của tất cả các quốc gia khi nhập khẩu vào EU.
Từ tháng 1/2022 đến ngày 22/7/2022, Hệ thống cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU đã phát đi 2.531 cảnh báo các sản phẩm của các quốc gia vi phạm quy định, trong số đó, Việt Nam có 50 cảnh báo vi phạm quy định của EU.
Vừa qua, Văn phòng SPS Việt Nam đã nhận được thông báo đối với sản phẩm mỳ ăn liền xuất khẩu của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Cụ thể, theo thông báo của Malta, sản phẩm bánh phở hiệu Nguyễn Gia đã bị cảnh báo vì mối nguy mì từ gạo biến đổi gen trái phép. Biện pháp thực hiện là giám sát và thu hồi sản phẩm.
Trong khi đó, sản phẩm mì ăn liền của Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) cũng bị Ba Lan trả lại hàng.
Sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu đã bị Cộng hòa Liên bang Đức cảnh báo vì mối nguy chứa chất ethylene oxide mức 0,036 ± 0,018 mg/kg, 0,024 ± 0,012 mg/kg, 0,021 ± 0,011 mg/kg.
“Trong các vụ việc cần có thông tin rõ ràng để tránh ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng đồng thời đây cũng là dịp để doanh nghiệp phải rà soát lại quy trình sản xuất một cách kỹ lưỡng nếu vẫn muốn tiếp tục xuất khẩu sang EU”, ông Nam nói.
Ở góc độ sản phẩm mì ăn liền, bánh phở của một số doanh nghiệp tiếp tục bị EU cảnh báo có ảnh hưởng gì đến xuất khẩu sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam nói chung sang EU, ông Ngô Xuân Nam phân tích: đối với sản phẩm mì ăn liền, hiện EU đang áp tần suất kiểm tra sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam ở thị trường EU là 20%.
Vừa qua, tại Thụy Sỹ, Văn phòng SPS Việt Nam với chức năng là cơ quan đầu mối quốc gia minh bạch các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh, đã cùng các ngành chức năng làm việc với EU cam kết sẽ thúc đẩy kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm với mì ăn liền, đáp ứng quy định của EU.
Trong thời gian tới, EU sẽ xem xét giảm tần suất kiểm tra xuất khẩu vào EU vì theo quy định 6 tháng EU sẽ họp một lần để xem xét mức độ vi phạm của các quốc gia, đưa ra biện pháp tăng hoặc giảm kiểm tra.
Do vậy, việc một số doanh nghiệp vi phạm quy định vào thị trường EU sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực của các cơ quan trong việc thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào EU một cách thuận lợi nhất.
Qua việc sản phẩm mì ăn liền, bánh phở của một số doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục bị EU cảnh báo, ông Nam khuyến cáo khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU cần lưu ý khi sản phẩm vi phạm thì có thể bị thu hồi, tiêu hủy hoặc trả về nơi sản xuất nhưng không có nghĩa những sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác cũng bị thu hồi, tiêu hủy hoặc trả về.
Để tránh bị những cảnh báo như trên, ảnh hưởng đến nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào EU một cách thuận lợi của các ngành chức năng, những doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền vào EU phải đặc biệt lưu ý kiểm soát tốt chỉ tiêu athylene oxide, phải giám sát chặt từ nguyên liệu đầu vào để đáp ứng yêu cầu của EU vì ngưỡng quy định của EU rất thấp.
“Thực tế, mỗi quốc gia quy định ngưỡng tối đa cho phép với athylene oxide khác nhau. Ví dụ, Mỹ, Canada quy định tối đa là 7mg/kg, trong khi Hàn Quốc quy định khác, chỉ riêng EU quy định chỉ tiêu này rất thấp. Do vậy, các doanh nghiệp phải đặc biệt lưu ý giám sát chặt quy trình sản xuất”, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh.
Tin liên quan
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện
09:09 | 18/11/2024 Xe - Công nghệ
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics