Mệnh lệnh khôi phục lại nền kinh tế
Sự nỗ lực của doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng để khôi phục lại nền kinh tế. Ảnh: ST. |
Giúp doanh nghiệp có cơ hội tồn tại
Ngày 9/5/2020 sẽ diễn ra Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với DN nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch Covid-19. |
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan tập trung, khẩn trương thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng XK với các nước EVFTA và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, hàng hóa... để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại. Cùng với đó, tiếp tục rà soát, bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, XK. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu phải thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, có các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng và từng bước mở lại du lịch nội địa cũng như chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội.
Ngay sau khi Chỉ thị trên được ban hành, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với một số hiệp hội, ngành hàng chủ chốt trong lĩnh vực nông sản, thủy sản và công nghiệp để bàn về việc tiếp tục khắc phục khó khăn và giải pháp đẩy mạnh XK sau dịch bệnh Covid-19. Tại hội nghị này, đại diện một số hiệp hội DN như Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Giấy và Bột giấy... đã cho biết, gói hỗ trợ về tài chính chưa đến tay các DN, đồng thời kiến nghị đẩy mạnh các hoạt động ngân hàng, linh hoạt hơn trong các thủ tục, chính sách để DN có thể tiếp cận nguồn vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh, vực dậy nền kinh tế.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho DN, thời gian qua, nhiều hiệp hội DN cũng đề xuất các giải pháp để DN có cơ hội tồn tại, khôi phục sản xuất kinh doanh trước khi nói đến sự phát triển. Theo đó, các hiệp hội kiến nghị miễn đóng phí công đoàn thay vì hoãn đóng năm 2020, hoặc giảm phí công đoàn từ 2% xuống 1% và áp dụng cho tất cả các DN.
Mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ cũng có văn bản kiến nghị gửi Bộ KH&ĐT, theo đó đề xuất miễn phí công đoàn cho các DN đến hết năm 2020. Theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, các DN cho rằng, nếu phải cho nghỉ việc 50% tổng số lao động đóng BHXH thì tương đương với tình trạng DN đã kiệt quệ, “chết lâm sàng”, không thể thu xếp tài chính để chi trả cho các khoản phí như trên.
Theo con số vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chịu tác động lớn từ Covid-19, số DN thành lập mới cũng như số vốn đăng ký giảm mạnh trong tháng 4/2020. Cả nước có tới hơn 41.000 DN rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng đầu năm, tăng 5,6% so với 2019, cùng với đó là hàng triệu lao động mất việc làm. Vì thế, sức khỏe của DN là ưu tiên hàng đầu, cần tiếp tục tiếp sức cho DN vượt qua giai đoạn khó khăn này. Về vấn đề này, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, số lượng các giải pháp, quy mô, thời hạn áp dụng các gói hỗ trợ về tiền tệ và tài khóa được xây dựng trên giả thiết là dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát ở trong nước và từ quý II/2020 sẽ tuyên bố hết dịch, nhưng đến nay chưa biết đại dịch này sẽ kéo dài đến bao lâu. Vì vậy, để sớm phục hồi nền kinh tế, để củng cố sức lực cho DN, để chuẩn bị cho cơ hội bật dậy của nền kinh tế trên toàn cầu sau đại dịch, thì miễn và giảm là 2 từ cần dùng nhiều hơn vào lúc này.
Phục hồi đi đôi cải cách thể chế
Có thể chúng ta phải chấp nhận thâm hụt ngân sách cao hơn, trần nợ công có thể nới một chút, nhưng dù thế nào, vẫn phải đảm bảo ổn định vĩ mô cùng khả năng chống chịu của nền kinh tế. Cách thức hỗ trợ, nhất là trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại này phải song hành với cải cách thể chế, cải cách cơ cấu kinh tế cùng những xu thế phát triển mới”, TS.Võ Trí Thành nêu quan điểm. |
Dưới góc độ DN, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam cho rằng, vào thời điểm khó khăn này, việc hỗ trợ giúp các DN, những tài sản quan trọng của một quốc gia là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, các DN cũng phải sẵn sàng cho mình một tâm thế chuẩn bị và dự phòng cho các rủi ro, bao gồm cả những rủi ro bất khả kháng, và chấp nhận luật chơi của thị trường, không nên chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Không một Chính phủ nào có thể đảm bảo được sự vận hành bình thường, hỗ trợ được đầy đủ trong giai đoạn dài cho tất cả các DN. DN nên coi sự hỗ trợ của nhà nước chỉ là “chiếc phao cứu sinh”, hỗ trợ DN khó khăn nhất, ở những điểm cần thiết nhất để vượt qua khó khăn.
“Trong những thời điểm khủng hoảng, DN nếu xác định được mức kỳ vọng hợp lý vào sự hỗ trợ của nhà nước thì DN đó sẽ đảm bảo tốt hơn sự tỉnh táo và sự khôn ngoan trong quyết định cho các phương án tiếp theo cho chính DN mình. Trong các phương án tự cứu mình đó không loại trừ phương án thu hẹp hoặc rút lui khỏi thị trường một cách khôn ngoan để bớt thiệt hại nhất, qua đó duy trì nguồn lực để bắt đầu một cuộc chơi mới khi cơ hội lại đến”, chuyên gia Lê Duy Bình nói.
Đánh giá về các nỗ lực hỗ trợ DN qua đó hỗ trợ khôi phục nền kinh tế đang được Chính phủ triển khai, theo chuyên gia kinh tế, TS.Võ Trí Thành, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, việc khống chế dịch đi đôi với nới lỏng “giãn cách xã hội” và hỗ trợ DN khó khăn chính là những điều kiện quan trọng để sản xuất kinh doanh có thể đứng dậy trong và sau đại dịch. Cách làm hiện nay là hỗ trợ để DN cầm cự, duy trì và tạo tiền đề để DN có thể bứt dần lên khi dịch được khống chế ở Việt Nam và ở phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, đó là cả một quá trình còn nhiều khó khăn, thách thức.
Bên cạnh đó, TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng, nguồn dự trữ ngoại hối từ đầu năm vẫn tăng, đạt đến 84 tỷ USD, và còn có gần 700 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công của năm 2020 và năm 2019 chưa giải ngân hết, theo đó, chỉ cần đẩy nhanh giải ngân một cách hiệu quả nguồn vốn này sẽ có tác động tích cực tới nền kinh tế và DN. Liên quan đến đầu tư công, đã có một số tín hiệu tích cực ngay sau khi lệnh cách li toàn xã hội đã được nới lỏng. Theo đó, TPHCM vừa đồng loạt khởi công xây dựng 13 dự án hạ tầng giao thông lớn với tổng vốn hơn 3.500 tỷ đồng. Hải Phòng cũng khánh thành, khởi công, động thổ 16 công trình hạ tầng quan trọng. Thông tin mới nhất từ Bộ GTVT cho biết hiện đã hoàn tất quá trình sơ tuyển nhà đầu tư cho 8 dự án PPP cao tốc Bắc – Nam, đã hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công và dự kiến sẽ khởi công các dự án chuyển đổi hình thức đầu tư trong tháng 8/2020 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, cần hành động ngay để không bỏ lỡ cơ hội mới từ các chuyển dịch của kinh tế thế giới sau đại dịch, theo đó, nên xây dựng kế hoạch phục hồi, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong điều kiện mới sau đại dịch Covid-19. “Chúng ta nên sớm đánh giá và hoàn thiện các chương trình cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế phù hợp với yêu cầu và điều kiện mới sau đại dịch”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics