e magazine
12:46 | 25/07/2023
MEGASTORY: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

12:46 | 25/07/2023

(HQ Online) - Kinh tế suy thoái, lạm phát gia tăng trên toàn cầu khiến nhu cầu tiêu dùng giảm sút, dẫn đến những thị trường xuất khẩu, nhất là những thị trường xuất khẩu truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp phải tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới…

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Kinh tế suy thoái, lạm phát gia tăng trên toàn cầu khiến nhu cầu tiêu dùng giảm sút, dẫn đến những thị trường xuất khẩu, nhất là những thị trường xuất khẩu truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp phải tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới…

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Bước chân vào nhà máy của Công ty TNHH Dụng cụ An Mi (Anmi Tools) tại lô L3, Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B, Hưng Yên, trước mắt chúng tôi là các tổ máy đang hoạt động hối hả để đáp ứng các đơn hàng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Thành lập từ năm 2009, Anmi Tools dần trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về chế tạo dụng cụ cơ khí với những sản phẩm trọng tâm trong 4 lĩnh vực riêng biệt gồm: chế tạo dụng cụ cắt, chế tạo chi tiết cơ khí chính xác, dịch vụ phủ PVD, tự động hóa và chế tạo máy.

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo ông Nguyễn Hồng Phong, Chủ tịch HĐTV Anmi Tools, đa phần khách hàng đều giảm đáng kể về đơn hàng nhưng doanh nghiệp vẫn giữ được đà phát triển ổn định nhờ giải pháp cạnh tranh bằng giá hợp lý, không cạnh tranh bằng giá rẻ. Năm 2023, Anmi Tools đặt mục tiêu doanh thu lên tới 350 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 260 tỷ đồng đạt được vào năm 2022, cùng với đó là tăng dần tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu. Mục tiêu Công ty đưa ra đến 2025 là doanh thu đạt 700 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 20% tổng sản phẩm, đến 2030 tăng lên 3.000 tỷ đồng doanh thu và xuất khẩu đạt 50% tổng sản phẩm.

Trước những khó khăn của thị trường xuất khẩu hiện nay, ông Nguyễn Hồng Phong cho hay, xác định cơ khí là một ngành hàng đặc thù, không có nhiều lựa chọn về đối tác xuất khẩu nên nếu như trước đây Công ty xuất khẩu cho các đối tác tại Nhật Bản, Đức… thì nay doanh nghiệp đã chuyển sang khai thác thị trường gần hơn trong khối ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Philippines…

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Chúng tôi tiếp tục hành trình đến một doanh nghiệp khác cũng trong lĩnh vực cơ khí, thiết bị là Công ty Cổ phần Công nghệ PMA. Tự nhận mình là doanh nghiệp khởi nghiệp, mới thành lập từ năm 2014, nhưng ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Công ty lại rất lạc quan trước những cơ hội mà doanh nghiệp đã đạt được để mở rộng thị trường nước ngoài.

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thực hiện được mục tiêu này, PMA đã tham dự nhiều triển lãm, chương trình xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế. Trong năm nay, PMA dự kiến sẽ tham dự các triển lãm về công nghiệp hỗ trợ vào tháng 8 tại Việt Nam và tháng 10 tại Nhật Bản… Bên cạnh đó, để tăng thêm doanh thu và lượng đơn hàng trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, PMA còn thực hiện xuất khẩu tại chỗ cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trong cả nước. Hiện đang có khoảng 20 doanh nghiệp Nhật Bản đã đến đặt hàng, làm việc với Công ty.

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự suy giảm, nhất là với những ngành hàng chủ lực. Nhiều doanh nghiệp cho biết đơn hàng đã sụt giảm 50-70%. Có doanh nghiệp lớn tới vài nghìn lao động cũng buộc phải chấp nhận những đơn hàng nhỏ lẻ, giá gia công thấp nhằm duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống công nhân.

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩuMEGASTORY: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩuMegastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Thực tế là các báo cáo, chỉ đạo của Chính phủ đều nhấn mạnh đến thực trạng thách thức nhiều hơn cơ hội của nền kinh tế, gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều động lực để thúc đẩy xuất khẩu trong năm 2023, trong đó, việc Việt Nam có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với trên 60 thị trường là điểm cộng quan trọng để doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu, tận dụng ưu đãi thuế quan.

Hiện Chính phủ, các bộ, ngành luôn khuyến cáo doanh nghiệp củng cố phát triển các thị trường truyền thống, khai thác các thị trường mới nhiều tiềm năng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ như đẩy mạnh đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát, tăng trưởng khả quan (ASEAN). Cùng với đó là quyết liệt đột phá vào các thị trường mới, nơi có tầng lớp trung lưu gia tăng như các thị trường mới nổi E7 (Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mexico và Indonesia); thị trường Halal (Trung Đông, Malaysia, Brunei)…

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Thực hiện những giải pháp và khuyến cáo nêu trên, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận. Chẳng hạn, mới đây, báo chí đã đưa tin Bộ Thương mại Campuchia ghi nhận Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất trong số 10 thành viên ASEAN qua 5 tháng đầu năm 2023 với tổng kim ngạch thương mại song phương chiếm gần 50% tổng quy mô thương mại giữa Campuchia với các quốc gia trong khu vực. Quốc gia này đã nhập khẩu lượng hàng hóa từ Việt Nam với tổng trị giá hơn 1,5 tỷ USD.

Còn theo thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu quế đạt 129,2 triệu USD, tăng 25,1% về lượng với 3 thị trường chính là Ấn Độ, Hoa Kỳ và Bangladesh; ngoài ra còn có các thị trường mới như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan… đều có mức tăng khá cao.

Hay với xuất khẩu gạo, trong 6 tháng qua, không chỉ khách hàng lớn mà nhiều thị trường mới cũng ghi nhận đà tăng mạnh. Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 5/2023, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Senegal tăng 11 lần, Chile tăng 4,1 lần, Thổ Nhĩ Kỳ tăng gần 16 lần… Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), các quốc gia tại châu Phi đều công bố lượng nhập khẩu tăng đáng kể so với năm trước để bảo đảm dự trữ lương thực quốc gia, tạo cơ hội để ngành gạo tăng tốc xuất khẩu. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cũng cho biết, 6 tháng đầu năm 2023 đã đàm phán, ký kết 12 cơ chế/thỏa thuận hợp tác với các nước đối tác trong khu vực để tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Khu vực châu Phi, Trung Đông, Nam Á, châu Đại Dương được cơ quan này nhận định là các thị trường có thể đẩy mạnh khai thác trong bối cảnh hiện tại.

Hơn nữa, “trong cái khó, ló cái khôn”, các doanh nghiệp cũng chủ động đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhờ thị trường ngách với việc thực hiện sản xuất các sản phẩm mới, khác biệt so với trước đây. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết đang sản xuất quần áo phục vụ cho người dân theo đạo Hồi để hướng đến các thị trường Halal. Trong khi đó, Công ty TNHH Việt Thắng Jean (Vitajean) lại tìm ra những sản phẩm đặc thù cho từng thị trường như các mặt hàng quần áo thông thường cho thị trường Australia, Canada, sản xuất quần áo thời trang cho thị trường EU. Với các doanh nghiệp thủy sản, để đối phó với tình trạng sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tươi sống, các doanh nghiệp đã chuyển sang sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đóng hộp và đồ khô…

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Tuy vậy, với các thị trường mới, các chuyên gia cũng lo ngại về một số rủi ro trong thanh toán, tìm kiếm khách hàng cũng như các biện pháp phòng vệ thương mại. Nhiều quốc gia đã đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn với hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.

Chẳng hạn, Thương vụ Việt Nam tại Algeria mới đây đã cảnh báo về trường hợp doanh nghiệp cụ thể gặp rủi ro, thiệt hại khi xuất khẩu điều do gặp phải đối tác lừa đảo. Hay đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã chia sẻ về những rủi ro, phức tạp trong giao thương quốc tế. Trong đó, về phương thức thanh toán, các đối tác quốc tế luôn gây áp lực, không còn đàm phán bình đẳng, thậm chí họ cũng không sử dụng phương thức thanh toán an toàn như L/C mà yêu cầu thanh toán bằng chuyển tiền. Vị này cũng cho biết, nhiều thị trường thường dựng lên các hàng rào kỹ thuật một cách bất ngờ, ngay khi thấy lượng hàng xuất khẩu của nước ta tăng đột biến…

Ngoài ra, các thị trường ngách tuy có nhiều cơ hội nhưng họ cũng có những tiêu chuẩn riêng. Trong đó, tiềm năng của thị trường Halal là rất lớn, nhưng mỗi nước nhập khẩu mặt hàng Halal lại có yêu cầu riêng về chứng nhận, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ các quy định, đồng thời phải tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về văn hóa, đức tin của người Hồi giáo, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam.

Do đó, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các cơ quan quản lý cần làm tốt hơn hoạt động xúc tiến thương mại cũng như tăng cường vai trò của các thương vụ tại nước ngoài. Các cơ quan thường trực ở nước ngoài của Việt Nam cũng khuyến nghị các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi giao dịch như: đề nghị cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hộ chiếu trang có ảnh của người đại diện hợp pháp công ty và nhờ các cơ quan chức năng thẩm tra; không nên quá tin tưởng vào công ty môi giới dù làm việc lâu năm và cần kiểm tra thông tin đối tác nhập khẩu. Đồng thời, các doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp, tránh bị lừa đảo mất hàng, mất tiền như một số vụ việc đã xảy ra thời gian qua.

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo các chuyên gia, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục khó khăn dù có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm và không đồng đều ở các quốc gia, nhu cầu tiêu dùng vì thế cũng phục hồi chậm. Tuy nhiên, dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ phục hồi tốt hơn vào nửa cuối năm nay do tồn kho hàng hoá tại các thị trường lớn, đặc biệt là tại Mỹ đã giảm đáng kể trong thời gian qua và các nhà nhập khẩu đang có dấu hiệu đặt hàng trở lại. Chính vì thế, cùng với sự chủ động từ các doanh nghiệp thì những hỗ trợ từ cơ quan chức năng là rất cần thiết.

Trong các nghị quyết các phiên họp của Chính phủ từ đầu năm đến nay, Chính phủ luôn yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục triển khai các giải pháp đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng cho những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh, tiềm năng, lợi thế; phát huy các FTA đã ký kết. Trong đó, Chính phủ luôn yêu cầu phải chủ động thông tin, cảnh báo, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó kịp thời với các vụ kiện phòng vệ thương mại, các tiêu chuẩn, kỹ thuật mới của nước đối tác xuất khẩu.

Bộ Công Thương cũng cho biết sẽ đẩy mạnh khai thác hiệu quả các FTA, tạo thuận lợi hoá, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các FTA. Cơ quan này cũng sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, qua đó giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời sẽ đẩy mạnh phát triển xuất nhập khẩu thông qua hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Riêng với ngành Hải quan, với vai trò “gác cửa” cho hàng hóa xuất nhập khẩu, những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tạo thuận lợi trong thông quan hàng hóa cũng liên tục được triển khai, lan tỏa tới từng cục, chi cục tại các địa phương.

Theo đó, các cục, chi cục cùng các đơn vị trong Tổng cục Hải quan luôn nêu cao tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp với các hoạt động tư vấn, tham vấn để lắng nghe ý kiến doanh nghiệp; tổ chức nhiều hội nghị, tọa đàm nhằm tháo gỡ khó khăn, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, các đơn vị cũng có nhiều hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn hiện nay và nắm bắt được cơ hội phục hồi.

Chẳng hạn, tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, các quy trình thủ tục được tối ưu hóa để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, đồng thời phối hợp, đôn đốc cơ quan giám định nhằm giải phóng hàng nhanh. Cùng với đó, các đơn vị tại Cục Hải quan Đồng Nai cũng đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế để hỗ trợ doanh nghiệp quay vòng vốn hiệu quả hơn.

Còn tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, trong cao điểm xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, nhiều chỉ đạo về hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thông quan, xuất khẩu đã được triển khai. Tổng cục Hải quan thường xuyên chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương nơi có hàng nông sản xuất khẩu phải tạo điều kiện tối đa và thực hiện thông quan ngay trong ngày đối với hàng hóa xuất khẩu là nông sản đến thời điểm thu hoạch chính vụ nói riêng và nông sản nói chung; giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin với cơ quan kiểm dịch…

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Thực hiện những chỉ đạo này, các đơn vị hải quan cũng đã thường xuyên cập nhật tình hình, cung cấp thông tin, khuyến cáo kịp thời tới các doanh nghiệp xuất khẩu; cùng với đó, phối với các hiệp hội doanh nghiệp, sở công thương địa phương để thúc đẩy xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu…

Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh Nguyễn Thu Nhiễu cho biết, trong bối cảnh tình hình kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh sản xuất của hầu hết doanh nghiệp nói riêng đang có sự sụt giảm mạnh, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc các quy định, chế độ, chính sách của Nhà nước và các quy định của ngành Hải quan; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; chủ động rà soát, kiểm tra nội bộ, kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện các thiếu sót, sơ hở trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ.

Tương tự, ông Lê Xuân Cương, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Thanh Hóa chia sẻ, với tinh thần đồng hành, hợp tác cùng các doanh nghiệp, Cục đã chỉ đạo các chi cục chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt thủ tục hải quan; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn; giúp các doanh nghiệp nắm bắt, hiểu và thực hiện đúng các quy định mới về pháp luật hải quan, hạn chế các lỗi sai làm ảnh hưởng tới quá trình thông quan, sản xuất của doanh nghiệp.

Nhiều lãnh đạo cục, chi cục tại các địa phương cũng khẳng định luôn cam kết tạo điều kiện hỗ trợ tối đa về mặt thủ tục hải quan, sẵn sàng tháo gỡ khó khăn, giải đáp vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp; thường xuyên kết nối chặt chẽ, liên tục, đa phương tiện với các doanh nghiệp; góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Ông đánh giá như thế nào về tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới?

Dù còn nhiều khó khăn nhưng khả năng và tiềm năng trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam còn rất lớn do chúng ta tập trung khá lớn vào những mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân, từ hàng nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm… cho đến công nghệ, điện tử, máy tính. Hơn nữa, những mặt hàng chủ lực về điện tử, thiết bị… lại chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) nên nguồn hàng vẫn có thể duy trì, không bị sụt giảm quá mạnh.

Tất nhiên, trong thời gian tới, việc phục hồi xuất khẩu nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới với những kỳ vọng về giảm áp lực lạm phát, người dân sẽ đẩy mạnh chi tiêu… thì đơn hàng mới quay trở lại với các doanh nghiệp trong nước.

Để mở rộng xuất khẩu, tìm kiếm thị trường, các doanh nghiệp cần những giải pháp gì, thưa ông?

Trong bối cảnh hiện nay, chất lượng là điều kiện hàng đầu, bắt buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo. Doanh nghiệp nào đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, đi theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm xanh, sản phẩm sạch… thì càng có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường mới, đối tác mới hoặc mở rộng thị trường truyền thống.

Đây là vấn đề không mới nhưng yêu cầu hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm quyết liệt hơn, với những thay đổi mạnh mẽ, không thể cứ mãi hoạt động vụn vặt, nhỏ lẻ, chộp giật như trước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải tích cực ứng dụng công nghệ, tăng cường chuyển đổi số, thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế bằng công nghệ, sản xuất sản phẩm bằng công nghệ cao để gia tăng giá trị…

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Với các cơ quan chức năng, nhiều chỉ đạo và chính sách đã ban hành, nhưng theo ông, để hiệu quả và thiết thực, những chính sách hỗ trợ cần thay đổi như thế nào?

Những hỗ trợ của các cơ quan chức năng về hoạt động thúc đẩy xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng phải có sự thay đổi, thậm chí là thay đổi hẳn phương thức. Chúng ta phải nhìn vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp, thực tế thị trường để đưa ra những chỉ đạo hợp lý. Các bộ, ngành, địa phương không thể đề ra chính sách, “gõ trống khua chiêng” rộn ràng nhưng lại không có những hành động thực tế, hiệu quả. Các doanh nghiệp hoạt động luôn cần bám sát thực tiễn, những chỉ đạo nếu cứ trên giấy tờ thì không thể hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

Đặc biệt, cùng với mở rộng xuất khẩu về số lượng, chúng ta phải hướng đến những hành động để nâng cao về chất. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đứng nhất, đứng nhì thế giới nhưng không có thương hiệu, nên có thể lỡ mất cơ hội hợp tác và khó tăng giá trị sản phẩm… Những vấn đề này cho thấy, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp phải có những bước đi rất cụ thể, cần những giải pháp căn cơ và lâu dài để cùng phát triển.

Xin cảm ơn ông!

Megastory: Tìm “bệ đỡ” mở rộng thị trường xuất khẩu

HƯƠNG DỊU - PHƯƠNG ANH

Phiên bản di động