e magazine
16:09 | 05/04/2023
MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh

16:09 | 05/04/2023

(HQ Online) - Môi trường kinh doanh (MTKD) là một trụ cột quan trọng của cải cách thể chế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển; có đóng góp ý nghĩa đối với phát triển kinh tế của địa phương và của quốc gia. Với tầm quan trọng đó, Chính phủ xác định cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, được thực thi xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương. Đây cũng là nhiệm vụ cấp bách để thúc đẩy phục hồi kinh tế và gia tăng sức chống chịu sau đại dịch Covid-19. Đáng chú ý, sau 9 năm tồn tại độc lập, năm 2023, lần đầu tiên, Nghị quyết 01 về các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội và Nghị quyết 02 về các nhiệm vụ và giải pháp cải thiện MTKD và nâng cao năng lực cạnh tranh được tích hợp thành Nghị quyết 01 của Chính phủ. Đây là cách tiếp cận mới của Chính phủ để ứng phó với những diễn biến khó lường trong năm nay đồng thời cũng khẳng định cải MTKD là nhiệm vụ quan trọng trong điều hành và phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ.
MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh (MTKD) là một trụ cột quan trọng của cải cách thể chế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển; có đóng góp ý nghĩa đối với phát triển kinh tế của địa phương và của quốc gia. Với tầm quan trọng đó, Chính phủ xác định cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, được thực thi xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương. Đây cũng là nhiệm vụ cấp bách để thúc đẩy phục hồi kinh tế và gia tăng sức chống chịu sau đại dịch Covid-19. Đáng chú ý, sau 9 năm tồn tại độc lập, năm 2023, lần đầu tiên, Nghị quyết 01 về các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội và Nghị quyết 02 về các nhiệm vụ và giải pháp cải thiện MTKD và nâng cao năng lực cạnh tranh được tích hợp thành Nghị quyết 01 của Chính phủ. Đây là cách tiếp cận mới của Chính phủ để ứng phó với những diễn biến khó lường trong năm nay đồng thời cũng khẳng định cải thiện MTKD là nhiệm vụ quan trọng trong điều hành và phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ.

MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh

Là đơn vị liên quan trực tiếp đến nhiều hoạt động của DN trong suốt thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều biện pháp thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ thủ tục hành chính (TTHC) cho DN, trong đó tập trung nâng cao tinh thần phục vụ trong tiếp xúc và giải quyết kiến nghị khó khăn vướng mắc trong giải quyết TTHC tại Trung tâm hành chính công của tỉnh, củng cố niềm tin cho người dân và DN. Ông Nguyễn Quang Thành, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cho biết, rất nhiều mô hình hỗ trợ DN đang được triển khai để hỗ trợ và tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc cho DN.

Đặc biệt, hiện Bắc Ninh đang thực hiện quy chế 5 tại chỗ, theo đó một số TTHC có thể giải quyết trong ngày, cho phép một số cơ quan đơn vị sở ngành mang dấu đến Trung tâm hành chính đóng dấu và giải quyết luôn. Đây là một trong những biện pháp tích cực để rút ngắn thời gian đi lại của DN. Bên cạnh đó, Bắc Ninh cũng tổ chức đối thoại, gặp mặt các DN để lắng nghe và giải quyết ngay các khó khăn. Nhờ đó, năm 2022, kinh tế tỉnh Bắc Ninh tăng trưởng cao, vượt kế hoạch đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 7,39% so với năm 2021.

Còn ở Thừa Thiên Huế, công tác hỗ trợ DN vừa và nhỏ đang được coi là nhiệm vụ trọng tâm.

Ông Phan Quốc Sơn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, ngoài các chính sách hỗ trợ của Trung ương, địa phương cũng xây dựng những chính sách và mô hình phù hợp. Tỉnh đã triển khai rút ngắn thời gian thực hiện một số TTHC như: rút ngắn thời gian thực hiện TTHC “Cấp phép xây dựng, bao gồm cấp phép xây dựng mới, cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời công trình” từ không quá 20 ngày xuống còn không quá 7 ngày làm việc (tỷ lệ 65%); riêng đối với trường hợp cần xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan thì thời gian giải quyết được rút ngắn còn 12 ngày làm việc (tỷ lệ 40%)...

“Chúng tôi đã tham mưu cho HĐND tỉnh để có thêm 3 chính sách phù hợp với đặc điểm của địa phương như: hỗ trợ mặt bằng sản xuất tại các cụm công nghiệp, hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh và hỗ trợ DN tham gia vào sàn thương mại điện tử nhằm giúp các DN mở rộng quy mô thị trường”, ông Phan Quốc Sơn cho biết thêm.

Là địa phương 5 năm liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong việc cải cách MTKD, rút ngắn thời gian thực hiện TTHC, tạo điều kiện tối đa cho DN.

Theo ông Nguyễn Xuân Ký, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh đã đưa mục tiêu cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tập trung cải cách nền hành chính, giảm tối đa rủi ro pháp lý, chi phí hành chính và tuân thủ đối với người dân và DN. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ DN hài lòng, đánh giá “tốt”, “rất tốt” về quản trị dịch bệnh của Quảng Ninh đạt 87,9%.

MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh
Nguồn: Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP)

Với các mô hình quản trị mới được mạnh dạn thí điểm thành công như Trung tâm Truyền thông tỉnh; Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA); Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện; Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn; tổ công tác đặc biệt hỗ trợ các nhà đầu tư và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 cũng như việc xếp hạng các chỉ số năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị cấp sở ngành địa phương... người dân và DN ở Quảng Ninh ngày càng đánh giá cao hơn chất lượng cung cấp các dịch vụ công, hiệu quả quản trị của chính quyền.

Không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm tại một số địa phương, xác định việc cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hướng tới phát triển bền vững là một trọng tâm cải cách, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các bộ, ngành, Chính phủ. Do đó, hàng năm Chính phủ đã ban hành nghị quyết về cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Nghị quyết số 19/NQ-CP (từ năm 2014-2018) và Nghị quyết 02/NQ-CP (từ năm 2019-2022). Đáng chú ý, sau 9 năm tồn tại độc lập, năm 2023, lần đầu tiên, Nghị quyết 01 về các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội và Nghị quyết 02 về các nhiệm vụ và giải pháp cải thiện MTKD và nâng cao năng lực cạnh tranh được tích hợp thành Nghị quyết 01 của Chính phủ.

MEGASTORY: Chờ

MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh

Qua 8 năm nỗ lực cải cách, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu được nâng lên. Tuy nhiên, trong khi DN đang gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, những biến động khó đoán định trên thế giới khiến chi phí đầu vào tăng cao, thị trường sụt giảm nghiêm trọng; nhiều DN phải cắt giảm sản xuất, giảm lao động; số lượng DN tạm dừng hoạt động tăng, rất cần trợ lực từ những gói cải cách thể chế, cải thiện MTKD thì mức độ quan tâm của bộ, ngành, địa phương về vấn đề này dường như chùng xuống.

Nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chưa đáp ứng yêu cầu như Chính phủ đã chỉ đạo và cộng đồng DN kỳ vọng. Ở một số lĩnh vực, rào cản thậm chí còn nặng nề hơn, không chỉ gây khó khăn cho DN mà cả với cán bộ thực thi. Vì thế, niềm tin của DN vào cải cách thể chế, cải thiện MTKD còn mong manh.

Có thể thấy, trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà chất lượng và thứ hạng của Việt Nam thấp hoặc không được cải thiện, thậm chí suy giảm. So với năm 2021, một số chỉ số năm 2022 giảm điểm hoặc giảm bậc như: Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) giảm 4 bậc (từ thứ 44 xuống 48); mức độ tham gia Chính phủ điện tử giảm điểm và giảm 2 bậc (từ thứ 70 xuống 72); chỉ số Phát triển bền vững (SDG) theo đánh giá Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững (SDSN) của Liên hợp quốc (UN) cũng giảm 4 bậc (từ vị trí 51 xuống vị trí 55) dù vẫn duy trì điểm số (72,8 điểm)...

MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp đang rất cần trợ lực từ những gói cải cách thể chế, cải thiện MTKD. Ảnh: Hương Dịu.

Bên cạnh đó, theo đánh giá việc thực hiện TTHC xuất nhập khẩu của DN, kết quả từ một số khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giai đoạn 2020-2022, khoảng 38% DN vẫn gặp khó khăn khi tìm hiểu thông tin TTHC, đặc biệt DN FDI, DN quy mô lớn và hoạt động lâu năm nhìn chung phản ánh việc tìm hiểu TTHC còn khó khăn hơn các nhóm khác.

MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh
Nguồn: Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2022

Về vấn đề quản lý và kiểm tra chuyên ngành, bên cạnh những kết quả đạt được, theo Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), công tác này vẫn còn một số tồn tại, bất cập như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất; trình tự, thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, quá mức cần thiết, không thống nhất; DN phải đi lại nhiều lần, tiếp xúc với nhiều đầu mối quan nhà nước.

Ngoài ra, một số thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn thực hiện thủ công; một số thủ tục đã chuyển sang hình thức điện tử nhưng chưa toàn diện, một số bước vẫn yêu cầu hồ sơ giấy. Điều này dẫn đến kéo dài thời gian thông quan, gây khó khăn cho DN đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, các nước đã áp dụng hình thức chứng từ điện tử. Đáng chú ý, nhiều nhóm hàng còn chịu sự quản lý của nhiều bộ, ví dụ: một số mặt hàng dược liệu nhập khẩu vừa thuộc phạm thuộc vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế, mặt hàng cáp điện vừa phải kiểm tra chất lượng của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ...

Đánh giá về vấn đề này, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định, dù ghi nhận nhiều bước tiến trong chính sách, pháp luật và TTHC thời gian qua, chúng ta cũng cần nhìn nhận một thực tế rằng không gian cải thiện vẫn rất lớn, đặc biệt trong khía cạnh cung cấp thông tin, giải đáp các khó khăn vướng mắc cho DN cũng như tăng cường sự tham gia của các DN trong hoạt động xây dựng chính sách pháp luật, cải thiện MTKD. Trước tình trạng ấy, việc DN tham gia tích cực hơn vào hoạt động đối thoại, góp ý chính sách là rất quan trọng. Điều này sẽ góp phần tạo ra các quy định pháp luật gắn với thực tiễn, giảm các chi phí tuân thủ và từ đó thuận lợi hóa hoạt động của DN.

MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh

MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh

MTKD sẽ tác động đến cách thức vượt qua đại dịch và mức độ tận dụng cơ hội này của các DN. Bởi cải cách thể chế, tạo MTKD thực sự thông thoáng và thuận lợi là yếu tố cơ bản không thể thiếu để DN phục hồi kinh doanh, góp phần đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao và bền vững. Đây là thời điểm DN càng cần hơn sự vào cuộc của các bộ, ngành trong cải cách quy định, thủ tục, dỡ bỏ rào cản để DN an tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Từ phía cộng đồng DN, ông Lê Anh Văn, đại diện Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, DN và người dân cảm nhận được nỗ lực đồng hành và hỗ trợ của Chính phủ, để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại trong MTKD. Nhiều văn bản pháp luật hiện hành chưa đảm bảo tính thống nhất, phù hợp và khả thi (nhất là trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, môi trường…), là nguyên nhân chính làm phát sinh nhiều chi phí cho DN.

“Do những chồng chéo, mâu thuẫn của pháp luật, dẫn đến những cách hiểu về pháp luật của các bộ ngành và địa phương là khác nhau hoặc do bảo vệ quan điểm của đơn vị mình là đúng, khiến DN gặp nhiều khó khăn trong qua trình thực hiện”, ông Lê Anh Văn đánh giá.

Đặc biệt, chi phí tuân thủ pháp luật đang là một gánh nặng đối với DN. Đơn cử, để tuân thủ tục về phòng cháy chữa cháy, DN phải bỏ ra chi phí rất lớn trong khi nguồn lực của DN nhỏ và vừa còn hạn chế; hay để làm thủ tục rút lui khỏi thị trường, DN phải mất nhiều thời gian để xin dấu của cơ quan thuế, hải quan và bảo hiểm xã hội, rồi mới đến khâu đóng mã số thuế… Quá trình này mất nhiều thời gian, làm mất đi cơ hội khởi nghiệp mới của DN.

“Trong cơ chế thị trường, DN luôn phải tự tìm hiểu các quy định pháp luật để vận hành đúng quy định. Tuy vậy, tôi cho rằng, dưới góc độ quản lý nhà nước, chúng ta luôn phải quan tâm đến DN. Từ đó thay đổi tư duy quản lý sang phục vụ thấu hiểu DN, đặc biệt, trong bối cảnh tình hình thế giới có những biến động khó lường đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động của DN”, ông Lê Anh Văn bày tỏ.

MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh

MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh

Tương tự, đối với các DN châu Âu, ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chia sẻ, các DN cho biết hai rào cản lớn nhất đối với các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đó là sự thiếu rõ ràng trong nhiều quy định pháp luật và khó khăn về TTHC. Do đó, để cải thiện năng lực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, các DN châu Âu đề xuất Việt Nam cần tiếp tục giảm bớt khó khăn về TTHC, cải cách thể chế thông qua việc nâng cao tính minh bạch của hệ thống quy định pháp luật.

MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh

Nhìn chung, việc cải thiện vị trí trên các bảng xếp hạng ngày càng thách thức, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua giai đoạn khó khăn bởi dịch bệnh và đang đối mặt với nhiều biến động khó lường. Để khắc phục các bất cập tồn tại trên, tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra một số kiến nghị, trong đó tập trung đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách TTHC, tạo chuyển biến thuận lợi cho MTKD, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN, nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Nhấn mạnh lại thông điệp cần coi DN là trung tâm và thực hiện cải cách thể chế vì sự phát triển và khuyến khích sự sáng tạo của DN; coi cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung kiên quyết cắt giảm mạnh mẽ hơn nữa, đơn giản hóa TTHC, giảm chi phí tuân thủ trên mọi lĩnh vực; gắn cải cách TTHC với xây dựng Chính phủ điện tử. Thường xuyên tổ chức đối thoại, trao đổi với người dân và DN để kịp thời nắm bắt các phản hồi chính sách và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của DN, người dân, tăng cường nhận diện kịp thời những bất cập trong quy định pháp luật, để có đề xuất kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi kịp thời nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh

Bà đánh giá như thế nào về tình hình thực hiện Nghị quyết 02/2022?

Nghị quyết 02/2022 đã đặt ra 10 nhóm giải pháp cụ thể, trong đó, chú trọng vào các cải cách liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. Song, qua theo quan sát và theo dõi, những cải cách ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gần như chưa thực hiện.

Dường như các bộ ngành chưa có động thái nào liên quan đến rà soát những ngành nghề đầu kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực của mình đang tạo ra rào cản gì? Có cần thiết không? Và kế hoạch nào để điều chỉnh hay sửa đổi danh mục đó không? Qua rà soát sơ bộ, nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện được rộng hơn rất nhiều so với số lượng được quy định trong danh mục Luật Đầu tư.

Trong khi đó, việc cắt giảm điều kiện doanh theo Nghị quyết 68-NQ/CP về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 dù đã một số bộ ngành và địa phương cũng thực hiện. Nhưng trên thực tế, những điều kiện được cắt giảm chủ yếu các thủ tục về hành chính hoặc không có ý nghĩa nhiều với DN.

Đáng quan ngại, trong khi nhiều vướng mắc, rào cản chưa được tháo gỡ thì trong một số ngành lĩnh vực lại bị kiểm soát chặt chẽ hơn, khó khăn hơn. Tình trạng trạng thanh tra kiểm tra dường như còn rộng hơn và nhiều hơn trước đây. Chúng ta dường như quên đi Chỉ thị 20 của Chính phủ về việc thanh tra 1 lần và giảm tối thiểu hoạt động thanh tra kiểm tra đối với DN. Ngay cả chương trình hỗ trợ DN dù đã đem lại kết quả ban đầu, song vẫn chưa thực sự tạo được niềm tin cho DN.

Liên quan đến những gói hỗ trợ về thuế như giảm thuế GTGT 2%, dù được đánh giá dễ dàng tiếp cận, nhưng DN cho rằng thời gian thực hiện quá ngắn, chỉ kéo dài đến hết năm 2022. Trong khi bối cảnh hiện nay đã có nhiều thay đổi với áp lực nặng nề từ thị trường suy giảm, những áp lực nặng nề chi phí về giá cả. Hay đối với gói hỗ trợ lãi suất 2%, thời gian đầu DN rất kỳ vọng vào gói hỗ trợ sẽ tạo đòn bẩy tài chính tốt cho DN, nhưng qua khảo sát thì DN không dễ dàng tiếp cận được gói hỗ trợ này, và gần gần như tỷ lệ giải ngân rất thấp.

MEGASTORY: Chờ "gió lớn" cải cách môi trường kinh doanh
Hoạt động sản xuất tại nhà máy của Công ty TNHH Panasonic Life Solutions Việt Nam (Bình Dương). Ảnh: TL

Có ý kiến lo ngại việc lồng ghép Nghị quyết 01 về các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội và Nghị quyết 02 về các nhiệm vụ và giải pháp cải thiện MTKD và nâng cao năng lực cạnh tranh được tích hợp thành Nghị quyết 01 của Chính phủ khiến nội dung về cải cách MTKD sẽ bị thu hẹp so với việc ban hành nghị quyết riêng như trước, đồng nghĩa sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện. Bà nghĩ sao về nhận định này?

Trước hết, cần nhấn mạnh rằng, cải cách MTKD là nội dung quan trọng trong điều hành của Chính phủ. Theo thông lệ hàng năm, Nghị quyết số 02 riêng về cải cách MTKD và nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2022, Nghị quyết đặt mục tiêu dài hạn đến năm 2025. Đặc biệt, trong năm 2023, Chính phủ đã lồng ghép cải cách MTKD vào Nghị quyết số 01 về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có khẳng định là tiếp tục thực hiện theo các mục tiêu của Nghị quyết số 02/2022/NĐ-CP. Tôi cho rằng việc lồng ghép này là cách làm rất hợp lý, tích cực. Điểm đặc biệt của Nghị quyết số 01 đối với MTKD là Chính phủ tập trung vào 4 nhóm giải pháp trọng tâm.

Một là, Chính phủ tiếp tục khẳng định cải cách ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. Từ năm 2015 – 2019, Chính phủ tập trung khá nhiều vào điều kiện kinh doanh và đã đạt một số kết quả rất tích cực. Trong giai đoạn này, cải cách đã giúp cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thận trọng hơn, kỹ lưỡng hơn, các điều kiện can thiệp sâu hoặc chung chung đã giảm bớt nhiều.

Tuy nhiên, cải cách này mới tập trung vào điều kiện kinh doanh trong ngành nghề. Năm 2023 tập trung cải cách ngành nghề kinh doanh có điều kiện - tiếp nối trọng tâm của năm 2022.

Về số lượng, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã giảm bớt từ 276 năm 2014 còn 243 năm 2016 và còn 227 ngành nghề vào năm 2020. Tuy nhiên, thực tế lại không giảm! Minh chứng là khi rà soát sơ bộ 2 lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã gấp 3 lần danh mục. Điều đó cho thấy, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chưa thực sự được quan tâm, dường như mới chỉ cải cách theo hướng làm đẹp con số nhiều hơn là thực chất DN được hưởng.

Hai là, Nghị quyết khẳng định thúc đẩy cải cách trong quản lý và kiểm tra chuyên ngành. Thời gian qua, mặc dù có thay đổi tích cực song mới chỉ tập trung vào lĩnh vực an toàn thực phẩm, chưa mở rộng ra các lĩnh vực khác. Thủ tục kiểm tra chuyên ngành tạo chi phí xã hội rất lớn. Nó trực tiếp gắn với xuất nhập khẩu – động lực quan trọng của tăng trưởng, nên cải cách này đóng vai trò rất quan trọng.

Ba là, chấn chỉnh công tác thanh kiểm tra. Trong giai đoạn 2020 – 2021, có thể do dịch bệnh mà hoạt động này giảm bớt song có xu hướng bùng phát, tràn lan trong năm 2022 ở khắp các lĩnh vực, nhất là liên quan môi trường, phòng cháy chữa cháy. Có DN sản xuất hoạt động trên 20 năm với hàng trăm công nhân, khi bị áp dụng các tiêu chuẩn chung về phòng cháy chữa cháy, DN này bị đóng cửa, kéo theo nhiều vấn đề về an sinh xã hội. Do đó, tới đây, cần phân loại rủi ro để áp tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy khác nhau cho các DN.

Bốn là, dịch vụ hỗ trợ DN thời gian qua không được chú trọng, dẫn đến khi có vướng mắc cần hỗ trợ thì DN không biết hỏi ai, cơ quan nào, trong khi hầu như bộ ngành, sở nào cũng có đường dây nóng thì không liên hệ được hoặc rất khó để tiếp cận.

Việc xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm này rất trúng và đúng mà nếu làm được sẽ tạo động lực rất lớn cho DN.

Vậy theo bà dư địa cải cách còn nhiều không? Và kỳ vọng của DN cũng như của cá nhân bà về cải thiện MTKD trong năm nay sau những quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ?

Về giải pháp, dù tỷ lệ kết nối TTHC thông qua môi trường điện tử khá là cao, song vẫn chỉ là hình thức. Trên thực tế, DN rất khó để thực hiện giấy tờ trên nền tảng điện tử và chỉ có ít thủ tục thực hiện được. Như vậy, đẩy nhanh các TTHC qua môi trường điện tử được coi là một trong những kênh hiệu quả cải thiện MTKD hỗ trợ DN.

Ngoài ra, các bộ ngành và địa phương có thể thay đổi nâng cao hiệu quả dịch vụ hỗ trợ DN, đặc biệt là liên quan đến văn bản pháp lý, quy định pháp luật, TTHC, để DN có thể tiếp cận và cơ hội tuân thủ pháp luật đúng.

Nếu chúng ta thực hiện các giải pháp cải cách một cách thực chất, mang lại MTKD an toàn cho DN, thì trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, DN Việt rất có thể sáng tạo, tìm ra nhiều cách làm mới, từ đó phục hồi qua giai đoạn khó khăn, đồng thời có định hướng phát triển trong tương lai. Đây được coi là động lực và là “chìa khóa” cho sự tăng trưởng trong năm 2023 và những năm tới.

Xin cảm ơn bà!

Xuân Thảo

Phiên bản di động