Lý do thực sự khiến nhiều loại thực phẩm "đắt như kim cương"
Cá cuộng nấu chua ở Minh Châu | |
Bắt giữ 1.344 sản phẩm thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc | |
Hè về ăn Dông | |
Dân dã tóp dầu dừa trộn rau càng cua |
Nhụy hoa nghệ tây. (Nguồn: Mashed). |
Nhụy hoa nghệ tây, mật ong Manuka, muối hồng Himalaya..., đó là những loại thực phẩm được gắn mác đắt tiền. Nhưng lý do vì sao chúng đắt giá đến vậy không phải ai cũng biết.
Nhụy hoa nghệ tây - quy trình thu hoạch tinh tế
Theo Business Insider, nửa kg nhụy hoa nghệ tây có giá tới 5.000 USD. Vậy điều gì làm nên mức giá khủng khiếp đó?
Bởi nghệ tây được thu hoạch bằng tay, và cũng không phải là toàn bộ bông hoa. Người tao chỉ giữ lại những phần sợi nhụy màu đỏ ở trong từng bông hoa. Và mỗi bông hoa cũng chỉ có vỏn vẹn 3 sợi nhụy đó.
Đó là một quá trình rất phức tạp và vất vả. Để có được số nhụy hoa trị giá 5.000 USD đó, người ta phải thu hoạch tới 170.000 bông hoa nghệ tây. Và mỗi mẫu đất trồng cây nghệ tây sẽ chỉ cho thu hoạch được nửa kg.
Loài hoa này chỉ nở từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12, và mọi thứ, từ độ ẩm đến ánh nắng đều có thể gây hại đến những bông hoa mỏng manh này.
Bản thân việc thu hoạch cũng là một quy trình rất tinh tế. Người ta phải hái bằng bằng tay, vào buổi sáng, trước khi ánh nắng có thể gây hại cho hoa.
Nấm cục truffle. (Nguồn: Mashed). |
Nấm cục truffles - đắt như kim cương
Francesca Sparvoli, một trong những chủ sở hữu của công ty phân phối nấm truffle Done 4NY, đã mô tả loại nấm này là "những viên kim cương của nền ẩm thực," và thực tế, chúng đắt gần như kim cương.
Vào năm 2018, một cặp nấm cục trắng Alba truffle đã được bán với giá 85.000 USD, ngang với giá một chiếc Mercedes Benz S-Class.
Loại nấm này không chỉ hiếm, mà còn rất khó để trồng với mục đích thương mại. Chúng cũng rất khó tìm - hầu hết những "thợ săn" nấm đều phải nhờ đến những chú chó được huấn luyện đặc biệt.
Loại nấm này cũng rất dễ bị tổn thương trong điều kiện thời tiết không thích hợp. Chúng chỉ phát triển trong thời gian từ tháng 10 dến tháng 12, và ngay sau khi bị thu hái, chúng sẽ bắt đầu giảm dần trọng lượng và kích thước, tới 5% mỗi ngày.
Phải mất tới hàng ngàn "thợ săn" nấm đủ để cung cấp cho một đĩa ăn của thực khách, và đó là lý do vì sao loại nấm này đắt đến vậy.
Nấm Matsutake. (Nguồn: Mashed). |
Nấm Matsutake - lịch sử lâu đời
Giá của nấm Matsutake dao động theo lượng thu hoạch của năm đó. Theo một số liệu, vào năm 2017, giá của loại nấm này xuống thấp tới mốc 459USD/kg.
Có nhiều chủng loại nấm Matsutake khác nhau, nhưng loại đắt tiền nhất được nhắc đến trong bài viết này là loại mọc trên rễ của loài thông đỏ.
Loại nấm này có thời gian thu hoạch rất ngắn, chỉ trong tháng Chín và tháng Mười, và phải được thu hái trước khi chúng hoàn toàn phát triển phần mũ nấm.
Không chỉ khó nuôi với mục đích thương mại, loại nấm này còn đối diện với nguy cơ khác, đó là môi trường sống tự nhiên của chúng ngày càng bị thu hẹp, và do đó, càng trở nên khan hiếm.
Và đây là một điều đáng buồn, bởi theo tờ Thời báo Nhật Bản, nấm matsutake từ rất lâu đã trở thành một phần của ẩm thực truyền thống Nhật Bản với hương vị hết sức tinh tế và đòi hỏi quá trình vận chuyển cực kỳ cẩn thận.
Những bức tượng mô tả về loại nấm này, với niên đại từ 3.000 đến 13.500 năm đã được tìm thấy tại những tàn tích từ thời cổ đại.
Bào ngư. (Nguồn: Mashed). |
Bào ngư - xấu nhưng đắt
Gần như cả thế giới yêu thích bào ngư, dù là xào hay rán, thích đến mức sẵn sàng bỏ ra 500USD cho mỗi kg bào ngư, và giá đó còn bao gồm cả vỏ, thường nặng hơn rất nhiều so với phần ruột.
Điều này thoạt đầu có vẻ rất khó hiểu. Chúng chỉ là một loài ốc, có mặt ở khắp các vùng biển trên thế giới, và ngoại hình cũng chẳng đẹp đẽ gì, thậm chí xù xì đến thô kệch. Nhưng ai cũng phải công nhận, chúng rất ngon, và không chỉ ngon, còn rất khó kiếm.
Việc thu hoạch bào ngư thực ra không hề dễ dàng. Chúng thường có xu hướng lựa chọn những ngõ ngách chât hẹp trong những tảng đá ven bờ biển, chưa kể màu sắc của chúng chìm lẫn với màu đá và đám tảo bao quanh.
Vỏ của bào ngư rất cứng, và chúng bám rất chắc vào mặt đá, đòi hỏi phải có sự khéo léo tuyệt vời để nạy chúng khỏi đá mà không gây hư hại gì.
Và dù cho số lượng bào ngư nuôi thương mại không ngừng gia tăng, giới sành ăn vẫn cho rằng bào ngư sống trong môi trường tự nhiên có hương vị ngon hơn hẳn.
Mỗi con bào ngư thường phải mất đến 3 năm để trưởng thành, và chỉ được thu hoạch khi chúng đạt trọng lượng từ 200-500g.
Mù tạt. (Nguồn: Mashed). |
Mù tạt thực sự - có lẽ bạn chưa bao giờ thử
Bạn có thể mua đc mù tạt (wasabi) với giá khá rẻ, nhưng đó không phải là mù tạt thật. Những tuýp wasabi bạn ăn có thể chỉ gồm một chút wasabi thật trộn với các loại hương liệu, phụ gia. Còn nếu bạn muốn thưởng thức wasabi thực sự, hãy chuẩn bị tinh thần cho một mức giá tăng gấp 25 lần.
Đó là bởi vì cây mù tạt cực kỳ khó trồng. Theo Business Insider, chúng đòi hỏi những điều kiện đặc biệt như dòng nước, bóng râm, đất đá, nhiệt độ, độ ẩm, cùng những khoáng chất đặc thù. Chúng cũng dễ bị sâu bệnh. Môi trường tốt nhất để loài cây này phát triển mạnh là dọc theo những con suối trong vùng núi của Nhật Bản.
Theo BBC, đã có những trang trại trồng mù tạt tại Canada với chi phí lên đến 700.000 USD mỗi mẫu. Và nếu mọi thứ thuận lợi, những cây mù tạt sẽ mất cả năm để trưởng thành.
Vàng lá. (Nguồn: Mashed). |
Vàng lá - đắt hơn cả vàng
Theo Food & Wine, loại nguyên liệu đắt tiền này đã được sử dụng trong ẩm thực hàng thế kỷ qua, với mục đích chỉ để trang trí. Và tất nhiên nó có giá rất đắt. Hầu hết các loại vàng lá ăn được có giá 120-160USD cho mỗi gam, đó là nói về vàng lá 24 carat.
Vàng để ăn được và tốt cho người ăn phải có thành phần 90% là vàng thật, với phần còn lại là một kim loại nguyên chất và trơ như bạc.
Để đảm bảo an toàn cho việc tiêu thụ, nó phải có đủ độ tinh khiết và độ trơ để dung nạp vào cơ thể. Đó là lý do bạn không thể ăn một chiếc nhẫn vàng, bởi nó có thể chứa các kim loại khác có thể gây độc.
Nguồn: Mashed. |
Mật ong Manuka - đắt gấp 100 lần mật ong thông thường
Chỉ cần nếm một chút mật ong Manuka, bạn sẽ hiểu vì sao nó đắt. Nó giàu dinh dưỡng hơn hầu hết các loại mật ong khác và có một hương vị mộc mạc không thể nhầm lẫn, với giá cao hơn khoảng 100 lần so với mật ong thông thường.
Theo Business Insider, mật ong Manuka thực sự có nguồn gốc từ mật của một loài hoa dại ở New Zealand, với tên gọi là Leptospermum scoparium, hay Manuka, và bông hoa đó ở một nơi xa xôi đến mức người ta chỉ có thể tới đó bằng máy bay trực thăng, và chúng chỉ nở trong vòng 12 ngày mỗi năm.
Không chỉ ngon, theo BBC, loại mật ong đặc biệt này có chứa một dược liệu quan trọng với tên gọi methylglyoxal, có khả năng kháng khuẩn, bởi vậy, chúng cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Chỉ có điều trên thực tế, người ta vẫn chưa chắc chắn được rằng hợp chất này còn tồn tại phát huy tác dụng sau khi được ăn vào cơ thể hay không?
Nguồn: Mashed. |
Giấm Balsamic - di sản đắt tiền
Balsamic không chỉ là giấm, đó là một loại giấm đắt tiền, với giá gần 300USD cho 100ml.
Theo Tạp chí Italy, loại giấm đến từ Modena này là một phần di sản ẩm thực, được sản xuất trong một số gia đình qua nhiều thế hệ. Những sản phẩm tốt nhất bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 11, và được coi như những tài sản đắt tiền đến mức người ta truyền lại qua di chúc thừa kế, hay được sử dụng như của hồi môn.
Loại giấm này được thực hiện trong thời gian rất, rất dài, thường trong khoảng từ 10 đến 50 năm. Nói một cách khác, một người làm giấm sẽ trồng nho, thu hoạch chúng, luộc chúng, ủ lên men, và đến thế hệ con cháu của họ sẽ kết thúc quy trình và cho ra sản phẩm giấm.
Và quá trình thực hiện cũng không hề đơn giản. Sau khi nho được luộc chín và dóng thùng, người ta sẽ phải thay thùng mỗi năm. Sự khác biệt về chất liệu gỗ, nhiệt độ và điều kiện ủ, cùng những công thức và phương pháp bí truyền sẽ mang đến những hương vị giấm đặc trưng của mỗi nhà.
Đây là một quy trình hoàn toàn thủ công và chỉ có khoảng 20.000 chai giấm được sản xuất mỗi năm, một con số rất khiêm tốn so với số lượng 30 triệu chai giấm thông thường mà Italy xuất khẩu hàng năm.
Muối hồng Himalaya. (Nguồn: Mashed). |
Muối hồng Himalaya - đắt hơn nhiều so với muối ăn
Đẹp, màu hồng, hợp thời trang, và nếu bạn muốn nêm nếm nó cho món ăn của mình, hãy nhớ rằng nó đắt gấp 20 lần so với muối ăn thông thường.
Loại muối hồng Himalaya được cho rằng tốt cho sức khỏe, giúp điều trị chứng mất ngủ cũng như các bệnh về đường hô hấp. Dù cho đây chỉ là lời quảng cáo của người bán hàng, thì có một sự thật không thể phủ nhận, chúng tinh khiết hơn hầu hết các loại muối khác.
Muối hồng Himalaysa được khai thác từ các khu mỏ ở Pakistan, là loại muối được kết tinh dưới đáy biển từ 500 triệu đến 200 triệu năm trước. Chúng được bảo vệ tránh khỏi không khí ô nhiễm của thời hiện đại, và được khai thác bằng tay.
Tin liên quan
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan TPHCM phát hiện hàng vi phạm trị giá gần 4.400 tỷ đồng
14:09 | 18/11/2024 An ninh XNK
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
14:47 | 13/11/2024 Kinh tế
Trải nghiệm các món ẩm thực đặc sắc tại miền đất nắng gió Ninh Thuận
10:43 | 31/12/2020 Ẩm thực
Bánh thắng dền – Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá
13:15 | 29/12/2020 Ẩm thực
Giòn, thơm củ cải khô Đầm Hà
09:00 | 23/12/2020 Ẩm thực
Canh thưng mồng tơi
09:07 | 18/12/2020 Ẩm thực
Đặc sản vùng đất Hậu Giang
14:13 | 11/12/2020 Ẩm thực
Ngọt ngào hồng treo gió Đà Lạt
07:43 | 09/12/2020 Ẩm thực
Gà ri vàng rơm - Đặc sản nổi tiếng Uông Bí
07:41 | 05/12/2020 Ẩm thực
Bỏ túi những món ăn ngon ở Trại Mát
14:58 | 30/11/2020 Ẩm thực
Bánh mỳ chảo Hà Nội - món ăn hấp dẫn, chinh phục vị giác thực khách
14:09 | 26/11/2020 Ẩm thực
Độc đáo món lợn quay Lạng Sơn
08:34 | 24/11/2020 Ẩm thực
Xây dựng tiêu chí 7 cấp bậc cho đầu bếp Việt Nam
08:02 | 21/11/2020 Ẩm thực
Vịt trời Duy Khương - đặc sản Hải Hà
14:09 | 20/11/2020 Ẩm thực
Hấp dẫn cháo bò Huế ngày mưa
14:00 | 18/11/2020 Ẩm thực
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics