Lực kéo kinh tế TPHCM từ hoạt động xuất nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu qua cảng Cát Lái TPHCM tháng 10/2021. Ảnh T.H |
Hàng hóa XNK duy trì đà tăng
Năm 2021 là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM do bị ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid-19. Lần đầu tiên trong lịch sử của TPHCM từ giai đoạn đổi mới, kinh tế TPHCM tăng trưởng âm 6,78%, trong khi kế hoạch đề ra là tăng trưởng 6%; cùng với đó nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội đặt ra đã không hoàn thành như kế hoạch.
Sau nhiều tháng XNK hàng hóa của doanh nghiệp bị giảm sâu do ảnh hưởng của đại dịch, từ tháng 10/2021, TPHCM dần mở cửa nền kinh tế trong trạng thái "bình thường mới", nhiều ngành sản xuất, dịch vụ của Thành phố đã khởi sắc trở lại. Theo đánh giá của UBND TPHCM, Thành phố đã kiểm soát dịch bệnh và tiến hành mở cửa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Người lao động có xu hướng trở lại thành phố để tìm việc, doanh nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp 5K nhằm từng bước khôi phục sản xuất.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của TPHCM đã được cải thiện, tháng sau cao hơn tháng trước do Thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh, tình trạng thiếu hụt lao động đang từng bước khắc phục. Đặc biệt, thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn, như: cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng nặng, thực hiện miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay... đã tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Trong bức tranh kinh tế TPHCM năm 2021, hoạt động XNK hàng hóa của doanh nghiệp cũng như công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TPHCM được đánh giá là điểm sáng nổi bật. Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp TPHCM (không tính dầu thô) tăng trưởng 2,8%; kim ngạch nhập khẩu tăng 24,9% so với cùng kỳ. Mặc dù, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố, tuy nhiên, tổng thu ngân sách nhà nước trong năm nay so với năm 2020 vẫn tăng trưởng tốt. Nguồn thu tăng chủ yếu đến từ kết quả kinh doanh khả quan từ các doanh nghiệp trong khối kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng và tác động từ chính sách gia hạn thời gian nộp thuế theo Nghị định 52/2021/NĐ-CP góp phần làm tăng tổng thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2021. Bên cạnh đó, số thu từ hoạt động XNK tăng trưởng khả quan, kéo tổng thu ngân sách nhà nước của Thành phố đến đầu tháng 12/2021 đạt 362.040 tỷ đồng, bằng 99,22% dự toán năm. Thu ngân sách của TPHCM năm nay sẽ hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao 356.000 tỷ đồng.
Nhiều tín hiệu tích cực
Ngoài điểm sáng về hoạt động XNK và thu ngân sách nhà nước, kinh tế TPHCM còn có một số lĩnh vực có những tín hiệu tích cực, như: 5/9 ngành dịch vụ có mức tăng trưởng khá; tổng huy động vốn của tổ chức tín dụng tăng 7,3%; thu hút đầu tư nước ngoài tăng hơn 5,8 tỷ USD; kiều hối về TPHCM ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng gần 9% so cùng kỳ...
Hiện nay, chính sách giãn nợ, khoanh nợ để doanh nghiệp có cơ hội khôi phục đã được Chính phủ ban hành, cần nhanh chóng triển khai các giải pháp thực hiện, giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận. Theo TS Huỳnh Thanh Điền, Đại học Nguyễn Tất Thành, việc giúp doanh nghiệp vượt khó là cách giúp cho “động cơ” doanh nghiệp thuận lợi di chuyển. Để đi nhanh, cần tạo ra lực kéo về phía cầu. Các biện pháp kích cầu cần được áp dụng nhanh và sớm. Trước hết, đẩy nhanh tốc độ đầu tư công để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau tham gia. Cùng với đó, các biện pháp kích cầu tiêu dùng cá nhân cần được đẩy mạnh thông qua tích cực triển khai các biện pháp giảm thuế giá trị gia tăng và bình thường hóa các hoạt động mua sắm theo hướng đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp TPHCM sản xuất hàng xuất khẩu khá nhiều, đây là thị trường cần quan tâm nhất để kéo doanh nghiệp phát triển. Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Thành phố cần đẩy mạnh cải cách thủ tục xuất khẩu theo hướng số hóa.
Bên cạnh các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới, TPHCM đang huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, thực hiện các chính sách giảm, giãn thuế; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để duy trì hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo việc làm và thu nhập tối thiểu cho người lao động.
Đồng thời tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai; giải quyết các xung đột pháp lý về thủ tục giao đất, xác định đơn giá đền bù, thủ tục thanh quyết toán xây dựng cơ bản để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các hoạt động hành chính của cơ quan Nhà nước, nhất là những nơi thực hiện dịch vụ hành chính công - xem đây là nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng chính quyền điện tử phục vụ người dân; đẩy nhanh việc số hoá dữ liệu ở tất cả cơ quan, nhất là dữ liệu dân cư, dữ liệu doanh nghiệp...
Với chủ đề “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”, năm 2022, TPHCM đặt ra mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế- xã hội Thành phố là ưu tiên kiểm soát dịch Covid-19, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) dự kiến từ 6% - 6,5% tùy tình hình cụ thể.
Dự toán thu ngân sách nhà nước của TPHCM năm 2022 hơn 386.000 tỷ đồng, tăng 5,9% so với dự toán năm 2021. Trong đó, thu nội địa khoảng 259.000 tỷ đồng, thu từ dầu thô là 10.500 tỷ đồng và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 116.500 tỷ đồng.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics