Luật PPP: “Miếng mồi” doanh thu vẫn chưa đủ sức hút nhà đầu tư
Trong trường hợp giảm doanh thu, Nhà nước cũng cần xem xét chia sẻ hai bên trên cơ sở doanh thu thực tế để đảm bảo công bằng. Ảnh: ST |
Phần thiệt thòi đang thuộc về nhà đầu tư?
Theo Luật sư Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty Luật Vietthink, tại dự thảo Luật PPP đề cập đến việc “nhà đầu tư, doanh nghiệp PPP chia sẻ với nhà nước 50% phần tăng doanh thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu theo phương án tài chính khi thu thực tế đạt từ 125% mức doanh thu trong phương án tài chính trở lên”. Trong khi đó, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần giảm doanh thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng PPP. Trong đó, mức doanh thu cam kết tại hợp đồng không cao hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính.
“Qua so sánh có thể thấy mức doanh thu mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chia sẻ với Nhà nước trong trường hợp tăng doanh thu sẽ cao hơn mức doanh thu mà Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong trường hợp giảm doanh thu. Nói cách khác, phần thiệt thòi hơn thuộc về các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án”, ông Vinh cho biết thêm.
Cũng theo ông Vinh, trong cơ chế Nhà nước chia sẻ phần giảm doanh thu với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chỉ được áp dụng với những dự án PPP đáp ứng đầy đủ một số điều kiện nhất định. Còn khi chia sẻ phần tăng doanh thu với Nhà nước lại áp dụng đối với mọi dự án PPP một cách vô điều kiện. Theo chúng tôi, để đảm bảo sự công bằng thì cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu với Nhà nước cũng chỉ nên áp dụng với một số dự án PPP khi thỏa mãn những điều kiện nhất định, tương tự trường hợp áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.
Nên chia sẻ doanh thu thế nào?
Theo ông Lê Đình Vinh việc chia sẻ phần tăng doanh thu với Nhà nước chỉ nên áp dụng đối với một số loại hợp đồng PPP và đối với các dự án PPP có những lợi thế rõ rệt về tăng trưởng doanh thu ngay từ khi lập và phê duyệt dự án. Không áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu đối với các dự án PPP đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng tại các địa phương vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, biên giới, hải đảo… như một biện pháp ưu đãi đầu tư để thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP đầu tư vào các địa bàn này.
Cho ý kiến về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Thảo, Tổng giám đốc Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng, nếu quy định nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chia sẻ phần tăng doanh thu Nhà nước lại áp dụng đối với mọi dự án PPP thì trường hợp giảm doanh thu, Nhà nước cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp mà không cần xét đến các điều kiện tại dự thảo nêu, cần xem xét chia sẻ hai bên trên cơ sở doanh thu thực tế để đảm bảo công bằng. Ngoài ra, hiện nay vấn đề phí dự án PPP đang bị áp trần bởi thông tư của Bộ Giao thông vận tải, nếu theo Luật PPP thì mức phí có thể tăng rất cao vượt trần. Vậy các quy định hiện hành có thay đổi theo Luật hay không?
Cũng là một nhà đầu tư, ông Phạm Minh Đức, đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, Luật PPP cần làm rõ hơn các bất cập trong quá trình thực tế triển khai dự án, đồng thời có các văn bản hướng dẫn chi tiết đối với các quy định về giám sát thực hiện hợp đồng trong giai đoạn đầu tư xây dựng; quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; phát hành trái phiếu doanh nghiệp dự án; vốn ngân sách nhà nước và vốn vay trong dự án PPP.
Theo ông Phạm Minh Đức, các cơ quan xây dựng Luật PPP cần nhìn từ thực tiễn để xây dựng một bộ luật hoàn chỉnh, phù hợp làm nền tảng cho hoạt động đầu tư PPP ngày càng minh bạch, công bằng, hiệu quả và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân.
Đáng chú ý, nhiều chuyên gia cũng cho rằng Luật PPP chưa làm rõ chủ sở hữu của dự án và cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp đầu tư còn bất hợp lý. Bởi doanh nghiệp triển khai dự án mất nhiều công sức nhưng lại không được công nhận sở hữu. Đây là việc rất quan trọng gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp, và cần làm rõ doanh nghiệp chủ sở hữu có quyền kinh doanh công trình, vận hành khai thác dự án.
Luật sư Nguyễn Tiến Lập (Trung tâm trọng tài quốc tế) cho biết, ở Việt Nam, đầu tư phát triển hạ tầng thông qua PPP là chủ trương lớn nhưng không thu hút được đầu tư nước ngoài (mặc dù có sự quan tâm cũng như các lợi thế so với trong nước). Tuyệt đại đa số các dự án do nhà đầu tư trong nước thực hiện và lĩnh vực được lựa chọn đầu tư PPP khá hẹp và phiến diện, tập trung chủ yếu vào giao thông đường bộ và xây trụ sở cơ quan nhà nước, vốn là những lĩnh vực dễ làm và nhanh thu hồi vốn, trong khi còn nhiều mảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội khác lại không được quan tâm và đầu tư. Nhiều nước đã tổng kết trên 60% dự án PPP không đạt mục tiêu mong muốn so với đầu tư công (gồm cả hiệu quả tài chính, chất lượng, công nghệ). Do đó, các nước không còn mặn mà với hình thức này. Thực chất PPP không huy động vốn tư nhân mà chính là vốn xã hội thông qua ngân hàng. Theo đó, rủi ro chuyển sang Nhà nước nếu ngân hàng mất khả năng thanh toán. Vì vậy, khi quyết định đầu tư PPP cần lập một dự án đầu tư công ở giai đoạn tiền khả thi để làm đối chứng. Ngoài ra, nên bỏ quy định dự án do nhà đầu tư tự đề xuất để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Tin liên quan
Bức tranh tài chính khả quan của GELEX
15:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng tăng doanh thu ngoài lãi
10:42 | 16/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics