Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi): Phải bớt cơ chế xin-cho!
Quản lý thống nhất NSNN
Là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, qua 10 năm tổ chức thực hiện, dưới sự giám sát của QH, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách, Luật NSNN đã đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh, tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của NSNN cũng như cơ chế quản lý, điều hành NSNN cũng còn bộc lộ một số hạn chế, như: Phạm vi ngân sách chưa thật rõ ràng, việc quản lý các khoản phí, lệ phí còn chưa thống nhất dẫn đến chưa thúc đẩy xã hội hoá cung cấp dịch vụ công.
Về tổng thể, ngân sách trung ương (NSTW) vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhưng vai trò này đang có xu hướng giảm, thể hiện: chi của NSTW, sau khi bổ sung cho ngân sách địa phương (NSĐP) đã giảm từ 56,7% tổng chi NSNN năm 2004 xuống còn 49,9% năm 2013; Phân cấp về nguồn thu giữa NSTW và NSĐP, nguyên tắc phân cấp nguồn thu giữa các cấp chính quyền địa phương còn có điểm bất hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn... Do đó cần thiết phải sửa đổi dự án Luật này.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, có 5 quan điểm và 4 mục tiêu sửa đổi Luật NSNN trên tinh thần tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Theo đó, NSNN được quản lý thống nhất, NSTW giữ vai trò chủ đạo thực hiện các nhiệm vụ chi của Quốc gia; phù hợp với các chủ trương, đường lối và Nghị quyết của Đảng, đảm bảo vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho Chính phủ trong việc thực hiện quyền hành pháp và điều hành linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật quy định. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch, dân chủ, công khai và giám sát của cộng đồng trong lĩnh vực NSNN; từng bước đưa công tác quản lý NSNN ở nước ta theo thông lệ quốc tế.
Dự thảo Luật gồm 7 Chương, với 75 Điều, giảm 1 Chương - Chương kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm và 2 điều so với Luật NSNN hiện hành.
Về quan điểm, nguyên tắc sửa đổi Luật NSNN, Ủy ban Tài chính- Ngân sách QH (cơ quan thẩm tra dự án Luật) cho rằng, việc ban hành Hiến pháp năm 2013 đã tạo căn cứ quan trọng cho đổi mới, nâng cao hiệu quả điều hành NSNN, là nền tảng pháp lý quan trọng cho sửa đổi Luật NSNN.
Theo Thường trực Ủy ban này, yêu cầu quan trọng nhất trong việc sửa đổi Luật NSNN là phải bảo đảm thể chế hóa các nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân sách. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định của Dự thảo Luật thì một số định hướng quan trọng trong Hiến pháp chưa được cụ thể hóa. Vì vậy, đề nghị tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định để làm rõ hơn như: Làm rõ NSNN là thống nhất, có phân cấp quản lý và bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTW, thể hiện rõ nhiệm vụ chi của NSTW gắn với nhiệm vụ chi Quốc gia; Phân cấp rõ chức năng, nhiệm vụ gắn liền với phân cấp ngân sách giữa Trung ương và địa phương, theo đó, xác định rõ phạm vi nhiệm vụ của Quốc hội và HĐND trong việc quyết định dự toán NSNN, tránh trùng lắp và hình thức…
Phải “bám” theo tinh thần Hiến pháp năm 2013
Lần đầu tiên dự án Luật được Thường vụ QH cho ý kiến. Trong khuôn khổ thời gian có hạn, nên Thường vụ QH chỉ cho ý kiến về mặt tổng thể và những vấn đề lớn của Luật.
Về tên gọi của dự án Luật, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý quan điểm của cơ quan thẩm tra. Bởi, có nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật NSNN lần này là cơ bản, toàn diện. Do vậy, nhất trí với tên gọi Luật NSNN (sửa đổi) như phương án Chính phủ trình, thay thế Luật NSNN năm 2002.
Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng, nội dung sửa đổi Luật lần này liên quan chủ yếu đến quy trình, thủ tục NSNN và trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan có liên quan; do vậy, đề nghị lấy tên là Luật quản lý NSNN, đồng thời đề nghị hàng năm Quốc hội sẽ ban hành Luật NSNN thường niên về dự toán NSNN, phân bổ NSTW thay cho việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội như hiện nay để nâng cao tính pháp lý và kỷ luật tài chính.
Cho ý kiến về tổng thể dự án Luật, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị, dự án Luật NSNN (sửa đổi) phải thể hiện được tinh thần của Điều 55 Hiến pháp năm 2013, đó là “các khoản thu, chi NSNN phải được dự toán và do luật định”, nhưng hiện trong dự thảo Luật chỉ định hướng thu, còn chi giao Chính phủ hoặc Thường vụ QH quy định nên cần phải cân nhắc thêm.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, sửa đổi Luật NSNN phải khắc phục những tồn tại hiện nay trong việc lập, quản lý và sử dụng ngân sách để NSNN được quản lý tập trung, thống nhất, công khai minh bạch theo Điều 55 Hiến pháp năm 2013.
Liên quan đến điều hành ngân sách, ông Phan Trung Lý đề nghị cơ quan soạn thảo phải làm rõ thẩm quyền của Chính phủ và Bộ Tài chính trong dự thảo Luật. Đối với quy định về các quy tài chính, ông Phan Trung Lý cho rằng cần phải công khai, minh bạch các loại quỹ này vì hiện nay có đến 70-80 loại quỹ. “Nếu cứ phân tán như thế này thì rất khó quản lý tập trung, hiệu quả”.
Theo quy định tại Điều 36 của dự thảo Luật, trong các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% có tiền thu từ sử dụng đất và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết. Vấn đề này cũng nhận được một vài ý kiến từ phía các Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Phùng Quốc cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban nhất trí đưa khoản thu từ hoạt động xổ số kiến thiết vào trong cân đối NSNN và bổ sung quy định nguồn thu xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất không sử dụng để tính tỷ lệ điều tiết giữa NSTW và NSĐP, tính số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP. Trong sửa đổi Luật NSNN lần này, đề nghị chỉ quy định tổng số chi đầu tư phát triển phải lớn hơn bội chi NSNN, không quy định về tiền sử dụng đất và xổ số kiến thiết.
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc đồng tình với quy định như dự thảo Luật, khoản thu từ xổ số kiến thiết nên điều tiết cho ngân sách địa phương để tạo động lực phát triển cho các địa phương.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đồng tình với quan điểm của cơ quan thẩm tra khi cho rằng, khoản thu này nên đưa vào cân đối NSNN, đồng thời quy định cụ thể hơn để sử dụng cho các dự án thực hiện chức năng phúc lợi về y tế, giáo dục. “Vì thực tế hiện nay nhiều địa phương không thực hiện cho mục đích này”, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu nói thêm.
Tin liên quan
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14:36 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây
10:10 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Giấy phép lái xe môtô gồm những hạng nào?
08:51 | 06/01/2025 Xe - Công nghệ
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
06:35 | 05/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
15:39 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
07:34 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
15:31 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
15:13 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
Hải quan quản lý hàng đầu tư chủ động giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp FDI
Công đoàn Tổng cục Hải quan thường xuyên chăm lo đời sống của công đoàn viên
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics