Lựa chọn sách giáo khoa mới: Nhiều địa phương đã sẵn sàng
Sách giáo khoa lớp 1 mới sẽ được triển khai ở trường học trong năm học 2020-2021. Ảnh: ĐH. |
Chủ động tham khảo ý kiến nhiều bên
Năm học 2018-2019, UBND tỉnh Nghệ An đã cấp ngân sách lên đến 720 tỷ đồng cho các trường học trên địa bàn tỉnh để mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới trong năm học tới. Cùng với đó, công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên theo chương trình mới cũng đang được triển khai, dự kiến kết thúc trong tháng 12/2019.
Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết: “Tỉnh Nghệ An có nhiều huyện miền núi, do đó, chúng tôi không thực hiện bồi dưỡng những cán bộ cốt cán mà thực hiện tập huấn cho tất cả cán bộ quản lí giáo dục trên địa bàn. Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu các lãnh đạo của các trường tiểu học thực hiện phân công giáo viên chủ nhiệm lớp 1 năm học 2020-2021 sớm và lên danh sách những giáo viên này để thực hiện bồi dưỡng”. Theo ông Thành, tỉnh Nghệ An đã phối hợp với trường Đại học Vinh để thực hiện bồi dưỡng, tập huấn cho 2.344 giáo viên lớp 1 của năm học 2020-2021.
Còn việc lựa chọn sách giáo khoa, ông Thái Văn Thành cho rằng, đối với Chương trình Giáo dục phổ thông mới SGK không còn là pháp lệnh mà chỉ là tài liệu học tập và giảng dạy của giáo viên. SGK cũng chỉ là một phần trong Chương trình Giáo dục phổ thông. “Tôi cũng kiến nghị với Bộ GD&ĐT, khi Bộ ban hành thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK cần phải đưa ra các tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Sau đó, các địa phương sẽ căn cứ vào tiêu chí đó và dựa trên tình hình thực tế để xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn SGK phù hợp với địa phương mình”.
Ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận cho biết, địa phương đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ giáo viên để sẵn sàng triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới vào năm học 2020-2021. Đối với việc lựa chọn SGK theo chương trình mới, lãnh đạo Sở GD&ĐT Bình Thuận khẳng định: “Chúng tôi sẽ thực hiện theo đúng sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Hiện tại địa phương cũng đang chờ Bộ GD&ĐT ban hành thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK mới”.
Ông Thái cũng thông tin: “Các danh mục SGK do Bộ GD&ĐT phê duyệt cũng mới chỉ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiện chúng tôi chưa được tiếp cận với những bộ SGK mới. Khi nào được tiếp cận với những bộ SGK lớp 1 mới chúng tôi sẽ có kế hoạch lựa chọn sách phù hợp. Tuy nhiên, việc lựa chọn SGK phải tham khảo ý kiến phụ huynh và giáo viên để lựa chọn ra bộ sách phù hợp nhất”.
Theo ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, việc lựa chọn các bộ sách để sử dụng trong các trường phổ thông phải tuân thủ các quy định của Bộ GD&ĐT, phù hợp với từng địa phương; tổ chức lựa chọn SGK công khai minh bạch, có tham khảo ý kiến của các cơ sở giáo dục phổ thông; SGK được lựa chọn phù hợp với điều kiện địa lí, kinh tế, xã hội trong toàn TP Hà Nội, sử dụng ổn định, tránh lãng phí. Cùng với nguyên tắc trên, việc lựa chọn sách phải đảm bảo các yêu cầu sau: Chọn đủ SGK cho các môn học, hoạt động giáo dục ở các khối lớp; phù hợp với việc dạy và học của giáo viên và học sinh địa phương; bảo đảm nguồn cung ứng SGK được lựa chọn theo nhu cầu của học sinh và các cơ sở giáo dục phổ thông; bảo đảm cung cấp đúng thời điểm và có giá bán hợp lí. Trong thời gian tới, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tham mưu cho UBND TP thành lập Hội đồng lựa chọn SGK, Ban môn học; tham mưu xây dựng tiêu chí lựa chọn SGK cho Hội đồng thẩm định lựa chọn SGK và Ban môn học. Sở GD&ĐT cũng chỉ đạo các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn, các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến, đề xuất việc lựa chọn SGK môn học, hoạt động giáo dục.
Tiêu chí là đảm bảo quyền lợi của học sinh
Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Theo dự thảo này, các trường sẽ thành lập hội đồng chọn sách giáo khoa mới dựa trên ý kiến giáo viên, phụ huynh, công bố kết quả trước năm học 2020-2021 ít nhất 5 tháng. Dù vậy, dư luận vẫn còn những ý kiến lo ngại lợi ích nhóm hay sự đạo “ngầm” của lãnh đạo địa phương trong việc lựa chọn SGK.
Từ những ý kiến nêu trên, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Thái Văn Thành khẳng định: “Không có chuyện lợi ích nhóm trong việc lựa chọn SGK ở các địa phương. Tất cả các địa phương lựa chọn SGK dựa trên những quy định và hướng dẫn cụ thể của Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT xây dựng các tiêu chí lựa chọn SGK rõ ràng, từ đó các giáo viên và phụ huynh sẽ lựa chọn được những bộ SGK phù hợp nhất. Tất cả tiêu chí, quy trình lựa chọn SGK đều phải đảm bảo quyền lợi cho học sinh”.
Trước những lo ngại của xã hội, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Trung học (Bộ GD&ĐT) khẳng định: "Bộ GD&ĐT quy định cơ sở giáo dục phổ thông là đơn vị được quyền lựa chọn SGK. Bộ GD&ĐT cũng có quy định việc thành lập hội đồng đồng lựa chọn SGK theo từng môn học, từng hoạt động giáo dục cụ thể ở từng cấp học nên không có chuyện lợi ích nhóm trong việc lựa chọn SGK”. Đại diện Bộ GD&ĐT cũng cho biết, Bộ sẽ triển khai công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương, các nhà xuất bản thực hiện tốt các khâu lựa chọn SGK lớp 1, tổ chức tập huấn sử dụng SGK theo Chương trình Giáo dục phổ thông, thực hiện việc in và phát SGK đảm bảo đủ số lượng, kịp thời về tiến độ thời gian cho năm học 2020-2021 và các năm học tiếp theo.
Bộ đang xây dựng thông tư hướng dẫn Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư Hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, SGK được lựa chọn phải thuộc danh mục đã được Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt và mỗi môn học chỉ được dùng một sách. Việc chọn sách giáo khoa cần phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện tổ chức dạy, học tại cơ sở giáo dục. Các Phòng, Sở GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát và kiểm tra việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý, sau đó tổng hợp và báo cáo công khai kết quả. Hội đồng lựa chọn SGK được thành lập bởi Chủ tịch là người đứng đầu trường học, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Mỗi trường tiểu học, THCS, THPT thành lập một hội đồng, đối với trường có nhiều cấp học, mỗi cấp thành lập một hội đồng. Số lượng thành viên của hội đồng là lẻ, tối thiểu 11 người, trong đó ít nhất 2/3 là giáo viên và những người có chuyên môn. Người đã tham gia biên soạn, thẩm định sách giáo khoa không được tham gia hội đồng chọn sách. |
Tin liên quan
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics