e magazine
14:42 | 20/11/2023
LONGFORM: Tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

14:42 | 20/11/2023

(HQ Online) - Từ năm 2014 đến nay, lương tối thiểu (LTT) vùng đã trải qua 8 lần điều chỉnh. Dự kiến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, Hội đồng Tiền lương quốc gia mới họp để chốt phương án khuyến nghị tăng LTT vùng năm 2024, do đó LTT trong khối doanh nghiệp (DN) khó có thể tăng từ ngày 1/1/2024.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Mức LTT là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động (NLĐ) làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. LTT được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như: Mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ; tương quan giữa mức LTT và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động và khả năng chi trả của DN. Mức lương này được xác lập theo vùng và được Chính phủ công bố dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Từ năm 2014 đến nay, LTT trải qua 8 lần điều chỉnh với mức tăng như sau: 15,2% (năm 2014); 14,2% (năm 2015); 12,4% (năm 2016); 7,3% (năm 2017); 6,5% (năm 2018); 5,3% (năm 2019); 5,5% (từ năm 2020 đến tháng 6/2022); 6% từ tháng 7/2022 đến nay. Hiện LTT đang được áp dụng tại 4 vùng như sau: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương tối thiểu giờ tại vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Theo thông lệ, mỗi kỳ họp Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ diễn ra 2-3 phiên, phương án và thời điểm tăng lương thường chốt vào phiên họp thứ ba, nhanh nhất vào phiên thứ hai khi các bên tìm được tiếng nói chung.

Vào mỗi mùa thương lượng tiền LTT, trong khi phía NLĐ luôn mong muốn tăng thì ngược lại, phía DN lại luôn lo lắng. Trong Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ là một bên tham gia, hội đồng còn có đại diện của người sử dụng lao động (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), Liên minh Hợp tác xã, đại diện các hiệp hội sử dụng nhiều lao động, chuyên gia độc lập. Lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giữ ghế chủ tịch Hội đồng.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Tại phiên họp đầu tiên vào đầu tháng 8/2023, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất hoãn thương lượng tăng LTT đến cuối năm để đánh giá thêm tình hình lao động, việc làm và khả năng phục hồi của DN trước khi đưa ra quyết định. Nguyên nhân là kinh tế sụt giảm khiến hơn nửa triệu lao động mất việc, giảm giờ làm, CPI 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,29% so với cùng kỳ, lạm phát tăng 4,74%.

Phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị tăng khoảng 6%, tức tiền lương tương ứng thấp nhất là 195.000 đồng với vùng 4 và 280.000 đồng với vùng 1. Song Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, tìm kiếm đơn hàng, giữ được việc cho lao động cấp thiết hơn tăng lương.

Theo các chuyên gia, việc tăng LTT vùng năm 2024 là quyết định khó do xu hướng kinh tế còn nhiều khó khăn, DN thiếu đơn hàng, tình trạng lao động thiếu việc làm, thất nghiệp vẫn có thể tăng. Trong khi đó, cuộc sống NLĐ cũng không dễ thở do giảm thu nhập vì thiếu việc làm. Nếu không tăng lương sẽ khó đáp ứng được cuộc sống trong bối cảnh lạm phát và lương cơ sở của khối nhà nước, lương hưu đã tăng từ tháng 7 vừa qua.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Đứng ở góc độ NLĐ, ông Lê Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam cho biết, nếu như trước năm 2020 ngành có khó khăn, song giai đoạn 2021 – 2023 nhờ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nên việc làm được cải thiện đáng kể. Một số bộ phận khó khăn là thuộc các đơn vị trước đây do cổ phần hóa yếu kém, nợ lương không khắc phục được. Về thu nhập, khối đường bộ hiện đạt mức bình quân 7,5 triệu đồng/tháng; khối xây dựng cơ bản khoảng 10 triệu đồng/tháng; khối công nghiệp cơ khí khoảng 9 triệu đồng; khối khảo sát thiết kế dịch vụ gần 12 triệu đồng…

Với mức thu nhập như trên, đời sống NLĐ vẫn rất khó khăn. Bởi mức lương phải “gánh” rất nhiều khoản phải chi phí trong khi giá cả tăng chóng mặt. Vì vậy, Công đoàn ngành giao thông vẫn đề xuất tiếp tục tăng LTT vùng trong năm 2024.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao độngThế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Trong khi đó, về phía DN, đại diện cho DN, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, NLĐ là tài sản vô giá của DN. Trong bối cảnh hiện nay DN đang chồng chất khó khăn, nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh để tạo việc làm cho NLĐ.

Phó Chủ tịch VCCI nhận định, tăng LTT vùng là mong muốn chính đáng của NLĐ, nhưng vẫn cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng về việc điều chỉnh mức lương khi DN đang gặp nhiều khó khăn. Bởi tiền LTT sẽ tác động đến rất nhiều chính sách của DN như quỹ công đoàn, BHXH... trong khi đó, hiện nay các DN khó khăn vẫn đang đề xuất giảm đóng các quỹ này.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Bên cạnh đó, hiện các DN trong ngành đều trả lương cho NLĐ cao hơn mức LTT vùng, nên nếu tiếp tục tăng thì DN sẽ phải gánh thêm chi phí tăng thêm từ phần đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn. Còn thực tế, thu nhập của NLĐ chưa chắc đã tăng, thậm chí giảm đi vì tỉ lệ phải đóng bảo hiểm và các khoản khác tăng theo.

Đại diện Công đoàn Dệt may cho rằng, việc điều chỉnh LTT vùng trong năm 2024 cần cân nhắc một mức tăng và thời điểm phù hợp để đảm bảo hài hòa quyền lợi của cả NLĐ và khả năng cạnh tranh của DN. Việc điều chỉnh LTT vùng nên cân nhắc, so sánh yếu tố tác động việc điều chỉnh lương, tránh tác động tiêu cực với NLĐ, đặc biệt là các yếu tố về tâm lý.

“Việc điều chỉnh lương cơ sở gần đây đã khiến cho giá cả thị trường tăng theo. Lương danh nghĩa của NLĐ tăng, nhưng lương thực tế giảm đi bởi giá cả tăng, dẫn đến đời sống NLĐ giảm đi. Tôi nhất trí nên cân nhắc mức tăng để đảm bảo bù đủ trượt giá theo kế hoạch Quốc hội đề ra. Không tăng không được, việc tăng đối với đối tượng NLĐ không đảm bảo mức LTT vùng thì sẽ được hưởng lợi. Để đảm bảo quyền lợi cho những người hưởng lương thấp và lợi ích lâu dài của tất cả NLĐ, chúng tôi đề nghị có mức tăng hợp lý với cả DN và NLĐ", ông Dương kiến nghị.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Mới đây, Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành về việc điều chỉnh tiền LTT theo vùng năm 2024. Trong văn bản kiến nghị, JCCI dẫn khảo sát “Thực trạng của các DN Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài” với hơn 600 DN đã cho thấy, các DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam tỏ ra không mấy lạc quan về kết quả kinh doanh năm 2023. Tại thời điểm khảo sát có hơn 46% DN dự báo doanh thu sẽ “suy giảm” hoặc “duy trì” so với năm 2022.

Riêng về chi phí nhân công, hơn 75% các DN Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam nói rằng chi phí nhân công tăng chính là rủi ro lớn nhất khi đầu tư tại Việt Nam trong tương lai. Con số này cao hơn so với thứ hạng và tỉ lệ trong cuộc khảo sát tương tự được thực hiện ở Thái Lan và Philippines (Thái Lan 71,4%; Philippines 61,1%).

JCCI cho rằng, mặc dù Chính phủ Việt Nam giữ nguyên mức LTT theo vùng nhưng các DN Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam vẫn quyết định tăng lương với mức 5,4% từ năm 2020 đến năm 2021, và 5,8% từ năm 2021 đến 2022, từ năm 2022 đến năm 2023 dự kiến tăng 5,9%. Tỉ lệ tăng này cao hơn so với các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Ngoài ra, một khảo sát mà JCCI thực hiện trong tháng 1/2023 cũng cho thấy, dù Chính phủ Việt Nam quyết định giữ nguyên mức LTT vùng nhưng có tới 65% số lượng DN Nhật Bản trong khối sản xuất hoạt động tại miền Bắc Việt Nam quyết định tăng lương cho NLĐ.

Tính tổng các DN đã thực hiện tăng lương trong năm 2022, thì có tới 96% số lượng DN đã tiến hành tăng lương trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến 2023. Kết quả của những đợt tăng lương này là mức lương bình quân của các DN sản xuất Nhật Bản ở miền Bắc Việt Nam đạt hơn 5,1 triệu đồng (khu vực 1, 2, 3 và 4), cao hơn nhiều so với mức LTT vùng 4,68 triệu đồng ở khu vực 1.

Trước những thực tế nêu trên, JCCI kiến nghị duy trì mức LTT vùng trong năm 2023, không phản đối việc điều chỉnh mức LTT vùng từ tháng 1/2024, nhưng cần lưu ý mức điều chỉnh. Ngoài ra, có thể dễ xảy ra tranh chấp lao động ở những DN không có năng lực cạnh tranh về chi phí. Thay vì quyết định theo các chỉ số như CPI, Hiệp hội này kiến nghị Hội đồng Tiền lương quốc gia cần điều tra thực tế mặt bằng tiền lương và đề xuất điều chỉnh theo tình hình thực tế.

“Các DN đều đã tự tiến hành điều chỉnh lương nên giả sử nếu mức LTT được điều chỉnh tăng mạnh sẽ khiến cho DN không thể chịu được gánh nặng về chi phí nhân công”, JCCI phân tích.

Theo JCCI, nền kinh tế trong và ngoài nước luôn có sự thay đổi khó lường nên rất khó dự đoán. Vì vậy mức LTT cần được xác định dựa trên các chỉ số kinh tế và xu hướng kinh tế hàng năm.

Liên quan đến năng lực chi trả của DN, Hiệp hội này cũng mong muốn làm rõ phương pháp đánh giá cụ thể. Ngoài ra, việc hỗ trợ các DN nhỏ và vừa là không thể thiếu để củng cố nền tảng của ngành công nghiệp và phát triển công nghiệp hỗ trợ, khi xác định mức LTT cần coi “năng lực thanh toán tiền lương” là chỉ số đánh giá quan trọng.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương đã xác định, định kỳ hàng năm cơ quan thống kê phải công bố mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ để Hội đồng Tiền lương Quốc gia làm căn cứ điều chỉnh tiền lương.

Tuy nhiên, từ Nghị quyết 27 năm 2018 đến nay, có thể nói việc công bố mức sống tối thiểu hàng năm vẫn chưa làm được, đây là việc chúng tôi nhiều lần kiến nghị các cơ quan chức năng, để làm căn cứ cho các bên trong thương lượng về tiền LTT định kỳ hàng năm.

PV: Theo tính toán của công đoàn thì tiền LTT hiện nay đã đáp ứng bao nhiêu % nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ, thưa ông?

Ông Lê Đình Quảng:

Khi thương lượng tiền lương ở Nghị định 38 về điều chỉnh tiền LTT vùng, mức lương tăng thêm 6%, qua ghi nhận chúng tôi thấy phần lớn các DN đã đáp ứng được, NLĐ cũng cho rằng phù hợp.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Nghĩa là thời điểm áp dụng từ tháng 7/2022 đến nay, mức lương trên đảm bảo, tuy nhiên cũng từ đó đến nay chỉ số giá tiêu dùng tăng lên, điều kiện kinh tế - xã hội cũng có những biến động, nhu cầu chi tiêu của NLĐ và gia đình họ cũng tăng lên, đó là các yếu tố cần xem xét để điều chỉnh tiền lương trong thời gian tới.

Về mức cụ thể tiền lương đáp ứng bao nhiêu nhu cầu sống tối thiểu hiện chúng tôi chưa có số liệu tính toán cụ thể, tuy nhiên nhìn chung Nghị định 38 đã đáp ứng được giai đoạn đầu rất phù hợp, cả DN và NLĐ đều có sự cải thiện.

PV: Vậy phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã dự kiến các phương án điều chỉnh LTT cho năm tới ra sao, thưa ông?

Ông Lê Đình Quảng:

Đến thời điểm này, tổ chức công đoàn đã chuẩn bị tất cả số liệu, căn cứ để chuẩn bị thương lượng. Tuy nhiên, năm nay trong bối cảnh khó khăn chung, chúng tôi sẽ đưa ra nhiều phương án chứ không có một phương án cụ thể nào. Trong quá trình đàm phán, các thành viên của tổ chức công đoàn sẽ thống nhất rồi sẽ có phương án sau.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

PV: Về thời điểm điều chỉnh thì sao thưa ông, trong khi các DN kiến nghị lùi thời gian trong năm 2024?

Ông Lê Đình Quảng:

Có thể nói trong phiên đàm phán đầu tiên, thời điểm điều chỉnh cũng là nội dung mà các bên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần thảo luận, bởi nếu lùi lại đến đầu năm 2024 thì theo Nghị định 38 cũng đã mất hơn một năm rưỡi chưa tăng. Trong khi đó, Nghị quyết 27 xác định cần định kỳ điều chỉnh hàng năm LTT vùng.

Mặc dù vậy, chúng tôi thấu hiểu hiện nay DN khó khăn, do đó việc đề nghị lùi thời gian điều chỉnh tiền lương cũng là một yếu tố cần thảo luận kỹ lưỡng để vừa đảm bảo quyền lợi NLĐ, vừa bảo đảm khả năng chi trả của người sử dụng lao động.

Còn với góc độ cá nhân, tôi cho rằng mức tăng lương năm tới chỉ nên điều chỉnh làm sao đủ bù đắp trượt giá, NLĐ vẫn duy trì được tiền lương theo Nghị định 38.

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

PV: LTT đã được điều chỉnh nhiều lần, nhưng vẫn chưa giải quyết được cốt lõi được vấn đề về đời sống của NLĐ, theo ông giải quyết vấn đề tiền lương đủ sống cần giải pháp gì thay vì cứ đến thời điểm lại chờ lương tăng?

Ông Lê Đình Quảng:

Thực tế, nhiều quốc gia xác định không quan tâm đến tiền LTT mà tập trung vào tiền lương đủ sống, làm sao mức lương đó vừa đảm bảo đời sống nhưng NLĐ cũng có một phần tích lũy để giảm thiểu những tình huống rủi ro.

Dịch bệnh vừa qua, NLĐ của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn vì một phần chưa tính đến các yếu tố đó. Dần dần, tiền LTT chỉ làm đúng chức năng của nó, là sàn thấp nhất bảo vệ NLĐ yếu thế để DN không được trả thấp hơn, đồng thời là căn cứ để các bên thương lượng tiền lương.

Như vậy, chúng tôi cho rằng trong thời gian tới phải tăng cường đối thoại, thương lượng về tiền lương, bởi lâu nay thương lượng của chúng ta chưa tốt nên thường dựa vào điều chỉnh tăng LTT để các DN tăng tiền lương theo.

Thực chất việc này phải thương lượng trực tiếp bằng tiền lương hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế xây dựng thang, bảng lương hoặc điều chỉnh tiền lương hàng năm. Tăng cường thương lượng, đối thoại trực tiếp về tiền lương sẽ tốt hơn là dựa vào LTT để điều chỉnh để tăng theo.

PV: Xin cảm ơn ông!

Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Xuân Thảo - Gia An

Phiên bản di động