e magazine
09:20 | 10/07/2024
LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

09:20 | 10/07/2024

(HQ Online) - Việc quản lý và thúc đẩy tổng cầu trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều dấu hiệu tích cực nhưng tác động chưa nhiều tới khu vực đầu tư tư nhân. Thực tế cho thấy, khu vực này vẫn đang chật vật chống chọi với nhiều khó khăn.
LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ. Trong đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tình hình đăng ký doanh nghiệp chuyển biến tích cực hơn.

LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Tuy nhiên, trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể như: sản xuất công nghiệp phục hồi chậm; một số địa phương trọng điểm tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ; sức mua trong nước tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015-2019; áp lực cạnh tranh tăng ở cả thị trường xuất khẩu và trong nước; thói quen sản xuất, cách thức tiêu dùng thay đổi theo hướng xanh… Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở các thành phố lớn phải sang nhượng, trả lại mặt bằng thuê ở các trung tâm thương mại lớn, tuyến phố trung tâm.

Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 1.451,3 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: vốn khu vực nhà nước đạt 392,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 27% tổng vốn và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước; khu vực tư nhân đạt 799,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,1% và tăng 6,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 259,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,9% và tăng 10,3%.

Kết quả 6 tháng cho thấy sự chuyển biến tích cực trong khu vực đầu tư tư nhân. Tuy vậy, theo các chuyên gia, những khó khăn vẫn còn rất lớn trong khu vực này sau khi chịu tác động nặng nề và dai dẳng từ đại dịch Covid-19 cùng những biến động kinh tế quốc tế. Ngoài ra, nhìn về thời kỳ trước, xét trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2023, mức tăng trưởng vốn đầu tư tư nhân có xu hướng giảm dần và đều ở mức tăng trưởng thấp nhất trong 2 năm 2022 và 2023.

Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024 cho thấy, trong năm 2023, đầu tư tư nhân giảm tốc đáng kể so với giai đoạn trước; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng. Sang những tháng đầu năm 2024, tổng cầu trong nước vẫn yếu, chậm hồi phục trong bối cảnh áp lực lạm phát có dấu hiệu tăng khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Theo kết quả khảo sát khối doanh nghiệp tư nhân tại Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2023 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố vào tháng 5/2024, chỉ 27% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2024 và 2025, giảm mạnh so với mức 35% của năm 2022 và thấp hơn mức đáy năm 2012-2013. Tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô kinh doanh hoặc đóng cửa lên tới 16,2%. Con số này cao đáng kể so với mức 10,7% được ghi nhận trong khảo sát năm 2022 và gần bằng mức kỷ lục 16,6% của khảo sát năm 2021 khi Việt Nam còn nằm trong tâm dịch Covid-19.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI, mức độ lạc quan của doanh nghiệp tư nhân ở mức thấp so với những năm trước. Các doanh nghiệp quy mô càng nhỏ thì mức độ lạc quan càng suy giảm. Vì thế, thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước cần theo dõi tình hình kịp thời và thực hiện hiệu quả hơn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Tác động của các yếu tố bất lợi, bấp bênh từ tình hình kinh tế thế giới khiến những dự báo về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 đều được điều chỉnh giảm so với năm 2023. Dự báo tăng trưởng kinh tế do các tổ chức quốc tế đưa ra ở mức 5,5-6%, thấp hơn so với kế hoạch 6-6,5% do Quốc hội đề ra.

Theo báo cáo “Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023” do trường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện và công bố vào tháng 4/2024, trong bối cảnh mô hình kinh tế chưa có cải thiện về chiều sâu, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024 (ngắn hạn), Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) cần được hồi phục nhanh chóng và đẩy mạnh hơn nữa.

Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Nhưng theo các chuyên gia, đầu tư tư nhân về cơ bản khó tăng mạnh nên việc gia tăng giải ngân và chất lượng vốn đầu tư công đóng vai trò then chốt. Mới đây, tại Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 5/6/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia để lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội.

GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, đầu tư công như một dạng “vốn mồi”. Ở những giai đoạn nhất định của nền kinh tế, đầu tư công phải giữ vai trò dẫn dắt. Chẳng hạn, sản xuất xanh là xu hướng chung trên thế giới, nếu khu vực tư nhân có quy mô nhỏ, chưa đủ tiềm lực để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi thì Nhà nước cần phải hỗ trợ. Vị chuyên gia này khuyến nghị có thể xây dựng các mô hình hợp tác công tư, tập trung vào những điểm nghẽn, điểm trọng yếu, từ đó tạo ra những bước ngoặt cho nền sản xuất.

“Tuy nhiên, nền kinh tế về dài hạn không thể trông chờ vào đầu tư công mà cần có giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, khơi thông lại nguồn lực để đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất”, GS.TS. Tô Trung Thành nêu rõ.

Theo nhiều khuyến nghị, Chính phủ cần có giải pháp tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho khu vực tư nhân. Cụ thể, cần tiếp tục nghiên cứu, cắt giảm thực chất những điều kiện kinh doanh đang là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa; hạn chế các tác động bất lợi đến doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời tăng tính lành mạnh các thị trường tài sản và đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội.

Các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ có trọng điểm như hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp cận đất đai, tín dụng, nâng cao năng lực kỹ thuật để áp dụng công nghệ mới, nắm bắt cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0. Cùng với đó là phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tận dụng khu vực FDI để đẩy mạnh xuất khẩu.

Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Tuy nhiên, trong những hỗ trợ chung về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh đã được nói đến nhiều lần. Các chuyên gia cho rằng cần phải có sự tính toán cũng như cân nhắc về “liều lượng” và trọng tâm để đưa ra chính sách hỗ trợ phù hợp.

Về vấn đề này, GS.TS. Tô Trung Thành cho rằng, đầu tư khu vực tư nhân mới là thành tố quan trọng có tác dụng kích thích tăng trưởng, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Do đó, đầu tư tư nhân cần được hỗ trợ và phải là trọng tâm trong các thiết kế chính sách trong thời gian tới.

Theo đó, GS. TS. Tô Trung Thành đề xuất tập trung đẩy mạnh các chính sách tài khóa hơn chính sách tiền tệ do còn dư địa với các chính sách hỗ trợ về giảm các loại thuế, phí... Với chính sách tiền tệ, thay vì tập trung giảm lãi suất, tăng hạn mức tín dụng thì cần gia tăng hiệu lực chính sách, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho khối tư nhân.

Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, cần rút ra bài học về cách lựa chọn chính sách và tính khả thi của một số chính sách. “Nếu có thể làm lại, cá nhân tôi cho rằng rất cần có trọng tâm trọng điểm, chúng ta không cần nhiều chính sách nhưng cần nâng cao tính khả thi và đặc biệt là cần đứng từ góc độ người dân để hiểu hơn người dân thực sự cần gì và doanh nghiệp thực sự muốn gì”, đại biểu Lưu Mai nhấn mạnh.

Từ góc độ doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA), nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội luôn “trải thảm đỏ” để đón nhà đầu tư quốc tế, qua đó giúp các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy, ông Nguyễn Vân đề nghị cần tập trung hơn nữa vào các chính sách cho công nghiệp hỗ trợ để bắt kịp cơ hội và xu hướng toàn cầu.

Đồng tình, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 nhìn nhận, trong quá trình triển khai các nhà máy mới của May 10 tại Quảng Bình, Thanh Hoá... thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục đất đai dù chưa rút ngắn được thời gian quá nhiều nhưng đã thuận lợi hơn trước. Ông Việt mong muốn các chính sách cần tập trung hơn vào nhu cầu thực tế của doanh nghiệp như tháo gỡ về vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, qua đó tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Trên thực tế, trong những tháng ngày đầy khó khăn của kinh tế tư nhân, chính sách tài khoá đã phát huy vai trò là “bệ đỡ” vững chắc với nhiều chính sách mới và chưa từng có tiền lệ.

Là cơ quan tham mưu cho Chính phủ liên quan đến điều hành chính sách tài chính - ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã chủ động trong điều hành, xây dựng nhiều chính sách nhằm “khoan thư sức dân”.

Theo các báo cáo của Bộ Tài chính, trong 4 năm (2020-2023), Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp trong lĩnh vực tài chính với tổng quy mô hỗ trợ khoảng 700 nghìn tỷ đồng, đặc biệt là các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất (như gia hạn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và tiền thuê đất; miễn, giảm thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường cùng nhiều khoản phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.

Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Sang năm 2024, trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp chính sách tài khoá đã thực hiện, Bộ Tài chính tiếp tục chủ động đề xuất hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua. Trong đó, tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã thông qua việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Mới đây, theo đề xuất của Bộ Tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Cùng với đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2024; dự kiến số tiền được gia hạn là gần 84.000 tỷ đồng.

Đồng thời, ngày 28/6 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 43/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, với việc tiếp tục giảm từ 10-50% đối với 36 khoản phí, lệ phí trong năm 2024… Đây là lần thứ 4 Bộ Tài chính thực hiện giảm mức thu phí, lệ phí từ 10-50%. Dự kiến tác động giảm thu ngân sách khoảng 700 tỷ đồng. Theo các doanh nghiệp, đây đều là những chính sách rất được mong đợi và sẽ phát huy hiệu quả trực tiếp đến quyền lợi và chi phí tài chính của cộng đồng doanh nghiệp.

Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Ngành Hải quan cũng đã tập trung đẩy mạnh tạo thuận lợi thương mại. Hầu hết cục hải quan tỉnh, thành phố đã và đang triển khai nhiều sáng kiến đồng hành cùng doanh nghiệp, từ tổ chức các đoàn làm việc trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp có đóng góp số thu lớn để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cho đến lắng nghe đề xuất, giải pháp tháo gỡ vướng mắc phát sinh…

Bà Tô Thị Hưng, đại diện Công ty TNHH Điện lực AES Mông Dương cho biết, trong quá trình triển khai dự án đến khi đi vào vận hành các nhà máy, doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn tận tình về thủ tục hải quan của cán bộ, công chức thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả (Quảng Ninh). Thông qua các kênh gặp gỡ, trao đổi trực tiếp do Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả tổ chức, doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ chế chính sách mới liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Còn tại Hải Phòng, theo Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc, nhiều năm qua, đơn vị luôn chú trọng công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, đẩy mạnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp theo phương châm “lấy doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”. Đồng thời, tiếp nhận các vướng mắc, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời giải quyết hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.

LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?Longform: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của Nghị quyết là phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu...

Tuy nhiên, cả nước hiện có gần 800.000 doanh nghiệp tư nhân. Con số này không những không đạt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 như Nghị quyết 10 đặt ra mà còn cách rất xa con số 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025. Vì thế, theo các chuyên gia, để đạt được các mục tiêu này, cơ quan quản lý cần phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh để doanh nghiệp có một sân chơi minh bạch và bình đẳng; bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cũng cần tăng tính chủ động, nỗ lực bắt kịp những xu thế kinh doanh quốc tế, dần vươn lên làm chủ cuộc chơi,…Có như vậy, mục tiêu gần nhất là 1,5 triệu doanh nghiệp mới sớm thành hiện thực.

Hương Dịu - Minh Đức - Gia An

Phiên bản di động