e magazine
12:09 | 22/01/2023
LONGFORM: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

12:09 | 22/01/2023

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2022 đầy biến động, khó lường, song với sự nỗ lực, quyết tâm cao độ, ngành Hải quan đã gặt hái được nhiều thành công trên các mặt công tác, tạo tiền đề quan trọng để hướng tới mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới, trọng tâm là thực hiện thành công chuyển đổi số để xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh khi dành thời gian trả lời phỏng vấn Tạp chí Hải quan trước thềm Xuân mới Quý Mão 2023.
MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại
MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN NGUYỄN VĂN CẨN

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2022 đầy biến động, khó lường, song với sự nỗ lực, quyết tâm cao độ, ngành Hải quan đã gặt hái được nhiều thành công trên các mặt công tác, tạo tiền đề quan trọng để hướng tới mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới, trọng tâm là thực hiện thành công chuyển đổi số để xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh khi dành thời gian trả lời phỏng vấn Tạp chí Hải quan trước thềm Xuân mới Quý Mão 2023.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

Đánh giá tổng quát về kết quả năm 2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn vui vẻ nói: toàn Ngành đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác, nổi bật là trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030; Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Chương trình hành động của Bộ Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 và ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2025; thu ngân sách lần đầu cán mốc 440 nghìn tỷ đồng; tích cực, chủ động đấu tranh chống tội phạm và phòng, chống buôn lậu với nhiều chiến công; góp phần quan trọng vào xác lập kỷ lục vượt mốc 700 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu…

Thưa Tổng cục trưởng, xin được bắt đầu cuộc phỏng vấn về nội dung đang thu hút sự quan tâm là kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm nay đạt kỷ lục mới vượt mốc 700 tỷ USD. Xin Tổng cục trưởng cho biết những đóng góp của ngành Hải quan vào kết quả quan trọng này?

TỔNG CỤC TRƯỞNG NGUYỄN VĂN CẨN:

Quy mô hơn 700 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu phản ánh độ mở ngày càng lớn của nền kinh tế trong hội nhập, phát triển; thể hiện Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu và khẳng định môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài…

Thời gian qua, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại được ngành Hải quan xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.

Năm 2022, trước thực tế hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine; ngành Hải quan đã có nhiều giải pháp để đồng hành cùng doanh nghiệp, khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp nền kinh tế phục hồi, phát triển.

Về cơ chế chính sách, Tổng cục Hải quan tham mưu Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP về chính sách thuế đối với hàng hóa của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhập khẩu hoặc đã nhập khẩu để tài trợ; đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 10/2021/UBTVQH15 về gia hạn thời gian lưu giữ hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế, hàng hóa gửi kho ngoại quan đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19… Tổng cục Hải quan thiết lập cơ chế cập nhật thông tin phục vụ công tác đánh giá tác động của xung đột giữa Nga - Ukraine đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

Trước tình trạng hàng hóa ùn tắc tại cửa khẩu biên giới phía Bắc do chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc, Tổng cục Hải quan đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ giải quyết vướng mắc về thủ tục hải quan để hỗ trợ doanh nghiệp; tăng thời gian làm việc của các đơn vị Hải quan liên quan từ 8 giờ lên 10 giờ, bố trí làm việc ngoài giờ hành chính, thực hiện thủ tục hải quan 24/7…

Tổng cục Hải quan cũng đã tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899).

Ngoài ra, kết quả cải cách của các Cục Hải quan như TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh… đã góp phần quan trọng để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa phương.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn và Tổng biên tập Tạp chí Hải quan Vũ Thị Ánh Hồng trao Kỷ niệm chương và hoa cho đại diện 9 doanh nghiệp được bình chọn “Doanh nghiệp nộp thuế lớn, tuân thủ tốt pháp luật về hải quan” trong khuôn khổ Diễn đàn Hải quan ‐ Doanh nghiệp năm 2022, ngày 8/9/2022.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan, ngành Hải quan đã kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập từ cơ chế chính sách, những biến động của dòng chảy hàng xuất nhập khẩu, từ đó đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung giúp bảo vệ sản xuất trong nước, uy tín hàng hóa của Việt Nam… Ngành Hải quan thể hiện rõ hơn vai trò, vị trí và đóng góp đối với phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của đất nước. Tổng cục trưởng có thể cho biết rõ hơn về điều này?

TỔNG CỤC TRƯỞNG NGUYỄN VĂN CẨN:

Với vai trò “gác cửa nền kinh tế”, từ thực tế quản lý, ngành Hải quan đã chủ động phát hiện sự bất thường, từ đó có nhiều kiến nghị, đề xuất quan trọng, nổi bật gần đây như đề nghị hoàn thiện quy định về xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa; quy định liên quan đến quản lý kinh doanh tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan…

Đối với việc nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, Tổng cục Hải quan đã đánh giá, phân tích cho thấy, dù là nước nông nghiệp nhưng hàng năm Việt Nam vẫn chi hàng tỷ USD nhập khẩu nông sản, Tổng cục Hải quan đã kịp thời báo cáo, kiến nghị các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này, hỗ trợ hoạt động sản xuất, đời sống của bà con nông dân. Điển hình là đề nghị sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa trong nước sản xuất được, trong đó có bổ sung mặt hàng ngô hạt…

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

Năm 2022 ghi nhận thành tích nổi bật về thu ngân sách của ngành Hải quan, xin Tổng cục trưởng phân tích rõ hơn về kết quả đạt được?

TỔNG CỤC TRƯỞNG NGUYỄN VĂN CẨN:

Để thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách, từ đầu năm, Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị 439/CT-TCHQ về thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022.

Điều này cho thấy toàn Ngành đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tạo thuận lợi thương mại để thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu; gắn với tăng cường các biện pháp chống thất thu qua mã, trị giá, lượng, C/O… với sự vào cuộc đồng bộ của lực lượng chống buôn lậu; kiểm tra sau thông quan; thanh tra, kiểm tra…

Kết quả thu ngân sách đóng góp quan trọng vào đảm bảo tiềm lực tài chính quốc gia để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế, an sinh xã hội, nhất là thực hiện các gói phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

Những năm gần đây, công tác đấu tranh với tội phạm và phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại của ngành Hải quan có nhiều chuyển biến tích cực cả về bề rộng và chiều sâu, Tổng cục trưởng đánh giá thế nào về kết quả trọng tâm này trong năm 2022?

TỔNG CỤC TRƯỞNG NGUYỄN VĂN CẨN:

Trong xu thế toàn cầu hóa và phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, tình hình tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động buôn lậu có diễn biến hết sức phức tạp. Ngoài chiêu thức, thủ đoạn truyền thống, tội phạm đã triệt để lợi dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 để thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch, mua bán hàng hóa, thanh toán qua phương thức điện tử, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phương thức này tăng lên rõ rệt. Mặt khác, tội phạm táo tợn thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng cấm như ma túy đi trực diện qua cửa khẩu…

Điều này đã được ngành Hải quan sớm nhận diện và chủ động các phương án, kế hoạch đấu tranh. Đặc biệt, thông qua từng kế hoạch đấu tranh chuyên án, ngành Hải quan đã đi sâu phân tích về phương thức, thủ đoạn, phương án đấu tranh, đúc rút bài học kinh nghiệm để quán triệt, chỉ đạo thống nhất trong toàn Ngành. Trong năm 2022, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Hội nghị quán triệt, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ phòng, chống buôn lậu trong lĩnh vực hải quan.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại
MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

Cùng với đó, Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực 389 của Bộ Tài chính.

Liên quan đến đấu tranh với tội phạm ma túy, tình hình tội phạm ma túy xuyên quốc gia diễn biến phức tạp trên các tất cả các tuyến biên giới, cửa khẩu và có chiều hướng gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, hoạt động liều lĩnh, đặc biệt từ quý 2/2022 khi Việt Nam áp dụng chính sách miễn dịch cộng đồng, các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trở lại bình thường.

Ma túy được vận chuyển vào Việt Nam qua các tuyến biên giới chủ yếu là heroin, ma túy đá, ma túy tổng hợp, thuốc phiện, cần sa, cocain, lá khat... Ngoài ra, năm 2022 cơ quan Hải quan đã bắt giữ được một số lượng ma tuý tổng hợp được nguỵ trang dưới nhiều vỏ bọc khác nhau như kẹo, socola, cà phê… được vận chuyển qua đường hàng không.

Tội phạm ma túy không còn né tránh khu vực cửa khẩu, địa bàn hoạt động hải quan như trước. Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kết hợp phát huy hiệu quả sử dụng trang thiết bị chuyên dụng; tăng cường phối hợp với các lực lượng trong nước và hợp tác quốc tế để kịp thời phát hiện, triệt phá.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

Đáng chú ý, cơ quan Hải quan đã chủ trì, phối hợp đấu tranh thành công nhiều chuyên án liên quan đến buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy, triệt phá thành công các đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy có quy mô lớn liên quan đến nhiều tỉnh, thành trên cả nước, bắt giữ được đối tượng chủ mưu, cầm đầu, bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài.

Điển hình như Cục Hải quan Hà Nội, Cục Hải quan TPHCM đã chủ trì triệt phá hàng chục vụ vận chuyển ma túy xuyên quốc gia qua đường hàng không, thu giữ hàng trăm kg ma túy các loại, gấp nhiều lần các năm trước.

Hay Cục Hải quan Quảng Trị chủ trì phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển 8 bánh heroin được cất giấu trong lô hàng quạt gió; Cục Hải quan Hải Phòng phối hợp bắt giữ được dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia thu giữ hơn 30 kg ma túy các loại…

Với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, năng lực trình độ, bản lĩnh của lực lương chuyên trách chống ma túy ngành Hải quan đã có chuyển biến, nâng cao rõ rệt.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại
MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

Ngày 20/5/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số 628/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Tiếp đó, ngày 13/9/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1855/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch Cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2025. Xin Tổng cục trưởng phân tích rõ hơn về tầm quan trọng của Chiến lược và Kế hoạch này đối với sự phát triển của Hải quan Việt Nam?

TỔNG CỤC TRƯỞNG NGUYỄN VĂN CẨN:

Trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, mục tiêu đặt ra là xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh…

Cụ thể hóa mục tiêu trên, Kế hoạch Cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2025 xác định mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành Hải quan số theo định hướng Chính phủ số, tạo nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước về Hải quan đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý thực hiện chuyển đổi số toàn diện ngành Hải quan... Hai văn bản quan trọng nêu trên là kim chỉ nam định hướng cho mục tiêu, sự phát triển của ngành Hải quan trong chặng đường tới.

Tổng cục Hải quan đang chỉ đạo các đơn vị khẩn trương hoàn thiện để sớm phê duyệt Kế hoạch Cải cách, phát triển và hiện đại hóa đến năm 2025 của các cục hải quan tỉnh, thành phố.

Một mục tiêu trọng tâm trong Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm là thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh, theo Tổng cục trưởng, toàn Ngành cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp nào để sớm hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này?

TỔNG CỤC TRƯỞNG NGUYỄN VĂN CẨN:

Để chuyển đổi số thành công, ngành Hải quan đã và đang tập trung vào 3 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm:

Thứ nhất, đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Hải quan theo định hướng chuyển đổi số của Chính phủ, của Bộ Tài chính, tập trung thực hiện tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin xây dựng và thực hiện thành công Hải quan số, Hải quan thông minh.

Trong đó, hệ thống công nghệ thông tin nghiệp vụ hải quan được xây dựng hiện đại, thông minh, đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan; hệ thống dịch vụ công điện tử, hướng tới dịch vụ công số thông minh, mức độ tự động hóa cao, tích hợp trên cổng dịch vụ công quốc gia; hệ thống quản lý nội Ngành hiện đại, tự động hóa các hoạt động quản lý, đồng bộ với việc triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh...

Thứ hai, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN với mục tiêu đến năm 2025 chúng ta sẽ có một hệ thống công nghệ thông tin để có thể thực hiện 100% thủ tục hành chính của các bộ, ngành liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Thứ ba, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về hàng hóa xuất nhập khẩu để phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và công tác quản lý của cơ quan Hải quan và các bộ, ngành liên quan.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại
MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

Tiến trình cải cách, hiện đại hóa, tạo thuận lợi thương mại đặt ra yêu cầu cần sự kết nối, chung tay, đồng hành của các bộ, ngành, doanh nghiệp, nhất là trong cải cách về kiểm tra chuyên ngành (KTCN), vậy, ngành Hải quan cần sự chia sẻ cụ thể như thế nào từ các bộ, ngành liên quan, thưa Tổng cục trưởng?

TỔNG CỤC TRƯỞNG NGUYỄN VĂN CẨN:

Những năm qua, được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, sự chung tay góp sức của bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp để ngành Hải quan đạt được kết quả đáng ghi nhận trong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Bộ Tài chính với vai trò là Cơ quan thường trực Ủy ban 1899 đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành thường xuyên rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, KTCN đối với hàng hóa XNK để sửa đổi, bổ sung theo hướng cải cách các quy định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm thời gian thông quan hàng hóa, đồng thời giải quyết các vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra của Chính phủ, đòi hỏi bức thiết từ cộng đồng doanh nghiệp trong cải cách, tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian thông quan hàng hóa cần những cải cách mang tính đột phá hơn nữa, đặc biệt là công tác quản lý, KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Để cải cách toàn diện thủ tục KTCN đối với hàng hóa nhập khẩu cần tập trung giải quyết những tồn tại, bất cập hiện nay, quyết liệt thực hiện các chủ trương, giải pháp theo tinh thần của các Nghị quyết 19/NQ-CP, Nghị quyết số 99/NQ-CP và các Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019, 2020 và Quyết định số 38/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) phối hợp với các Bộ xây dựng Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu (Nghị định) và các nhiệm vụ khác được Chính phủ giao tại Quyết định số 38/QĐ-TTg.

Dù cơ quan Hải quan có nhiều nỗ lực nhưng thực tế việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do vướng mắc, bất cập và nhiều nội dung của Đề án chưa đạt được theo Kế hoạch và kỳ vọng của doanh nghiệp.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại
MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan kỳ vọng các bộ, ngành phối hợp hiệu quả hơn nữa để sớm hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo Cơ chế một cửa quốc gia nhằm tạo thuận lợi thực chất, hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý và các nhiệm vụ Chính phủ giao tại Quyết định số 38/QĐ-TTg như: Nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ khi Nghị định được ban hành; xây dựng trung tâm dữ liệu rủi ro liên ngành về KTCN nhằm hỗ trợ các cơ quan kiểm tra trong việc quản lý, kiểm tra hàng hóa XNK; chuẩn hóa trang thiết bị, nguồn lực đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ; đào tạo, tập huấn, tuyên truyền sau khi Nghị định ban hành.

Đối với các nhiệm vụ có tính chất thường xuyên, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong năm 2023 là hết sức nặng nề, toàn Ngành cần tập trung vào những giải pháp trọng tâm nào để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao, thưa Tổng cục trưởng?

TỔNG CỤC TRƯỞNG NGUYỄN VĂN CẨN:

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2023, toàn Ngành cần quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả các mục tiêu, giải pháp đặt ra trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tổng cục Hải quan.

Đối với công tác chống buôn lậu, tình hình tội phạm xuyên quốc gia, trong địa bàn hoạt động hải quan, tội phạm sử dụng công nghệ cao để buôn lậu, buôn bán hàng cấm ngày càng phức tạp, do đó, toàn Ngành cần tăng cường công tác thu thập nắm bắt, phân tích, đánh giá thông tin để kịp thời phát hiện các thủ đoạn mới và chủ động biện pháp đấu tranh; triển khai hiệu quả công tác kiểm soát ma túy trong các khâu, các tuyến, các địa bàn…

Việc đấu tranh, bắt giữ cần phải được triển khai bài bản, khoa học từ khâu lập kế hoạch, nắm bắt thông tin, tổ chức phá án, qua mỗi chuyên án, mỗi vụ việc phải kịp thời có sơ kết, tổng kết, đánh giá để khắc phục hạn chế, thiếu sót và phát huy những kinh nghiệm, bài học hay.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu cần sự phối kết hợp nhuẫn nhuyễn, hiệu quả của các lực lượng trong và ngoài Ngành, đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị…

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại
MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

Để xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại như mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, yếu tố quan trọng hàng đầu đặt ra là xây dựng đội ngũ công chức Hải quan chuyên nghiệp, chuyên sâu, vậy yêu cầu đặt ra với công tác xây dựng lực lượng trong giai đoạn tới như thế nào, thưa Tổng cục trưởng?

TỔNG CỤC TRƯỞNG NGUYỄN VĂN CẨN:

Vấn đề con người luôn là yếu tố then chốt, vì vậy, ngành Hải quan sẽ tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ công chức hải quan có trình độ chuyên môn sâu, hoạt động liêm chính, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, được tổ chức, quản lý khoa học, gắn với nhu cầu thực tiễn của vị trí việc làm với năng lực của từng cá nhân, đáp ứng mô hình quản lý hải quan hiện đại.

Đội ngũ công chức cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín, tinh nhuệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia nghiệp vụ 2 cấp Tổng cục và Hải quan vùng; tăng cường liêm chính hải quan...

Cần đặc biệt chú trọng công tác rèn luyện, trau dồi về phẩm chất đạo đức chính trị, tư tưởng; tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ; siết chặt kỷ cương kỷ luật hành chính; thực hiện nghiêm việc sử dụng trang chế phục… để xây dựng hình ảnh cán bộ công chức Hải quan chính quy, hiện đại.

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

Cùng với xây dựng lực lượng, công tác tổ chức bộ máy trong dài hạn cũng được đặt ra để phù hợp với thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh và cũng là vấn đề được cán bộ công chức toàn Ngành hết sức quan tâm, Tổng cục trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về định hướng đối với vấn đề tổ chức bộ máy hải quan trong giai đoạn tới?

TỔNG CỤC TRƯỞNG NGUYỄN VĂN CẨN:

Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đã xác định xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan 3 cấp (cấp Tổng cục, cấp Vùng và cấp Chi cục) theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối trung gian, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý theo mô hình nghiệp vụ hải quan tập trung, thông minh…

Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài đặt ra với ngành Hải quan là hết sức nặng nề, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta khẳng định hơn nữa vai trò, tầm quan trọng của Hải quan Việt Nam trong tiến trình phát triển, hội nhập của đất nước.

Tôi mong muốn đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động toàn Ngành phát huy bề dày truyền thống, nỗ lực rèn luyện, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong năm 2023 và các mục tiêu phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030.

Nhân dịp Xuân mới Quý Mão 2023, thay mặt tập thể lãnh đạo Tổng cục Hải quan, tôi trân trọng gửi tới các thế hệ cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành Hải quan qua các thời kỳ trên mọi miền Tổ quốc lời chúc mừng Hạnh phúc và Thành công!

Xin trân trọng cảm ơn

và kính chúc Tổng cục trưởng

cùng gia đình Năm mới

An khang, Thịnh vượng!

MEGASTORY: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh, hiện đại

Thái Bình

Phiên bản di động