e magazine
08:50 | 10/02/2024
LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

08:50 | 10/02/2024

(HQ Online) - Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã dành thời gian chia sẻ với Tạp chí Hải quan về những kết quả nổi bật của ngành Tài chính trong năm 2023 cũng như những định hướng lớn của Ngành trong năm 2024.
LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng có thể chia sẻ về những nỗ lực của ngành Tài chính để có được kết quả tích cực trong công tác tài chính- ngân sách, đặc biệt là thu ngân sách trong bối cảnh khó khăn của năm 2023 vừa qua?

Năm 2023, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự hồi phục và đà tăng trưởng kinh tế trong nước. Tuy nhiên, ngành Tài chính đã chủ động nỗ lực, quyết liệt thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Trước tiên, về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, đây là nhiệm vụ được Bộ Tài chính luôn coi trọng, thực hiện chủ động, đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, đảm bảo chất lượng, thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và hội nhập quốc tế, qua đó, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính, giúp cho công tác quản lý tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) ngày càng minh bạch, chặt chẽ và hiệu quả.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Bộ Tài chính ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế (Ảnh: H.Anh)

Về điều hành NSNN, thực hiện điều hành chính sách tài khóa mở rộng, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn sau dịch, sức chống chịu của doanh nghiệp (DN) đến hạn, với tinh thần luôn đồng hành, chia sẻ cùng DN, người dân, Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu trình Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội ban hành đồng bộ, kịp thời nhiều giải pháp miễn, giảm, giãn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu NSNN khác nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, khơi thông dòng tiền cho DN, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN.

Ước tính các gói hỗ trợ về chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất lên tới 200 nghìn tỷ đồng. Tôi cho rằng đây là một dấu ấn đặc biệt quan trọng, thể hiện rõ vai trò tích cực, hiệu quả của chính sách tài khóa trong ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập DN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và sẽ áp dụng tại Việt Nam từ năm 2024. Điều này cho thấy sự chủ động của Việt Nam khi tham gia sân chơi lớn của quốc tế, khẳng định quyền thu thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định quốc tế và pháp luật trong nước.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Cùng với đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tăng cường quản lý thu thông qua việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống dữ liệu lớn để quản lý thu, quản trị rủi ro, chống gian lận trong sử dụng hóa đơn, hoàn thuế giá trị tăng, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu cho ngân sách nhà nước.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Ước tính các gói hỗ trợ về chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất lên tới 200 nghìn tỷ đồng . ẢNh: H.Anh.

Nhờ đó, đến hết ngày 31/12/2023, thu ngân sách ước đạt 1.752,5 nghìn tỷ đồng, vượt 8,1% so với dự toán. Đáng chú ý, cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều vượt thu so với dự toán. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn sau dịch, sức chống chịu của DN đến hạn, kết hợp với việc tiếp tục thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN, người dân, tôi cho rằng kết quả thu NSNN cả năm như trên là hết sức tích cực, là dấu ấn quan trọng trong điều hành NSNN năm 2023.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Về chi NSNN, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý chi chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, tham mưu Chính phủ chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nguồn NSNN, vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, tạo động lực thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách, điều hành chi chặt chẽ trong phạm vi dự toán và khả năng thu ngân sách các cấp.

Trong năm 2023, chúng ta đã cân đối, đảm bảo nguồn lực thực hiện nâng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 21%) từ ngày 1/7/2023. Việc này vô cùng ý nghĩa do 3 năm qua bị tác động của dịch Covid-19, kinh tế tài chính-ngân sách còn khó khăn lại phải dồn sức cho phòng chống dịch nên chưa thực hiện cải cách tiền lương được, vì vậy đời sống một bộ phận cán bộ công chức gặp khó khăn. Đây cũng là tiền đề quan trọng để năm 2024 chúng ta tiếp tục thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc,Tổ trưởng Tổ công tác số 6 đi kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại tỉnh Khánh Hòa và làm việc với các địa phương Nghệ An, Phú Yên, Sóc Trăng.

Thành công trong kiểm soát bội chi, quản lý nợ công cũng là một điểm sáng trong điều hành chính sách tài khóa thời gian qua, được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các tổ chức quốc tế đánh giá là bền vững, có nhiều dư địa để thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Các thị trường tài chính tiếp tục được củng cố, tháo gỡ, xử ký kịp thời khó khăn vướng mắc để ngày càng phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch. Đối với thị trường TPDN, để hỗ trợ thị trường có thêm thời gian điều chỉnh trước các khó khăn, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP tạm ngưng hiệu lực một số quy định của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm, thời gian phân phối trái phiếu, đồng thời cho phép DN đàm phán với nhà đầu tư trên tinh thần “lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ”.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Ra mắt sàn giao dịch TPDN riêng lẻ vào ngày 19/7/2023.

Các chính sách tại Nghị định số 08/2023/NĐ-CP được các bộ ngành, các Hiệp hội đánh giá cao, góp phần ổn định tâm lý nhà đầu tư, giãn áp lực trả nợ trái phiếu đáo hạn; đồng thời, đây cũng là văn bản pháp lý tiền đề làm cơ sở để các bộ, ngành tiếp tục ban hành các văn bản nhằm tháo gỡ khó khăn ngắn hạn của thị trường tài chính.

Đối với thị trường chứng khoán (TTCK), chúng tôi tiếp tục hoàn thiện các đề án lớn về chiến lược phát triển, cơ cấu lại TTCK, thành lập sàn giao dịch vốn cho DN khởi nghiệp sáng tạo,... đồng thời, đã tích cực làm việc với các tổ chức xếp hạng thị trường như FTSE Russell và MSCI nhằm đẩy nhanh quá trình nâng hạng TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, thao túng giá,... nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Cùng với đó, các công tác khác của ngành cũng được tích cực triển khai tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành. Giá cả và thị trường giá cả được điều hành linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát, giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân; tập trung, rà soát hoàn thiện pháp luật về tài sản công và đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà đất; nhiều hoạt động hợp tác tài chính quốc tế được thúc đẩy đã góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tích cực cải cách thủ tục hành chính góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức thuận tiện trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí; kỷ cương, kỷ luật tài chính được tăng cường.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về kết quả công tác quản lý của Hải quan Việt Nam trong năm 2023 vừa qua?

Trong năm 2023, mặc dù bị tác động không nhỏ bởi diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình thế giới nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kinh tế - xã hội của nước ta có rất nhiều điểm sáng nổi bật. Có được kết quả này, phải kể đến sự đóng góp của Bộ Tài chính, trong đó có vai trò không nhỏ của Tổng cục Hải quan.

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã làm tốt công tác tham mưu cho Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị triển khai nghiêm túc, hiệu quả nhiều biện pháp, giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo an toàn an ninh xã hội và phòng chống tội phạm, đồng thời đấu tranh, phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu ma túy lớn trong bối cảnh tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, đặc biệt là tội phạm ma túy diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Ma túy giấu trong tuýp kem đánh răng do Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phối hợp với các lực lượng bắt giữ.

Cơ quan Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Biên phòng phát hiện, bắt giữ 243 vụ/277 đối tượng buôn bán, vận chuyển ma túy, trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 112 vụ. Tang vật thu được khoảng 2,8 tấn ma túy các loại.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Đặc biệt, công tác hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống buôn lậu được thúc đẩy mạnh mẽ, thực chất với các đối tác lớn, trong đó điểm nhấn của năm 2023 là kết quả triển khai Chiến dịch Con Rồng Mê Kông do Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc đồng sáng kiến giai đoạn V với sự tham gia của 25 cơ quan Hải quan, các cơ quan thực thi pháp luật và tổ chức quốc tế, kết quả bắt giữ 1.715 vụ việc vi phạm, tăng 111% so với giai đoạn IV.

Năm qua, Hải quan Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đăng cai tổ chức thành công Hội nghị và Triển lãm Công nghệ WCO năm 2023. Đây là sự kiện quốc tế lớn của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và là một trong những sự kiện quốc tế lớn nhất từ trước đến nay đối với Hải quan Việt Nam. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã chủ động thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương và đa phương đi vào chiều sâu, thực chất, có chọn lọc mang lại kết quả cụ thể, góp phần khẳng định được vai trò, trách nhiệm, vị thế của Hải quan Việt Nam.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Hải quan Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đăng cai tổ chức thành công Hội nghị và Triển lãm Công nghệ WCO năm 2023. Ảnh: Q.Hùng.

Tổng cục Hải quan đã làm tốt vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại. Đã có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối với sự tham gia của 66,7 nghìn DN…

Thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030; Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan, trọng tâm là xây dựng hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số, Tổng cục Hải quan đã tích cực phối hợp với các đơn vị triển khai xây dựng, trình Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan. Đây là dự án lớn, quan trọng, đòi hỏi ngành Hải quan phải tập trung mọi nguồn lực, khẩn trương hoàn thiện yêu cầu bài toán nghiệp vụ, quy trình nghiệp vụ, danh sách chức năng và yêu cầu kỹ thuật, công nghệ để phục vụ xây dựng hệ thống CNTT, đáp ứng yêu cầu thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Về công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan đã tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, đảm bảo theo kế hoạch, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm. Năm 2023 là năm thứ 7 liên tiếp Tổng cục Hải quan được Bộ Tài chính xếp hạng đứng đầu trong số các đơn vị khối Tổng cục và tương đương thuộc Bộ về Chỉ số CCHC.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Việc triển khai nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan, đặc biệt là nhiệm vụ thu NSNN gặp nhiều hách thức trong năm 2023.

Về thu NSNN, năm 2023, bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, thách thức đã tác động lớn đến việc triển khai nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan, đặc biệt là nhiệm vụ thu NSNN. Ngay từ đầu năm, Tổng cục Hải quan đã ban hành chỉ thị về việc thực hiện đồng bộ quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2023; giao chỉ tiêu CCHC, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho các DN hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng…

Kết quả, tổng thu NSNN từ hoạt động XNK tính đến ngày 31/12 ước đạt 369.093 tỷ đồng, bằng 86,8% dự toán (425.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, trên cơ sở dự kiến kim ngạch XNK, Tổng cục Hải quan đã tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc điều chỉnh giảm đối với dự kiến thu NSNN năm 2023 là 355.000 tỷ đồng, bằng 83,5% dự toán. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã đạt được kết quả này trong bối cảnh thu ngân sách còn gặp nhiều khó khăn.

Có thể nói, những kết quả đạt được rất đáng ghi nhận và thể hiện nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, công chức Tổng cục Hải quan để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Chính phủ, Bộ Tài chính giao.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Thưa Bộ trưởng, có thể thấy, để đạt được kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ của công tác chuyển đổi số của ngành Tài chính. Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả nổi bật về chuyển đổi số của Ngành trong năm qua và những định hướng trong năm tới?

Sau 3 năm triển khai các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Bộ Chính trị, Chính phủ về chuyển đổi số, có thể nói chuyển đổi số đã tạo ra sự thay đổi về tư duy, nhận thức, phương thức xử lý công việc và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của hầu hết các đơn vị trong ngành Tài chính.

Đến nay, phần lớn các hoạt động chỉ đạo, điều hành tại Bộ Tài chính đã được thực hiện trên môi trường số. Bộ Tài chính đã và đang dần hình thành các kho cơ sở dữ liệu chuyên ngành và xây dựng các hệ thống, ứng dụng CNTT tác nghiệp phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Ngành Thuế đạt nhiều thành tựu trong hiện đại hoá.

Trong công tác quản lý thuế, đến nay, 100% DN, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử. Tổng số lượng hóa đơn đã tiếp nhận và xử lý đạt gần 6,1 tỷ hóa đơn, trong đó 1,7 tỷ hóa đơn có mã; hơn 4,4 tỷ hóa đơn không mã. Đồng thời, đã có 38,5 nghìn DN, hộ kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế khởi tạo

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Cơ quan Hải quan tiếp tục triển khai hiệu quả Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng, kho, bãi, góp phần đơn giản hóa thủ tục hải quan và giảm tiếp xúc giữa DN và cán bộ hải quan, giảm thời gian, chi phí cho DN. Đến nay, đã có trên 99% thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương thức điện tử thông qua Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) và các hệ thống CNTT vệ tinh; phối hợp với 13 bộ, ngành để thực hiện 250 thủ tục hành chính về quản lý, kiểm tra chuyên ngành với trên 6,67 triệu bộ hồ sơ của hơn 64,7 nghìn DN đã được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia,...

Trong công tác quản lý NSNN, Bộ Tài chính đã triển khai thành công kho dữ liệu NSNN. Trong lĩnh vực Kho bạc, Bộ Tài chính đã triển khai thành công chương trình quản lý, kiểm soát chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước, giúp các đơn vị kiểm soát chi đầu tư một cách chặt chẽ. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều chương trình, hệ thống ứng dụng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành nội bộ.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ hải quan. Ảnh: Thái Bình.

Có thể thấy, hầu hết mọi lĩnh vực trong ngành Tài chính về cơ bản đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh chuyển đổi số; công tác chỉ đạo điều hành trên môi trường số đã có sự chuyển biến rõ rệt qua từng giai đoạn. Điều này một mặt xuất phát từ sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị, Chính phủ, một mặt xuất phát từ việc chủ động đổi mới tư duy, nhận thức của các cấp lãnh đạo ngành Tài chính. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi nêu trên, việc triển khai chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, đặc biệt là về nguồn nhân lực và kinh phí triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ mục tiêu:“Đến năm 2030 hình thành hệ sinh thái Tài chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin”.

Từ nay đến hết năm 2025, Bộ Tài chính sẽ tập trung nguồn lực, phấn đấu đạt mục tiêu đào tạo, tập huấn, tuyên truyền chính sách về chuyển đổi số cho 100% cán bộ ngành Tài chính để nâng cao nhận thức, nắm rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là công tác nâng cao năng lực quản lý, điều hành dựa trên dữ liệu số.

Bộ Tài chính sẽ tổ chức triển khai ứng dụng CNTT đối với các lĩnh vực quản lý nhằm tiến tới mục tiêu mọi hoạt động nghiệp vụ được thực hiện trên môi trường số. Đồng thời, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan, tổ chức có liên quan; tập trung triển khai các nền tảng số chuyên ngành do Bộ Tài chính quản lý gồm: thuế điện tử, hóa đơn điện tử, cửa khẩu số, cảng biển số … từ đó, phấn đấu hình thành hệ sinh thái Tài chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Xin Bộ trưởng cho biết những mục tiêu lớn của công tác tài chính - NSNN năm 2024 và những giải pháp trọng tâm, đột phá để ngành Tài chính hoàn thành mục tiêu đã đề ra?

Dự báo năm 2024 chúng ta triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, trong đó dự báo khó khăn sẽ nhiều hơn thuận lợi. Trong khi đó, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Tài chính hết sức nặng nề: dự toán thu NSNN là 1,7 triệu tỷ đồng; dự toán chi NSNN là 2,1 triệu tỷ đồng; bội chi NSNN là 399,4 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,6% GDP.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh đó, mục tiêu lớn của ngành Tài chính là xây dựng và tổ chức điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm. Đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng nguồn lực thực hiện nhanh các công trình đầu tư hạ tầng quan trọng, kết nối vùng và liên vùng; chính sách cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp và tinh gọn bộ máy.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, chúng tôi sẽ triển khai quyết liệt một số nhóm giải pháp. Trước hết, thường xuyên theo dõi, dự báo đúng tình hình kinh tế thế giới và trong nước, không để bị động, bất ngờ. Tập trung điều hành chính sách tài khóa chủ động, hợp lý, linh hoạt, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế khác nhằm giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Bộ Tài chính thường xuyên theo dõi, dự báo đúng tình hình kinh tế thế giới và trong nước, không để bị động, bất ngờ.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu NSNN, tăng cường quản lý thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất đảm bảo nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thu ngân sách theo hướng tạo thuận lợi cho người nộp thuế, mở rộng cơ sở thuế, đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; quyết liệt công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế, chống chuyển giá, thu hồi nợ thuế đúng, đủ, theo kịp yêu cầu phát sinh từ thực tiễn trong nền kinh tế số, giao dịch xuyên biên giới….

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Ba là, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tiếp tục cơ cấu lại chi đầu tư công; tập trung nguồn lực bố trí cho các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, các công trình trọng điểm quốc gia ,… phấn đấu giải ngân đầu tư công cao hơn năm trước, hạn chế tối đa tình trạng chuyển nguồn. Bố trí đủ nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Ngành Tài chính sẽ tiếp tục có giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công cao hơn năm trước, hạn chế tối đa tình trạng chuyển nguồn.

Bốn là, kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, nợ công, các nghĩa vụ nợ dự phòng đảm bảo các chỉ tiêu trong giới hạn an toàn nợ theo quy định; tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng an toàn, bền vững.

Năm là, đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Bên cạnh đó, thực hiện quyết liệt, thực chất, có hiệu quả tái cơ cấu DN, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước gắn với đổi mới quản trị theo các chuẩn mực tiên tiến; cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tích cực, chủ động hội nhập tài chính quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Đồng thời với đó, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập cùng với việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Thu Hiền - Trần Ánh - Gia An

Phiên bản di động