Loạt dự án chậm tiến độ, điện thiếu trầm trọng tại miền Nam
Thủ tướng yêu cầu không để thiếu điện trong năm 2019 | |
Cầu vượt cung, sắp thiếu điện kéo dài? | |
Từ nay tới hết năm 2016 sẽ không thiếu điện |
Ngành điện đang đối mặt rất nhiều khó khăn để đảm bảo cung ứng đủ điện. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
47 dự án lớn chậm tiến độ
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 trên toàn hệ thống là 21.650 MW.
Hiện nay, các dự án nguồn điện được thực hiện theo 3 hình thức đầu tư gồm: Các dự án do tập đoàn nhà nước gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) là chủ đầu tư; các dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT); các dự án đầu tư theo hình thức dự án điện độc lập (IPP).
Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương về tình hình thực hiện các dự án điện trong quy hoạch điện VII điều chỉnh cho thấy: Tổng hợp tình hình tiến độ thực hiện 62 dự án có công suất lớn trên 200 MW thì 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định tiến độ so với tiến độ nêu trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Cụ thể, trong tổng công suất nguồn giai đoạn 2016-2020 (21.651 MW), EVN đầu tư là 7.185 MW (chiếm 33,2%) với 23 dự án các loại; các nguồn điện ngoài EVN là 14.465 MW (chiếm 66,8%). Trong số 23 dự án do EVN đầu tư có 10 dự án đạt tiến độ, 13 dự án chậm hoặc lùi tiến độ. Đến nay, EVN đã hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành 8 dự án, đang xây dựng 4 dự án, đang thực hiện công tác thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng 11 dự án.
Theo Quy hoạch, PVN được giao làm chủ đầu tư 8 dự án nguồn với tổng công suất 11.400 MW. Trong đó giai đoạn 2016-2020 có 3 dự án, giai đoạn 2021-2025 là 5 dự án. Đến nay, cả 8 dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc và khó hoàn thành theo tiến độ. Hiện, PVN đang xây dựng 3 dự án, nhưng đều chậm tiến độ 2-3 năm; đang thực hiện thủ tục đầu tư 4 dự án nhưng dự kiến đều chậm từ 2,5-3,5 năm so với quy hoạch VII điều chỉnh; 1 dự án đã đề nghị giao cho chủ đầu tư khác.
Với TKV, số dự án thực hiện là 4 dự án với tổng công suất 2.950 MW, trong đó giai đoạn 2016-2020 là 2 dự án, giai đoạn 2021-2030 là 2 dự án. Hiện, cả 4 dự án đều chậm tiến độ từ 2 năm trở lên.
Các dự án BOT có 15 dự án, trong đó giai đoạn 2016-2020 là 1 dự án, số còn lại thực hiện trong 2021-2030. Theo đánh giá chỉ có 3 dự án có khả năng đạt tiến độ, còn 12 dự án chậm tiến độ hoặc chưa thể xác định tiến độ vì vướng mắc trong đàm phán.
Các dự án IPP cũng không mấy khả quan khi có 8 dự án với công suất đặt là 7.390 MW nhưng đến nay mới có 1 dự án hoàn thành đúng tiến độ, 2 dự án có khả năng đạt tiến độ. Các dự án còn lại chưa xác định được thời gian hoàn thành.
Trong quy hoạch có 5 dự án nguồn điện (trong đó có 1 dự án loại khỏi quy hoạch) đều thuộc giai đoạn 2021-2030 chưa có chủ đầu tư.
Liên quan tới các dự án năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương nêu rõ: Đến nay Chính phủ, Bộ Công Thương đã phê duyệt 130 dự án điện mặt trời với công suất khoảng 8.500 MW và các dự án điện gió công suất khoảng 2.000 MW. Tuy nhiên, các dự án năng lượng tái tạo đều tập trung ở nơi có phụ tải thấp, hạ tầng lưới điện 110 -500kV tại các khu vực này chưa đáp ứng được yêu cầu truyền tải.
Thiếu điện gay gắt ở miền Nam
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 60.000 MW; đến năm 2025 con số này tương ứng là 96.500 MW và đạt 129.500 MW vào năm 2030.
Trong giai đoạn 2016 -2020 sẽ đưa vào vận hành tổng cộng 21.651 MW; giai đoạn 2021-2025 sẽ đưa vào vận hành 38.010 MW; giai đoạn 2026 -2030 sẽ đưa vào vận hành tổng cộng 36.192 MW.
Tuy nhiên trên thực tế, tổng công suất các nguồn điện có khả năng đưa vào vận hành cả giai đoạn 2016-2030 dự kiến khoảng 80.500 MW, thấp hơn so với Quy hoạch VII điều chỉnh là hơn 15.200 MW, trong đó chủ yếu thiếu hụt trong các năm từ 2018-2022. Nhiều dự án giai đoạn này bị chậm sang giai đoạn 2026-2030 và hầu hết là dự án nhiệt điện tại miền Nam.
Theo tính toán, với các dự án nguồn điện đưa vào vận hành năm 2019-2020, hệ thống điện có thể đáp ứng được nhu cầu điện toàn quốc, tuy nhiên cần huy động thêm nguồn nhiệt điện chạy dầu với sản lượng tương ứng 1,7 tỷ KWh vào năm 2019 và 5,2 tỷ kWh vào năm 2020. Trong trường hợp các tổ máy phát điện không đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy vận hành hoặc không đảm bảo đủ nhiên liệu (than, khí) cho phát điện, Việt Nam có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020.
Các năm từ 2021-2025, mặc dù sẽ huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu nhưng hệ thống điện nhiều khả năng không đáp ứng nhu cầu phụ tải và xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam với mức thiếu hụt tăng từ 3,7 tỷ kWh (năm 2021) lên gần 10 tỷ kWh (năm 2022). Mức thiếu hụt cao nhất vào năm 2023 khoảng 12 tỷ kWh, sau đó giảm dần xuống 7 tỷ năm 2024 và 3,5 tỷ kWh năm 2025.
Nguyên nhân chính dẫn tới việc thiếu điện tại miền Nam tăng cao hơn so với tính toán trước đây được Bộ Công Thương chỉ ra là do tiến độ các dự án khí Lô B, Cá Voi Xanh đều bị chậm so với kế hoạch từ 9 tháng đến 1 năm; các dự án Nhiệt điện Kiên Giang 1&2 không đáp ứng tiến độ hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025, thậm chí lùi sau năm 2030; dự án Ô Môn III lùi tiến độ đến năm 2025. Trong trường hợp dự án điện Long Phú 1 không đáp ứng tiến độ hoàn thành năm 2023, tình trạng thiếu điện tại miền Nam trong các năm 2024-2025 sẽ trầm trọng hơn.
Hiện, Bộ Công Thương đã chủ động đẩy mạnh các giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng điện cho giai đoạn sắp tới; đồng thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan tìm cách tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu về điện cho phát triển kinh tế -xã hội...
Tin liên quan
Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu điện những năm tiếp theo trong bất cứ hoàn cảnh nào
19:28 | 19/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết quả Kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tại khu vực miền Nam
15:58 | 18/08/2023 Hải quan
Dự án chậm tiến độ, khách hàng mua nhà tại BID RESIDENCE kêu cứu 1
07:45 | 09/08/2023 Sự kiện - Vấn đề
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK