Lo ngại khi xử lý ngân hàng yếu kém, cơ cấu lại tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn
Trong báo cáo của Chính phủ gửi đến đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trước Kỳ họp thứ 6, về việc xử lý các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank), Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại dương (OceanBank), Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank).
Hiện NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.
Việc xử lý ngân hàng yếu kém hiện còn nhiều khó khăn. Ảnh: ST |
Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được đặt vào kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, NHNN đã khẩn trương, tích cực phối hợp với các bộ, ngành triển khai các giải pháp theo quy định pháp luật để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền; đồng thời, trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt SCB, NHNN đang tìm kiếm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB theo quy định.
Đối với TCTD phi ngân hàng yếu kém, theo báo cáo, NHNN đã trình phương án cơ cấu lại Công ty tài chính Handico. NHNN cũng đã có công văn đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) khẩn trương xây dựng Phương án cơ cấu lại Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thủy (VFC) và Công ty cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy (VFL). Trường hợp VFL, VFC không được phê duyệt phương án tái cơ cấu khả thi, đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo SBIC thực hiện phá sản VFL, VFC theo thẩm quyền.
Phát biểu trước Thường vụ Quốc hội ngày 16/10, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho hay, việc xử lý ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường đã khó, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước như hiện nay thì còn khó khăn hơn nữa. Vì thế, từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất quyết liệt và NHNN, các bộ, ngành cũng đã và đang tích cực triển khai.
Tuy nhiên, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ thì năng lực, hiệu quả quản lý đối với các TCTD còn hạn chế; tình trạng “sở hữu chéo”, tài sản bảo đảm được định giá không đúng giá trị, cho vay các doanh nghiệp “nội bộ”, “sân sau” còn phức tạp.
Đặc biệt, cơ quan thẩm tra còn chỉ rõ, quá trình triển khai xử lý các ngân hàng yếu kém, cơ cấu lại các ngân hàng “mua bắt buộc” gặp nhiều khó khăn về hành lang pháp lý và cơ chế hỗ trợ.
Tại phiên thảo luận tổ về một số vấn đề kinh tế - xã hội vào ngày 24/10, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng chỉ ra, 10 năm qua, các ngân hàng “0 đồng” vẫn chưa giải quyết được dứt điểm, dù đã có chủ trương cơ cấu lại. Chủ tích nước cho rằng, vấn đề này sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn.
Còn theo đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị), vấn đề cần lưu ý là nợ xấu ngân hàng đang cao và sẽ tiếp tục gia tăng, phản ánh sức khỏe nền kinh tế thực. Tính đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%, cao hơn mức 2% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020.
“Đáng quan ngại, theo thông tin tôi có được, nếu cập nhật tới 31/8, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tiếp tục tăng lên mức gần 8%, mà nguyên nhân chính là do nợ xấu của 1 ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt tăng vọt. Con số này sẽ tiếp tục tăng nữa, khi các khoản nợ xấu tiềm ẩn theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) và Thông tư 02/2023/TT-NHNN hết hạn khoanh, giãn, hoãn”, ông Hà Sỹ Đồng nêu rõ.
Vì thế, các đại biểu Quốc hội kỳ vọng về dự án Luật Các TCTD (sửa đổi) sẽ được xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 này với việc bổ sung thêm nhiều quy định sẽ giúp hệ thống ngân hàng tái cơ cấu và xử lý nợ xấu hiệu quả hơn. Bởi so với dự thảo Luật được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 208 điều (tăng 3 chương và 13 điều).
Phát biểu trước Quốc hội vào ngày 23/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định, đây là dự án Luật khó, nhiều nội dung chuyên sâu, tác động trực tiếp đến chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và nhiều đối tượng. Do đó cần bám sát quan điểm, các yêu cầu, các chính sách lớn đã đặt ra khi xây dựng dự án Luật, việc xử lý vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối các TCTD; vấn đề can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt các TCTD; quy định về nợ xấu và xử lý nợ xấu...
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đã đạt bước tiến quan trọng trong xử lý các ngân hàng yếu kém
10:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội làm việc với Cục Hải quan TPHCM
21:12 | 05/12/2024 Hải quan
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics