Lo ngại hiện tượng “bóp chỗ này, lồi chỗ kia” của chính sách bán vàng SJC
Giá vàng trong nước đã giảm chênh lệch với giá vàng thế giới. Ảnh: H.D |
Phiên giao dịch ngày 22/8/2024, giá vàng SJC tiếp tục đi ngang, giữ nguyên mức 79 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 81 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Giá vàng nhẫn cũng không có nhiều biến động, hiện quanh mức 77-78,4 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Thị trường vàng trong nước hiện đứng yên trong bối cảnh giá vàng thế giới tiếp tục duy trì trên ngưỡng 2.500 USD/ounce, sau khi đã có thời điểm tăng lên sát ngưỡng 2.530 USD/ounce vào phiên giao dịch ngày 20/8/2024. Hiện giá vàng thế giới khi quy đổi theo tỷ giá VND/USD hiện hành tương đương khoảng 75,5 triệu đồng/lượng, chưa bao gồm thuế, phí.
Theo một số phân tích, căng thẳng địa chính trị, sự bất ổn liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và khả năng cắt giảm lãi suất dự kiến sẽ tiếp tục đẩy giá kim loại quý này lên cao hơn nữa, có thể lên tới 3.000 USD/ounce. Đặc biệt, giá vàng còn được hỗ trợ khi giá USD đã giảm trong tháng 7 và những ngày đầu tháng 8/2024.
Trong nước, theo đánh giá của TS. Bùi Duy Tùng, giảng viên Kinh tế Đại học RMIT Việt Nam, các chính sách bình ổn giá vàng mà NHNN đang thực hiện đã góp phần thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, tình trạng "vàng hóa" cũng đã được kiểm soát, do chính sách bán vàng qua các ngân hàng thương mại đã giúp giảm nhu cầu tích trữ vàng của người dân, từ đó giảm tình trạng vàng hóa trên thị trường.
Hơn nữa, gần đây, các ngân hàng cũng thay đổi thời gian giao vàng cho khách hàng, thay vì giao trong ngày như trước, các ngân hàng lại giao sau 2 ngày kể từ ngày người mua đăng ký mua và thanh toán thành công. Do vậy, rủi ro càng tăng nếu giá vàng biến động mạnh, từ đó cũng làm giảm sức hút của vàng.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc điều hành, kiêm đồng sáng lập Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam, CEO AFA Capital cho biết, thời điểm hiện tại, dựa trên tính toán những tác động từ việc can thiệp của NHNN, AFA Capital đã giảm tỷ trọng của tất cả nhà đầu tư vào vàng.
Theo các chuyên gia, vàng không phải là sản phẩm thiết yếu, cũng không phải là hàng hóa hạn chế trao đổi, nên việc quản lý quá chặt chẽ như hiện nay là không cần thiết, NHNN không nên mãi can thiệp hành chính vào thị trường vàng mà đã đến lúc để thị trường vàng vận hành theo đúng quy luật.
Tương tự, TS. Bùi Duy Tùng cũng nhìn nhận, những chính sách bình ổn giá vàng vẫn tồn tại một số nhược điểm, tạo ra hiện tượng “bóp chỗ này, lồi chỗ kia”. Trong đó, sự can thiệp mạnh mẽ của NHNN trong việc quản lý giá vàng miếng SJC có thể dẫn đến sự bóp méo thị trường vàng. Khi giá vàng miếng bị kìm giữ ở mức thấp so với giá vàng nhẫn, điều này có thể khuyến khích các hành vi đầu cơ hoặc chuyển dịch dòng tiền không mong muốn, gây ra sự bất ổn dài hạn cho thị trường.
Ngoài ra, TS. Tùng cũng nêu, việc NHNN chỉ định bán vàng qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước và SJC đã làm thu hẹp mạng lưới giao dịch vàng, khiến người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận vàng, đặc biệt ở các tỉnh thành ngoài Hà Nội và TPHCM. Khi vàng miếng SJC trở nên khó mua do hạn chế số lượng bán ra, người tiêu dùng đã chuyển hướng sang mua vàng nhẫn. Việc giá vàng nhẫn tăng vượt giá vàng miếng SJC do nhu cầu chuyển hướng của người tiêu dùng cho thấy sự bất cân đối trong quản lý thị trường vàng.
Vì thế, các chuyên gia cho rằng cần có thêm các ngân hàng khác tham gia bán vàng, minh bạch số lượng mua bán vàng tại các ngân hàng và Công ty SJC; đồng thời về lâu dài nên xem xét bỏ độc quyền vàng miếng SJC và cho nhập vàng nguyên liệu dựa trên nhu cầu của các doanh nghiệp.
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics