Linh hoạt tiếp cận đưa hàng Việt chinh phục thị trường Á-Âu
Nhuyễn thể Việt chinh phục thị trường ‘khó tính” | |
Năng lực cạnh tranh, thị phần hàng Việt cải thiện rõ tại thị trường EU | |
Thị trường hồi phục, nhiều ngành hàng xuất khẩu tỷ USD “xuôi gió” |
Nông sản là một trong những ngành hàng điển hình có nhiều cơ hội thúc đẩy XK sang thị trường Á-Âu. Ảnh: ST |
Dư địa lớn
Theo ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), thị trường Á – Âu (Eurasia) rộng lớn gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á là thị trường truyền thống của Việt Nam trước đây và hiện nay được coi là thị trường XK tiềm năng với rất nhiều dư địa.
Về mặt con số, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và khu vực Á – Âu đạt 12,7 tỷ USD, tăng 20,4% so với năm 2019, chiếm 2,3% trong tổng kim ngạch XNK Việt Nam với thế giới. Trong đó, XK của Việt Nam tăng 14,2%, đạt 8,9 tỷ USD.
Mặc dù phải đối mặt với những diễn biến bất ổn của thương mại toàn cầu và đại dịch Covid-19, song 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch hai chiều vẫn đạt con số khá ấn tượng là 12,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK đạt 8,6 tỷ USD, tăng 10%; NK đạt 4,1 tỷ USD, tăng 20,5%. “Tuy nhiên, kim ngạch XK của Việt Nam còn rất khiêm tốn so với tổng nhu cầu NK khoảng 1.345 tỷ USD của các nước trong khu vực (chỉ chiếm 0,66% thị phần). Vì vậy, dư địa cho hàng Việt Nam XK sang thị trường này còn rất lớn.”, ông Tạ Hoàng Linh đánh giá.
Nga là một trong những đối tác chính của Việt Nam tại thị trường Á-Âu. Ông Dương Hoàng Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga cho biết: người dân Nga ngày càng yêu thích món ăn Việt Nam. Các loại trái cây sấy dẻo Việt Nam có chất lượng tốt như xoài sấy, mãng cầu… từng bước thâm nhập tốt thị trường này.
“Đáng chú ý, vừa qua, Liên minh kinh tế Á – Âu đã đưa 76 nước, trong đó có nhiều nước đối thủ của Việt Nam về XK hàng hóa vào Nga nói riêng, Liên minh kinh tế Á - Âu nói chung như Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Peru, Chile… ra khỏi các nước hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của khối. Trong khi đó, sau 5 năm thực hiện FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEUFTA), phần lớn sắc thuế của Việt Nam xuất sang khu vực này được hưởng 0%. Đây là thuận lợi cho DN khi XK hàng hóa sang Nga, đặc biệt hàng nông, lâm, thủy sản”, ông Dương Hoàng Minh phân tích.
Tương tự, Ukraina cũng là thị trường trong khu vực Á- Âu hàng Việt có nhiều cơ hội thâm nhập, đặc biệt là hàng nông sản. Bà Natalia Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraina tại Việt Nam cho biết: “Ukraina có nhu mua nhiều sản phẩm nông sản với mức NK năm 2021 khoảng 6,5 tỷ USD. Tuy nhiên, mặt hàng nông sản NK từ Việt Nam mới chỉ đạt 900 triệu USD. Điều này cho thấy còn nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa”.
Tiếp cận hệ thống phân phối từ nhỏ đến lớn
Để tận dụng tối đa ưu đãi từ các FTA, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng XNK với thị trường Á- Âu nói chung, thị trường Nga nói riêng, ông Dương Hoàng Minh cho rằng, các DN Việt Nam cần chủ động khảo sát thị trường, tham gia nhiều hơn triển lãm chuyên ngành tại Nga. Bên cạnh đó, DN nên hợp tác với các DN Việt Nam tại Nga để tìm hiểu thị trường, giới thiệu, thúc đẩy XK sản phẩm vào Liên minh Kinh tế Á - Âu. Về khâu sản xuất, các hợp tác xã, các DN Việt Nam nên mở rộng quy mô, đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, đồng đều, bao bì mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng…
Bà Natalia Zhynkina cũng lưu ý: “Khi XK sang Ukraina nói riêng và khu vực Á – Âu nói chung, DN Việt Nam cần nắm chắc tiêu chí và yêu cầu đối với cơ quan Hải quan. Nếu có vấn đề phát sinh nên liên hệ với cơ quan chức năng để được giải quyết nhanh nhất”.
Ông Đỗ Xuân Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Mareven Food Central (1 DN sản xuất thực phẩm tiêu dùng hàng đầu tại khu vực Đông Âu) cho rằng, hiện nay, kênh phân phối hàng hóa hiện đại tại các nước Đông Âu đang phát triển rất nhanh thay thế cho kênh phân phối truyền thống. Cách tiếp cận của DN đối với 2 hệ thống phân phối này đang có nhiều khác nhau. Nếu DN của Việt Nam không có sự chuẩn bị tốt thì sẽ rất khó đưa hàng vào hệ thống phân phối hiện đại.
Vị doanh nhân này chia sẻ thêm, DN Việt Nam khi vào thị trường lần đầu nên tiếp cận hệ thống phân phối có quy mô nhỏ hơn ở địa phương. Sau một thời gian, khi đã hiểu biết sâu về thị trường, có dòng hàng ổn định, điều chỉnh được sản phẩm cũng như giá thành phù hợp, lúc đó mới quay lại đàm phán với hệ thống phân phối lớn.
“Đặc biệt, dù có phân phối trực tiếp hay làm gia công thì cũng cần có cơ sở sản xuất tại chỗ, hoặc ít nhất cũng cần cơ sở kho bãi. Với yêu cầu của các hệ thống phân phối mới hiện nay, yếu tố chính xác về thời gian, hàng hóa là rất cần thiết. Trong khi đó, nếu những đơn hàng có thời hạn đặt rất xa, 3-4 tháng mới có hàng thì sẽ thường xuyên rơi vào cảnh sai hợp đồng, bị phạt, ảnh hưởng lớn đến quan hệ với các hệ thống phân phối này”, ông Đỗ Xuân Hoàng nói.
Trong bối cảnh chi phí vận tải biển ngày một tăng, vận tải hàng không chi phí cao, không ít ý kiến cho rằng, vận tải bằng đường sắt ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Với thời gian vận chuyển ngắn hơn nhiều so với vận tải bằng đường biển, chi phí ngày càng phù hợp khi lượng hàng hóa gia tăng, tính ổn định và an toàn cao, vận chuyển hàng hóa thông qua tuyến đường sắt Á - Âu sẽ là một trong những lựa chọn phù hợp cho DN XNK của Việt Nam và các nước Á - Âu.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics