Liên kết vùng cho sự phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung bộ
Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ". Ảnh: H.Dịu |
Hiện nay, vùng kinh tế Bắc Trung bộ cũng đang đứng trước một cơ hội lớn – cơ hội phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững, với mô hình liên kết hình thành mạng lưới sản xuất công nghiệp và phân phối hàng hóa đồng bộ, hướng vào ngành có lợi thế cạnh tranh và đưa xuất khẩu, dịch vụ, du lịch trở thành mũi nhọn…
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, Chính phủ đã có Quyết định về quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung bộ, tuy nhiên nếu không có sự chung tay của các giới, trong đó vai trò nòng cốt của doanh nghiệp thì khó thành công. Hiện khu vực này vẫn là “vùng trũng” của kinh tế đất nước, mặc dù đã có những dự án về công nghiệp như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, dự án về nông nghiệp của TH True milk...
Đánh giá về kết quả phát triển kinh tế của khu vực miền Trung, bà Nguyễn Thị Hoàng Điệp, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, về cơ bản vùng miền Trung chưa đạt các mục tiêu, phương hướng đề ra trong Quyết định số 1114/QĐ-TTg, mặc dù cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ; thu ngân sách nhà nước của các địa phương trong vùng đều đạt và vượt dự toán các năm trong giai đoạn 2016-2018.
Kết cấu hạ tầng giai đoạn được quan tâm đầu tư một cách căn bản, cụ thể, vùng hiện có 9 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế; 14 nhóm cảng biển nước sâu, trong đó có 8 cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực và có 11/17 khu kinh tế ven biển của cả nước, đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa lớn của cả nước, là đầu mối giao lưu quốc tế cho các vùng và địa phương khác.
Đáng chú ý, bà Điệp cho biết, các khu công nghiệp, khu kinh tế trong vùng hoạt động hiệu quả, đặc biệt là khu công nghiệp, khu kinh tế của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bước đầu có sự phát triển lan tỏa sang các địa phương trong vùng và ngoài vùng.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hoàng Điệp, khâu đột phá của vùng còn chậm được triển khai và đã bộc lộ những tồn tại, yếu kém, ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng phát triển cho giai đoạn sau.
Cụ thể, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, chưa cao. Vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Mặc dù có nhiều công trình đã được huy động đầu tư từ ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng do xuất phát của nền kinh tế chưa hấp dẫn thu hút đầu tư nên vốn đầu tư xây dựng chưa đáp ứng đủ cho các mục tiêu phát triển đề ra.
Do đó, để phát triển tiểu vùng Bắc Trung Bộ, bà Điệp chỉ ra 4 trụ cột chính là: Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tập trung nâng cấp tuyến giao thông nội vùng, giao thông nông thôn để tăng cường liên kết nội vùng và liên vùng; Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển kết hợp với khai thác du lịch nhân văn - thế mạnh của vùng Bắc Trung bộ, hình thành và phát triển các cluster về du lịch; Đẩy mạnh phát triển các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, trong đó tập trung phát triển cảng biển nước sâu tại Khu kinh tế Vũng Áng và các dịch vụ logistics và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó phát triển ngư nghiệp, tập trung vào đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản...
Bên cạnh đó, bà Điệp cũng đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách đặc thù, mang tính đột phá với vùng Bắc Trung Bộ mới; cơ chế điều phối Vùng theo hướng phải có thực quyền, hiệu lực và hiệu quả.
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhắc tới câu châm ngôn “Muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”. Ông Nguyễn Dung khẳng định những thành công được tạo nên từ sự hợp tác, gắn kết và bổ trợ cho nhau cùng phát triển.
Khu vực Bắc Trung bộ hiện có gần 40.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm khoảng 5,5% số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước (cả nước hơn 730.000 doanh nghiệp).
Mặc dù số doanh nghiệp đang còn khiêm tốn so với cả nước nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực này khá đa dạng, phong phú và nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đồi núi, hồ thác, di sản văn hóa - lịch sử, cửa khẩu biên giới,… cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với nhiều ngành chủ lực như dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp hữu cơ,...
“Vậy làm thế nào để kết nối doanh nghiệp trong việc khai thác một cách bền vững, hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương?”, ông Dung đặt vấn đề.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, việc liên kết vùng và kinh tế vùng mới chỉ dừng lại ở Nghị quyết và chủ trương thôi, còn đi vào thực thi thì vô cùng tự phát, chưa có cơ chế hiệu quả. Vì thế, điều cần làm là phải tạo sự liên kết của các tỉnh trong vùng và Nhà nước phải là nơi định hướng cho việc quy hoạch liên kết vùng.
Từ những ý kiến này, TS. Vũ Tiến Lộc cũng đề xuất thành lập Hội đồng liên kết vùng. Theo đó, Hiệp hội các tỉnh, thành phố đã có liên kết với nhau và việc cần làm hiện nay là thành lập Hội đồng liên kết vùng. Hội đồng này sẽ định hướng chiến lược của hệ thống sinh thái vùng, hỗ trợ cho vùng phát triển mạnh mẽ.
Tin liên quan
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics