Làm sao để người dân, doanh nghiệp tham gia tích cực hơn trong các dịch vụ công trực tuyến?
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm |
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, để phát triển chính phủ điện tử từ cấp bộ ngành đến các cục vụ, từ trung ương đến địa phương, quan trọng nhất là phải bắt đầu từ việc đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục.
“Đừng chạy theo số lượng mà hãy quan tâm đến chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến. Làm sao để người dân cảm thấy thuận lợi, dễ dàng nhất, phải truyền thông để người dân biết, xây dựng được cho người dân niềm tin về việc nhà nước đang nỗ lực thế nào trong phát triển chính phủ điện tử. Đây là những nhân tố tăng tốc phát triển chính phủ điện tử với mục tiêu coi người dân, doanh nghiệp là trung tâm mà Việt Nam đang hướng tới” – ông Bình nhấn mạnh.
Chia sẻ những kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ công trực tuyến, ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa thiên Huế cho hay, cần tạo thói quen cho người dân. Thừa Thiên Huế đã xây dựng một ứng dụng dịch vụ công mà người dân có thể tương tác với chính quyền. Đến nay đã có 135.000 người đã cài ứng dụng này, tương đương 10% dân số Huế. Điều này sẽ tạo cơ sở để người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến thường xuyên hơn. Đồng thời, các dịch vụ công mức 3 cũng có thể rà soát lại để làm tốt hơn, giúp người dân thấy tiện lợi hơn và sử dụng nhiều hơn.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cũng cho hay, hiện 99% thủ tục tại Bộ Công Thương đã được thực hiện qua mạng. Ông Hải chia sẻ, kinh nghiệm của điều này chính là trải nghiệm. “Quan trọng là doanh nghiệp có trải nghiệm đầu tiên về dịch vụ công trực tuyến” – ông Hải nhấn mạnh.
Điển hình như dịch vụ công trực tuyến nhận được nhiều hồ sơ nhất là cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Bộ Công Thương đã gửi văn bản cho doanh nghiệp nêu rõ rằng, nếu làm thủ tục giấy thì ít nhất 8 tiếng, tức là 1 ngày làm việc, mới nhận được chứng nhận, nhưng làm trực tuyến thì tối đa chỉ 4 giờ. Điều này đã tạo cú hích để doanh nghiệp tham gia.
Ngoài các yếu tố kể trên, ông Bình cho rằng, yếu tố nhận thức là đặc biệt quan trọng và TPHCM đang là một trong những địa phương tiêu biểu, đạt được những thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả dịch vụ công nhờ sự quyết liệt của lãnh đạo cũng như nhận thức, tư duy đúng đắn. Tổng số dịch vụ công trực tuyến được công bố của TPHCM là gần 1.800 dịch vụ, trong đó gần 60% là mức độ 3 và 4.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM chia sẻ, quá trình chuyển đổi số tại TPHCM bắt nguồn từ việc kế thừa những thành quả đã có, tận dụng mọi nguồn lực công tư kết hợp, có cơ chế lựa chọn các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số tốt để đưa vào ứng dụng được ngay. Để làm được điều đó, lãnh đạo thành phố đóng vai trò vừa tích cực thúc đẩy vừa hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển năng lực. Chính quyền phải đóng vai trò kết nối, để tất cả các lực lượng cùng tham gia chuyển đổi số, góp phần xây dựng chính quyền số hiệu quả, phục vụ người dân tốt, phát triển nền kinh tế số mang lại giá trị thặng dư cao hơn.
Ông Đức chia sẻ thêm, chuyển đổi số là một quá trình nhiều bước, trong đó ngoài việc phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, thì xây dựng nền tảng dữ liệu cũng là một nhiệm vụ thiết yếu, bởi “dữ liệu là kho tài sản lớn của mọi quốc gia, được ví quý hơn dầu mỏ vì càng dùng thì càng tạo ra nhiều giá trị”.
Tin liên quan
Ngành Hải quan nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện dịch vụ công
12:25 | 29/08/2024 Hải quan
Kết quả tích cực về chuyển đổi số của ngành Hải quan
13:15 | 16/07/2024 Hải quan
4 kết quả nổi bật trong triển khai Đề án 06/CP của Cục Hải quan Hải Phòng
11:15 | 28/06/2024 Hải quan
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK