Facebook Twitter youtube Tiktok

Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng

(HQ Online) - Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, làm mới những động lực tăng trưởng cũ, kiến tạo các động lực tăng trưởng mới sẽ là “chìa khóa” đem lại sức mạnh cộng hưởng giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh mới nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng.
Hải quan Việt Nam tạo động lực mới cho doanh nghiệp phục hồi và bứt phá Cần phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới
Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động từ bên ngoài. Ảnh: SAMCO

Nhiều dự báo hạ tăng trưởng GDP

Đánh giá về mức tăng trưởng GDP cả năm 2023, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên trường Chính sách công và quản lý Fulbright Việt Nam cho rằng, việc đạt tốc độ tăng trưởng 6,5% năm 2023 là vô cùng khó khăn, khi hai quý cuối năm phải tăng đến 9% so với cùng kỳ. Theo ông Thành, cả 3 động lực tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là tiêu dùng nội địa, đầu tư công và xuất khẩu đều không theo hướng chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn. Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới thì việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021-2025 là vô cùng khó khăn.

Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công:

Gỡ các nút thắt thị trường

Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
Ông Phạm Tấn Công.

Cần gỡ các nút thắt để phát triển các thị trường như thị trường tín dụng, thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế, mở rộng thị trường, khai thác các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Cùng với năng lực nội sinh và động lực phát triển, cũng cần phát huy sức mạnh ngoại sinh. Theo đó, tranh thủ cơ hội để thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực FDI, tận dụng cơ hội từ bối cảnh của thế giới khi đang có sự thay đổi trật tự chuỗi cung ứng, có sự dịch chuyển về dòng vốn, công nghệ và xu thế phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đang tạo cơ hội cho những nước đi sau như Việt Nam. Do đó, cần kịp thời có chính sách để nắm bắt được các dòng vốn FDI, tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển doanh nghiệp bản địa.

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):

Thể chế là “chìa khóa” mở đường

Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
TS. Trần Thị Hồng Minh.

Điểm tích cực là Việt Nam đã có những nền tảng cho “đổi mới tư duy”. Theo đó, trong hơn hai năm qua, Quốc hội đã đồng hành, tháo gỡ không ít rào cản về mặt thể chế, chính sách cho hoạt động cải cách và điều hành của Chính phủ. Các quy hoạch được phê duyệt đã lồng ghép những tư duy mới, gắn với phát triển kinh tế đô thị, liên kết vùng,… Tư duy xây dựng cơ chế thử nghiệm cho một số lĩnh vực (fintech, kinh tế tuần hoàn), cơ chế đặc thù cho vùng, địa phương đã được cân nhắc tích cực hơn nhằm tạo không gian cho các lĩnh vực, địa phương sớm phục hồi, chuyển đổi và phát triển. Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đã được tư duy trong quan hệ tương hỗ với nhau, và đều ưu tiên thực hiện khẩn trương, ngay trong quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Để những tư duy ấy trở nên sâu sắc hơn đòi hỏi phải có đánh giá thấu đáo, toàn diện về nội lực của nền kinh tế. Nội lực ấy không chỉ giới hạn ở lượng tiền, vàng và các tài sản khác mà người dân Việt Nam đang nắm giữ. Trong đó, thể chế chính là một nguồn lực, thậm chí là “chìa khóa mở đường”. Tính toán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, nếu xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách so với mức trung bình của OECD về các rào cản thương mại và đầu tư, Việt Nam có thể tăng GDP bình quân đầu người thêm 1% sau 1 năm, và 7,3% sau 10 năm tiến hành cải cách (so với kịch bản không cải cách)...

Xuân Thảo (ghi)

Ông Nguyễn Xuân Thành dự báo tăng trưởng GDP năm nay sẽ đạt khoảng 5,5-5,9% nếu giải ngân đầu tư công đạt 95% kế hoạch Thủ tướng giao. Còn theo ông Alexander BÖHMER, Trưởng Ban Hợp tác và Quan hệ toàn cầu, Khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại Pháp cho biết, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay dự báo gặp khó khăn nên hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống 4,9%, dự kiến tăng lên 5,9% vào năm 2024.

Cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023, ông Sebastian Eckardt, Giám đốc khối nghiệp vụ kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư - khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm rõ rệt so với năm ngoái, nguyên nhân một phần do xung đột Nga-Ukraine hay chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, chịu ảnh hưởng rất lớn từ những tác động bên ngoài vì xuất khẩu của Việt Nam chiếm 50%. Vì vậy, dù sự suy giảm trên toàn thế giới không còn sâu sắc và có dấu hiệu khởi sắc hơn, nhưng những tác động này vẫn tác động tới Việt Nam, làm hạn chế tốc độ tăng trưởng. Trước thực trạng trên, ông Sebastian Eckardt đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ đạt 4,7%.

Trước đó, các tổ chức quốc tế cũng đều điều chỉnh dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay. Như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hạ dự báo GDP Việt Nam năm 2023 xuống 5,8% từ mức 6,5% đưa ra trước đó. Tương tự, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng UOB cũng đều hạ tăng trưởng Việt Nam năm nay 0,8-1,1% so với dự báo hồi đầu năm, lần lượt 4,7% và 5,2% do những áp lực lớn từ tổng cầu bên ngoài giảm mạnh, tác động đến xuất khẩu. Mới nhất, ngân hàng Standard Chartered dự báo giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 ở mức 5,4%.

"Thông mạch" để giải phóng các nguồn lực

Phân tích cụ thể hơn về các chính sách tài khoá linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, thời gian qua trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 và những biến động kinh tế, tài chính của thế giới và khu vực, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ, chúng ta đã thực hiện được nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, nới lỏng, có trọng tâm, trọng điểm... Cụ thể, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế trong những năm qua ở mức lớn chưa từng có, chiếm khoảng 8,3% GDP, cao hơn rất nhiều so với các nước có cùng quy mô kinh tế. Trong đó, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí và các khoản thu ngân sách. Riêng từ năm 2021 đến nay, tổng số miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí… lên đến 530.000 tỷ đồng. Năm 2023, tổng số thuế, phí được miễn, giãn, giảm ước khoảng 200.000 tỷ đồng, đến nay, đã thực hiện trên 130.000 tỷ đồng.

“Chính phủ cũng như Bộ Tài chính đang tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, để từ đó chúng ta có thể có những điều chỉnh chính sách tài khóa cho phù hợp, đảm bảo giải quyết các khó khăn cho cho nền kinh tế, đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro, khó khăn thì chia sẻ giữa nhà nước và doanh nghiệp”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết thêm.

Bên cạnh việc triển khai có hiệu quả các chính sách tài khóa, các chính sách hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để bảo đảm lưu thông các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường, cần hạn chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế “xin – cho”; ưu tiên thúc đẩy phát triển các thị trường, đặc biệt là các thị trường “đầu vào”, tạo cơ sở để việc phân phối các nguồn lực diễn ra theo đúng nguyên tắc thị trường (cạnh tranh). Các thị trường đầu vào càng đồng bộ, hiệu quả phát triển càng cao.

Cũng theo PGS.TS Trần Đình Thiên, vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển. Để giải quyết nhiệm vụ đó, đđịnh hướng ưu tiên được nhằm vào chính là phát triển đúng hướng và đúng cách các thị trường; xây dựng một bộ máy quản trị và điều hành phát triển thông minh, biết dựa vào thị trường và có trách nhiệm.

Còn theo TS.Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, kinh tế Việt Nam đã được dẫn dắt bởi 3 động lực tăng trưởng trong 30 năm qua, hiện nay 3 động lực tăng trưởng cần có sự phát triển đột phá để đạt được mục tiêu phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Việc phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới sẽ là hình chữ U và đáy rất dài, đây là thách thức rất lớn, ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên chúng ta vẫn có cơ hội trong chuyển dịch các chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực đối tác công tư trong các dự án phát triển công nghiệp, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đối tác công tư, hoàn thiện Luật Phát triển công nghiêp trình Quốc hội trong thời gian tới; cần có Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất lao động và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này.

Ngoài những động lực tăng trưởng cũ, các chuyên gia cũng chỉ ra nhiều động lực tăng trưởng mới trong trung và dài hạn. Đó là xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế số; tăng năng suất các yếu tố tổng hợp; sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân; đẩy mạnh cải cách thể chế; chuyển đổi sang tăng trưởng xanh và chủ động thích ứng biến đổi khí hậu; đẩy mạnh liên kết vùng - thúc đẩy vai trò của các đầu tàu kinh tế - xã hội. Để khai thác những động lực tăng trưởng mới nhằm phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo.

Hai nhóm giải pháp lấy lại đà tăng trưởng GDP

Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
TS. Cấn Văn Lực.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, kinh tế Việt Nam đang ở trên đà tăng trưởng nhanh nhưng những tác động từ bên ngoài và hạn chế nội tại đã và đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững. Ngay cả khi kinh tế thế giới sớm phục hồi và khai thác được các động lực tăng trưởng mới thì tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 chỉ đạt từ 6-6,5%.

Xin ông cho biết những đánh giá của mình về tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, bất định từ năm 2020 đến hết 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế có khả năng chống chịu ở mức trung bình - khá, là một trong số ít các nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương năm 2020-2021, phục hồi ấn tượng trong năm 2022, tiếp tục là điểm đến đầu tư, du lịch, giao thương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại từ đầu năm 2023 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn và nhiều vấn đề nội tại bộc lộ, song Việt Nam đang dần lấy lại đà phục hồi và kỳ vọng sáng sủa hơn trong 2 năm tới.

Trong 8 tháng đầu năm nay, kinh tế Việt nam chịu tác động tiêu cực từ bối cảnh kinh tế thế giới cũng như một số vấn đề nội tại. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân, kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 3,72% trong 6 tháng đầu năm và đang phục hồi tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước và quý sau cao hơn quý trước. Các cân đối lớn được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp, lãi suất giảm, tỷ giá khá ổn định trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn thách thức ở cả trong và ngoài nước.

Trước những khó khăn đến từ cả trong và ngoài nước, ông dự báo như thế nào về mức tăng trưởng của cả năm 2023 và trong giai đoạn tiếp theo?

Qua phân tích cho thấy, đóng góp vào tăng trưởng từ các khu vực kinh tế đến hết năm 2023 được dự báo như sau: lĩnh vực nông - lâm - thủy sản luôn tăng trưởng tương đối ổn định và đóng góp khoảng 0,35-0,45% vào tăng trưởng GDP chung, nhưng năm 2023, lĩnh vực này là bệ đỡ và có mức đóng góp cao hơn (khoảng 0,5-0,6%) vào tăng trưởng GDP cả năm. Đóng góp vào tăng trưởng của lĩnh vực khai khoáng dự báo giảm còn 0,14% do giá dầu giảm (khoảng 15%) năm 2023. Với tăng trưởng thương mại thế giới dự báo giảm (chỉ tăng khoảng 1-1,6% so với mức tăng 4% năm 2022), dẫn đến đóng góp vào tăng trưởng của công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2023 dự báo giảm còn 1,2-1,6%...

Như vậy, tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở là 5,2-5,5%. Với kịch bản tiêu cực là kinh tế thế giới suy thoái nặng hơn, tận dụng được ít các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng dự báo là 4,4-4,5%. Tuy nhiên, với kịch bản tích cực là kinh tế thế giới sớm phục hồi, và khai thác được các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số, đẩy mạnh liên kết vùng với việc thúc đẩy 2 động lực chính là Hà Nội và TPHCM) tăng trưởng có thể đạt 5,5-6%.

Trong giai đoạn tới (2024-2025), theo kịch bản cơ sở, dự báo tình hình kinh tế thế giới từng bước phục hồi, lạm phát được kiếm chế và dần về mức dưới 3% năm 2025, khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt khoảng 6% năm 2024 và 6,5% năm 2025. Tuy nhiên, nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thì mức tăng trưởng có thể cao hơn.

Vậy theo ông chúng ta cần triển khai các giải pháp nào để lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững, đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%/năm trong giai đoạn 2021-2025 như Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt ra?

Kinh tế Việt Nam đang ở trên đà tăng trưởng nhanh nhưng những tác động từ bên ngoài và hạn chế nội tại đã và đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững hơn. Trong thời gian tới, muốn lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững, đòi hỏi Quốc hội và Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách, giải pháp vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống vừa tạo không gian đủ rộng để khai thác hiệu quả các mô hình, động lực tăng trưởng mới, cho cả trước mắt và lâu dài.

So sánh với nhiệm kỳ trước (2016-2020), Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình 6%/năm, lạm phát trung bình 3,15%/năm; nhiệm kỳ này (2021-2025), nếu chúng ta không có những giải pháp bứt tốc, những động lực tăng trưởng mới, thì chúng tôi dự báo chỉ đạt được tăng trưởng trung bình khoảng 5,7%/năm và như vậy sẽ khó đạt được mục tiêu 6,5%/năm như Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt ra

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, chúng tôi kiến nghị 2 nhóm giải pháp chính.

Thứ nhất là nhóm giải pháp củng cố các động lực tăng trưởng hiện hữu. Theo đó, cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP; đẩy mạnh triển khai Chương trình phục hồi 2022-2023, các Chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân đầu tư công, nhất là đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, đầu tư cơ sở hạ tầng.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó cần chú trọng các động lực tăng trưởng hiện hữu bao gồm: đẩy mạnh giải ngân đầu tư công bởi theo đánh giá của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, nếu giải ngân được 95% tổng vốn 713 nghìn tỷ đồng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đầu tư Nhà nước tăng 30%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,2% và đóng góp 2% vào tăng trưởng GDP năm 2023; kích cầu tiêu dùng nội địa, theo tính toán của Nhóm Nghiên cứu, tiêu dùng (loại trừ yếu tố giá) tăng thêm 1% sẽ giúp GDP tăng thêm 0,2%; quan tâm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng của các đầu tàu nền kinh tế, nhất là Hà Nội và TPHCM, qua đó thúc đẩy liên kết vùng… Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác đã ban hành (như nêu trên) cũng như chính sách hoàn thuế GTGT…

Thứ hai là nhóm giải pháp phát huy, khai thác động lực tăng trưởng mới. Cụ thể, để phát huy, khai thác những động lực tăng trưởng mới nhằm phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra, cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế (nhất là các luật đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tài chính, tín dụng, đấu thầu…), bao gồm cả tháo gỡ rào cản, chú trọng khâu thực thi và phối hợp chính sách; quan tâm xây dựng thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Bên cạnh việc củng cố những động lực tăng trưởng hiện hữu (truyền thống) như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, việc phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới cũng hết sức quan trọng, đặc biệt là các động lực như: kinh tế số, năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, tăng trưởng xanh gắn với chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, và nâng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Thảo (ghi)

Xuân Thảo

Tin liên quan

Sau 20 năm cổ phần hóa, Rạng Đông đạt doanh thu tăng hơn 20 lần

Sau 20 năm cổ phần hóa, Rạng Đông đạt doanh thu tăng hơn 20 lần

(HQ Online) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đặt mục tiêu bứt phá với doanh thu 11.000 tỷ đồng nhờ những đổi mới trong chuyển đổi số.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập ngân hàng thương mại

Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập ngân hàng thương mại

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài.
Lập trung tâm nguyên phụ liệu da giày, giảm lệ thuộc từ nguồn nhập khẩu

Lập trung tâm nguyên phụ liệu da giày, giảm lệ thuộc từ nguồn nhập khẩu

(HQ Online) - Việt Nam là nước sản xuất giày dép đứng thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của ngành da giày là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.
Chuyên gia VinaCapital: Lãi suất sẽ tăng vào cuối năm để hỗ trợ tỷ giá

Chuyên gia VinaCapital: Lãi suất sẽ tăng vào cuối năm để hỗ trợ tỷ giá

(HQ Online) - Ông Michael Kokalari, CFA, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital có bài phân tích về thị trường vàng, tỷ giá USD/VND, lãi suất và ý nghĩa đối với kinh tế Việt Nam, công bố vào chiều 26/4.
Dệt may, da giày trong vòng xoáy xanh hóa

Dệt may, da giày trong vòng xoáy xanh hóa

(HQ Online) - Các quy định về phát triển bền vững được ban hành ngày càng nhiều tại các thị trường lớn như Mỹ và EU, tạo áp lực buộc các doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam phải nhanh chân hơn trên lộ trình xanh hóa.
Khơi mở tiềm năng xuất khẩu nông sản vùng Tây Nguyên

Khơi mở tiềm năng xuất khẩu nông sản vùng Tây Nguyên

(HQ Online) - Hiện nay, Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu của vùng Tây Nguyên còn rất khiêm tốn.
Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

(HQ Online) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
Tận dụng tốt các FTA thế hệ mới, gạo Việt “phủ sóng” nhiều thị trường khó tính

Tận dụng tốt các FTA thế hệ mới, gạo Việt “phủ sóng” nhiều thị trường khó tính

(HQ Online) - Bên cạnh các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines, hay châu Phi, gạo Việt Nam đã mở rộng sang các thị trường “khó tính” như châu Âu… nhờ khai thác tốt cơ hội từ các FTA thế hệ mới.
Thách thức đối với xuất khẩu sang thị trường châu Âu-châu Mỹ

Thách thức đối với xuất khẩu sang thị trường châu Âu-châu Mỹ

(HQ Online) - Những tháng đầu năm, xuất khẩu tới thị trường châu Âu-châu Mỹ cho thấy sự phục hồi tích cực, tuy nhiên về dài hạn còn nhiều thách thức.
Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

(HQ Online) - Theo quy định về thực phẩm của Singapore, các sản phẩm thực phẩm có chứa bất kỳ thành phần nào có thể gây mẫn cảm cho người tiêu dùng đều phải được ghi rõ trên bao bì thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng.
16 nhóm hàng nhập khẩu tỷ đô trong quý đầu năm

16 nhóm hàng nhập khẩu tỷ đô trong quý đầu năm

(HQ Online) - Thông tin chi tiết về tình hình xuất nhập khẩu quý 1/2024 vừa được Tổng cục Hải quan công bố ghi nhận có 16 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Việt Nam lần đầu chiếm vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu chiếm vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

(HQ Online) - Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 tăng 3,22% (giá trị xuất khẩu đạt hơn 24 triệu SGD), chiếm thị phần 8,58%.
Trung tâm C4IR nâng cao vị thế của Việt Nam trong bản đồ kinh tế toàn cầu

Trung tâm C4IR nâng cao vị thế của Việt Nam trong bản đồ kinh tế toàn cầu

(HQ Online) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt tại TPHCM kỳ vọng trở thành nền tảng không chỉ giúp cho TPHCM mà còn giúp cho cả nước định hình phát triển các chiến lược cách mạng công nghiệp 4.0, là bước tiến quan trọng nâng cao vị thế của Việt Nam trong bản đồ kinh tế toàn cầu.
Có thể trả giá đắt nếu chậm trễ sửa đổi chính sách pháp luật

Có thể trả giá đắt nếu chậm trễ sửa đổi chính sách pháp luật

(HQ Online) - PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (ảnh), Giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, các chính sách vẫn cần hoàn thiện hơn, giảm bớt chi phí tuân thủ nhưng phải nhanh chóng bắt kịp những thay đổi trong thương mại quốc tế.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Triệt phá đường dây rửa tiền, vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới với số lượng khủng

Triệt phá đường dây rửa tiền, vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới với số lượng khủng

Các đối tượng thành lập 250 công ty "ma", lập hộp thư điện tử giả để lừa đảo, chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
BIDV chốt phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 70.600 tỷ đồng

BIDV chốt phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 70.600 tỷ đồng

ĐHĐCĐ BIDV đã thông qua các phương án để tăng vốn điều lệ năm 2024 lên mức hơn 70.624 tỷ đồng, tăng gần 24% so với mức cuối năm 2023.
Sau 20 năm cổ phần hóa, Rạng Đông đạt doanh thu tăng hơn 20 lần

Sau 20 năm cổ phần hóa, Rạng Đông đạt doanh thu tăng hơn 20 lần

Năm 2024, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đặt mục tiêu bứt phá với doanh thu 11.000 tỷ đồng nhờ những đổi mới trong chuyển đổi số.
Đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật thường trực

Đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật thường trực

Bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) được bầu giữ vị trí Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật thường trực (PTC) WCO.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học ...
Lạng Sơn điều động, bổ nhiệm một số lãnh đạo chủ chốt

Lạng Sơn điều động, bổ nhiệm một số lãnh đạo chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lạng Sơn đã công bố các quyết định phân công, điều động, ...
Lừa đảo mất tiền trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán: Nhận diện "bẫy trực tuyến"

Lừa đảo mất tiền trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán: Nhận diện "bẫy trực tuyến"

Hiện nay, chiêu trò thao túng tâm lý, lừa đảo cài đặt ứng dụng chứa mã độc trên điện thoại ...

Tăng năng suất từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trong báo cáo điểm lại tháng 4/2024 của Ngân hàng thế giới (WB), các chuyên gia đã nhận định, khởi ...
Ban Chấp hành TW Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành TW Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Ủy ...
TP Hồ Chí Minh có đầy đủ yếu tố để phát triển và làm chủ ngành công nghệ AI

TP Hồ Chí Minh có đầy đủ yếu tố để phát triển và làm chủ ngành công nghệ AI

Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) tìm hiểu, lựa chọn TPHCM là điểm đầu tư chiến lược tại khu vực châu Á ...
Đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật thường trực

Đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật thường trực

Bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan ...
Lạng Sơn: Đảm bảo hoạt động XNK thông suốt trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Lạng Sơn: Đảm bảo hoạt động XNK thông suốt trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Cục Thương mại Bằng Tường (Trung Quốc) vừa thông báo về việc làm thủ tục thông quan hàng hóa trong ...
Hải quan Quảng Bình: Máy móc, thiết bị, nước tăng lực nhập khẩu góp phần đáng kể số thu ngân sách

Hải quan Quảng Bình: Máy móc, thiết bị, nước tăng lực nhập khẩu góp phần đáng kể số thu ngân sách

Máy móc thiết bị nhập khẩu của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I và nước tăng lực ...
Kim ngạch XNK qua địa bàn Lạng Sơn tăng 31,7%

Kim ngạch XNK qua địa bàn Lạng Sơn tăng 31,7%

Từ đầu năm đến nay, tổng kim ngạch hàng hóa XNK mở tờ khai tại Cục Hải quan Lạng Sơn ...
Thông quan nhanh hàng hóa phục vụ dự án, nhà máy sản xuất, truyền tải điện

Thông quan nhanh hàng hóa phục vụ dự án, nhà máy sản xuất, truyền tải điện

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương bố ...
Thanh niên Hải quan phát động Cuộc thi “Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam”

Thanh niên Hải quan phát động Cuộc thi “Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam”

Đây là sân chơi lành mạnh cho cán bộ, công chức, người lao động, đoàn viên thanh niên rèn luyện, ...
Triệt phá đường dây rửa tiền, vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới với số lượng khủng

Triệt phá đường dây rửa tiền, vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới với số lượng khủng

Các đối tượng thành lập 250 công ty "ma", lập hộp thư điện tử giả để lừa đảo, chuyển trái ...
Phạt 4 cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

Phạt 4 cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

4 cơ sở kinh doanh trên 2.000 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu đã bị xử ...
Thanh niên Hải quan Quảng Trị tuyên truyền vận động quần chúng phòng chống tội phạm ma túy

Thanh niên Hải quan Quảng Trị tuyên truyền vận động quần chúng phòng chống tội phạm ma túy

Đây là lần đầu tiên Đoàn thanh niên Hải quan phối hợp với Đoàn Thanh niên xã A Ngo tổ ...
6 container kim loại xuất khẩu “đội lốt” gỗ ván ép

6 container kim loại xuất khẩu “đội lốt” gỗ ván ép

Cục Hải quan Hải Phòng và Bộ đội Biên phòng Hải Phòng phối hợp với các lực lượng chức năng ...
Tạm giữ 31 tấn đường Thái Lan trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam

Tạm giữ 31 tấn đường Thái Lan trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam

Theo thông tin từ Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Yên, đơn vị này đang tạm giữ 31 tấn ...
Hải quan Lạng Sơn: Kiểm soát chặt các lô hàng, đối tượng trọng điểm

Hải quan Lạng Sơn: Kiểm soát chặt các lô hàng, đối tượng trọng điểm

Cục Hải quan Lạng Sơn ban hành kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu hàng giả, hàng giả mạo sở ...
BIDV chốt phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 70.600 tỷ đồng

BIDV chốt phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 70.600 tỷ đồng

ĐHĐCĐ BIDV đã thông qua các phương án để tăng vốn điều lệ năm 2024 lên mức hơn 70.624 tỷ ...
Sau 20 năm cổ phần hóa, Rạng Đông đạt doanh thu tăng hơn 20 lần

Sau 20 năm cổ phần hóa, Rạng Đông đạt doanh thu tăng hơn 20 lần

Năm 2024, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đặt mục tiêu bứt phá với doanh thu ...
“Ngôi sao hy vọng” cho doanh nghiệp trên chặng đường mới

“Ngôi sao hy vọng” cho doanh nghiệp trên chặng đường mới

Các thị trường xuất khẩu lớn đều đang có những thay đổi mạnh mẽ, đặt ra bài toán hóc búa ...
Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội mới và tiềm năng ...
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

Ngày 26/4, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 ...
Chủ tịch Sacombank phủ nhận tin đồn liên quan đến bà Trương Mỹ Lan

Chủ tịch Sacombank phủ nhận tin đồn liên quan đến bà Trương Mỹ Lan

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank khẳng định không có liên quan gì tới bà Trương Mỹ Lan ...
Nghiên cứu để phân loại thống nhất thiết bị đeo tay thông minh

Nghiên cứu để phân loại thống nhất thiết bị đeo tay thông minh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố nghiên cứu kỹ các thuộc tính của ...
Cần sửa đổi, bổ sung quy định về kinh doanh kho bãi, địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát hải quan

Cần sửa đổi, bổ sung quy định về kinh doanh kho bãi, địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát hải quan

Nhiều DN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện ...
Tháo gỡ bất cập từ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Tháo gỡ bất cập từ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) đang có nhiều quy định chưa rõ ràng, ...
Khơi thông dòng chảy pháp luật, nhưng điều kiện kinh doanh vẫn tạo rào cản

Khơi thông dòng chảy pháp luật, nhưng điều kiện kinh doanh vẫn tạo rào cản

Cơ quan nhà nước đã tìm hiểu, lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, như tiến ...
Có được cộng hay trừ khoản tiền thưởng vận chuyển liệu trong trị giá hải quan?

Có được cộng hay trừ khoản tiền thưởng vận chuyển liệu trong trị giá hải quan?

Đó là thắc mắc của Công ty TNHH Triều An QN về việc kê khai trị giá hải quan hàng ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu

Giải pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu

Việc nhận biết các lỗi thường gặp để thực hiện đúng quy định, phòng ngừa rủi ro, hạn chế sai ...
IEA dự báo doanh số bán ô tô điện phá kỷ lục trong năm 2024

IEA dự báo doanh số bán ô tô điện phá kỷ lục trong năm 2024

IEA kỳ vọng tăng trưởng năm 2024 là “một năm kỷ lục” khi trong quý 1/2024, doanh số ô tô ...
Lần đầu tiên, Hyundai Thành Công tổ chức chuỗi sự kiện chăm sóc và trải nghiệm sản phẩm

Lần đầu tiên, Hyundai Thành Công tổ chức chuỗi sự kiện chăm sóc và trải nghiệm sản phẩm

Hyundai Care Day 2024 sẽ được Hyundai Thành Công (HTV) tổ chức tại 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. ...
Lượng ô tô nhập khẩu duy trì ở mức cao

Lượng ô tô nhập khẩu duy trì ở mức cao

Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa đầu tháng 4 cả nước nhập khẩu ...
Giá từ 20 tỷ đồng, siêu phẩm McLaren 750S ra mắt tại Việt Nam

Giá từ 20 tỷ đồng, siêu phẩm McLaren 750S ra mắt tại Việt Nam

Siêu xe McLaren 750S đã chính thức được ra mắt thị trường Việt Nam. Đây là sản phẩm thương mại ...
Hyundai Stargazer X ra mắt giá từ 489 triệu đồng

Hyundai Stargazer X ra mắt giá từ 489 triệu đồng

Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) vừa đưa ra thị trường mẫu xe Hyundai Stargazer X.
Cơ sở hạ tầng sạc xe EV của Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Cơ sở hạ tầng sạc xe EV của Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Liên minh xúc tiến cơ sở hạ tầng sạc điện Trung Quốc đã bổ sung 716.000 cột sạc từ tháng ...
1,4 tấn cocaine trong container hàng hóa

1,4 tấn cocaine trong container hàng hóa

(HQ Online) - Ông Stefan Granath thuộc Hải quan Thụy Điển cho biết đây được coi là vụ thu ...
Yếu tố chi phối thị trường bất động sản châu Á

Yếu tố chi phối thị trường bất động sản châu Á

Một số thị trường bất động sản ở châu Á đã ghi nhận sự giảm sút mạnh về giá cũng ...
Tổng thống Nga có kế hoạch thăm Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ song phương

Tổng thống Nga có kế hoạch thăm Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ song phương

Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo ông có kế hoạch thăm Trung Quốc vào tháng 5 tới trên tại ...
Pháp: Châu Âu cần xây dựng chiến lược phòng thủ mạnh hơn, bớt lệ thuộc vào Mỹ

Pháp: Châu Âu cần xây dựng chiến lược phòng thủ mạnh hơn, bớt lệ thuộc vào Mỹ

Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết ...
Nút thắt quan trọng của ngành vận tải toàn cầu

Nút thắt quan trọng của ngành vận tải toàn cầu

Theo Quỹ nghiên cứu quan sát viên (ORF), eo biển Bab al-Mandab, phía Nam Biển Đỏ hiện là một điểm ...
Ngân hàng Trung ương Thái Lan có thể can thiệp để ổn định đồng baht

Ngân hàng Trung ương Thái Lan có thể can thiệp để ổn định đồng baht

Mặc dù mức độ biến động về tỷ giá giữa đồng baht và đồng USD cao, nhưng xu hướng thay ...
Phiên bản di động