Làm gì để ổn định thị trường vàng?
Trong tình hình hiện nay, các biện pháp hành chính trở nên đặc biệt quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và ngăn chặn thao túng giá. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Nguyên nhân nào khiến giá vàng “nhảy múa”?
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), kể từ năm 2021, giá vàng thế giới và trong nước có nhiều biến động. Theo đó, gần 10 năm qua, giá vàng thế giới đã tăng khoảng 140% và đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 2.431 USD/ounce (ngày 12/4/2024).
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ về kinh tế - xã hội TPHCM ngày 16/5, Tổng giám đốc SJC Lê Thúy Hằng đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng và cho biết doanh nghiệp không được hưởng lợi gì từ chính sách này. Cụ thể, năm 2012, SJC được Chính phủ và NHNN chọn là thương hiệu vàng miếng quốc gia, vì họ chiếm gần 97% giao dịch trên thị trường. Cũng trong năm này, Nghị định 24/2012/NĐ-CP (Nghị định 24) về hoạt động kinh doanh vàng ra đời để kiểm soát nguồn cung, chống "vàng hóa" nền kinh tế. Theo Nghị định này, SJC không được nhập, dập vàng miếng. Toàn bộ khuôn dập được giao về NHNN quản lý. Công ty này chỉ được dập lại vàng móp. Độc quyền vàng miếng không mang lại lợi ích cho SJC, thậm chí doanh nghiệp còn bị mang tiếng trục lợi. |
Tại Việt Nam, những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, giá vàng còn gây "chấn động" hơn khi đã liên tục lập đỉnh mới, giá vàng SJC đã có lúc đạt đỉnh tháng 4 là 85 triệu đồng/lượng và sang tháng 5 đã vượt 92 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử của thị trường vàng Việt Nam. Biến động giá vàng xảy ra liên tiếp nhau, thậm chí có những ngày giá vàng leo dốc một cách thẳng đứng, biên độ thay đổi giá lớn qua mỗi lần tăng giá.
Điều đáng nói là mức chêch lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới, có thời điểm lên tới 20 triệu đồng/lượng. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024 tăng 20,75%. Thực tế này gây xáo trộn, tạo tâm lý lo lắng, bất ổn trên thị trường một mặt hàng được xếp vào hàng khá "đặc biệt" ở Việt Nam.
Nhìn vào lịch sử giá vàng, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng VEPR phân tích, có thể thấy, có nhiều giai đoạn không cần nhập khẩu vàng, không cần phá độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế vẫn được kiểm soát, giá vàng trong nước và thế giới tương đồng gần như tuyệt đối. Ngược lại, có giai đoạn nhập khẩu vàng lớn nhưng chênh lệch giá vàng vẫn ở mức cao.
Cụ thể, giai đoạn 2014-2015, vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 10%-20% dù đã nhập tới 74 tấn vàng. Điều này khẳng định sự cần thiết phải tính đến các phương án khác để giảm chênh lệch giá vàng, chứ không đơn giản là hy sinh dự trữ để mua vàng về bán.
Giai đoạn 2016-2019 là giai đoạn chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới gần như bằng 0. Đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn, bước vào chu kỳ ổn định và tăng trưởng cao.
Giai đoạn 2019-2020 là giai đoạn thử thách sóng vàng thế giới lần thứ nhất. Cụ thể, giá vàng thế giới tăng mạnh 55% và giá vàng trong nước tăng theo tương ứng, chênh lệch giá vàng vẫn không đáng kể.
Giai đoạn 2021-2024 là giai đoạn “chú ngựa” giá vàng bắt đầu mất kiểm soát. Đây cũng là giai đoạn lãi suất có nhiều biến động. Theo đó, từ tháng 8/2023 đến hiện tại giá vàng trong nước và thế giới cùng có xu hướng tăng, tuy nhiên nếu quan sát kỹ thì có 2 giai đoạn giá vàng trong nước tăng trong khi giá vàng thế giới đi ngang, nới rộng chênh lệch giá vàng lên 32% và 26%. Nguyên nhân là kênh chứng khoán và bất động sản đều trầm lắng làm người dân tìm đến vàng như một kênh đầu tư an toàn, dẫn đến nhu cầu mua vàng ngày càng tăng.
Tính đến thời điểm hiện tại, NHNN đã tổ chức 7 phiên đấu thầu vàng miếng SJC, trong đó 3 phiên phải hủy. Kết thúc phiên đấu thầu mới nhất ngày 16/5, có 11 thành viên trúng thầu 12.300 lượng vàng. Tổng khối lượng vàng trúng thầu qua các phiên là 27.200 lượng, tương ứng hơn 1,02 tấn vàng. |
Để thị trường tự điều tiết dưới sự quản lý của Nhà nước
Để điều tiết thị trường vàng, Chính phủ đã liên tục chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện các giải pháp, trong đó tổ chức thực hiện 7 phiên đấu thầu vàng miếng SJC. Nhưng sau các phiên đấu thầu vàng, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới cùng "cơn sốt" vàng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo GS.TS. Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, giải pháp đấu thầu đã không đạt mục tiêu hạ nhiệt giá vàng trong nước, ở góc độ nào đó, việc đấu thầu còn là tác nhân đẩy giá vàng lên cao hơn. Bởi việc lấy giá thị trường trong nước làm giá tham chiếu cho các phiên đấu thầu là chưa phù hợp, khó có thể kéo giá trong nước đi xuống như mục tiêu.
Đồng tình với quan điểm trên, TS Nguyễn Quốc Việt cũng cho rằng, giải pháp đấu thầu vàng chưa đủ để ổn định thị trường vì còn cần nhiều yếu tố khác như minh bạch, ngăn chặn thao túng giá… Ngoài ra, cũng cần nghĩ đến các giải pháp tiền tệ khác, kể cả tăng lãi suất vì thường môi trường lãi suất cao hơn sẽ có thể hạ nhiệt cho cả vàng và tỷ giá. Trong tình hình hiện nay, các biện pháp hành chính trở nên đặc biệt quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và ngăn chặn thao túng giá. Thanh tra thị trường vàng, yêu cầu sử dụng hóa đơn, điều tra hành vi thao túng... sẽ không tốn dự trữ ngoại hối mà lại có thể mang tới hiệu quả cao tức thì. Ngoài việc sử dụng các biện pháp hành chính, công cụ tiền tệ như lãi suất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các loại bong bóng tài sản, bao gồm cả vàng.
Để “bốc thuốc” điều trị giá vàng, GS.TS. Hoàng Văn Cường cho rằng, nên coi vàng đúng nghĩa là tài sản cất trữ, đầu tư, để thị trường tự điều tiết dưới sự quản lý của Nhà nước. “Nếu hướng tới mục tiêu hạ giá vàng, cơ quan quản lý cần thay đổi cách thức đấu thầu vàng hiện nay. Theo đó, NHNN cần xem xét thay đổi kỹ thuật, hạ giá đầu thầu, chọn người mua thấp nhất, cam kết bán ra thị trường cũng với giá thấp nhất. Giá tham chiếu nên xác định bằng giá quốc tế, cộng với các loại thuế, chi phí để tạo sự liên thông với thế giới", GS.TS. Hoàng Văn Cường đề xuất.
Còn theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng giám đốc AFA Capital, khi nói đến khái niệm vàng, thông thường các chính sách cần xác định vàng là một loại tiền đặc biệt hay chỉ là một loại hàng hóa thì mới có giải pháp. Nếu là hàng hóa thì phải có giải pháp tăng cung. “Bởi thực tế, hiện nay, người dân coi vàng như một sản phẩm đầu tư, nếu vậy Việt Nam có thể học tập các nước, ví dụ Trung Quốc họ có trung tâm lưu ký vàng, có giá tham chiếu và thực hiện vận hành sàn giao dịch tập trung. Cách vận hành này đã ổn định được thị trường vàng và đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy nhiên, về dài hạn cần phải nhìn nhận vàng miếng như kênh đầu tư để quản lý bằng thuế, phí. Thị trường vàng trang sức giải quyết thông qua thuế nhập khẩu, thuế GTGT”, ông Tuấn cho biết thêm.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV: Vừa qua, NHNN vừa đấu thầu vừa thăm dò thị trường. Đây là chỉ giải pháp tình thế, NHNN cần tính toán giá hài hoà giữa các bên, chấp nhận giá sàn thấp hơn để tăng tỷ lệ đấu thầu thành công. Về lâu dài, để tăng nguồn cung, Chính Phủ nên xem xét cho doanh nghiệp đủ điều kiện được nhập khẩu vàng. NHNN bỏ độc quyền vàng miếng, xuất nhập khẩu. Việc thanh kiểm tra, giám sát việc trục lợi chính sách cũng cần được tăng cường. Quản lý thị trường vàng là câu chuyện quan nhiều bộ ngành, cần phân vai rõ ràng, sớm sửa đổi Nghị định 24. |
Tin liên quan
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Bức tranh tài chính khả quan của GELEX
15:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách thương mại vào Mỹ dự đoán "khắt khe" hơn, doanh nghiệp cần làm gì?
08:22 | 19/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vì sao thủy sản xuất khẩu sang một số nước Trung Đông bị ách tắc?
09:15 | 18/11/2024 Kinh tế
Năm 2024 xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể đạt 2 tỷ USD
21:25 | 17/11/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh đầu tư đáp ứng tiêu chí “xanh”
14:53 | 17/11/2024 Kinh tế
Tăng tốc xuất khẩu rau quả chính ngạch sang Trung Quốc
07:04 | 17/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”
Chống buôn lậu thuốc lá trong bối cảnh tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Háng
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan