Lãi suất cho vay giảm chậm hơn lãi suất huy động
“Big 4” ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động, lãi vay có thể giảm thêm nữa Lãi suất huy động giảm mạnh, dòng tiền vẫn “ùn ứ” tại ngân hàng |
Dòng vốn giá rẻ chảy về ngày càng nhiều giúp các ngân hàng có thêm dư địa để giảm lãi suất cho vay. Ảnh: Internet |
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, đến 30/9, tín dụng ước tăng khoảng 6,1-6,2% so với cuối năm 2022. Theo Phó Thống đốc, tín dụng tăng nhưng chậm hơn năm ngoái do những nguyên nhân khách quan, tác động từ bên ngoài cũng như khó khăn của doanh nghiệp trong nước.
Theo thông lệ, tín dụng sẽ tăng nhanh trong những tháng cuối năm. Ngành Ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp quyết liệt cùng sự đồng hành của các địa phương, tạo điều kiện để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vươn lên trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, ông Đào Minh Tú cũng lưu ý, việc tiếp cận tín dụng cần nhìn nhận, đánh giá từ nhiều phía. Ngành Ngân hàng đã rất quyết liệt, thực hiện nhiều biện pháp trong cơ chế chính sách, chỉ đạo điều hành. Thời gian tới tiếp tục cần sự đồng hành của các bộ, ngành, địa phương và sự vươn lên của chính các doanh nghiệp.
Trên thực tế, trái với xu hướng tăng lãi suất trong những tháng cuối năm để thu hút nguồn vốn phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, những ngày đầu quý 4/2023, nhiều ngân hàng lớn tiếp tục điều chỉnh hạ lãi suất huy động. Trong biểu lãi suất huy động mới nhất ngày 3/10, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giảm một loạt lãi suất gửi tiết kiệm tối đa 0,2 điểm phần trăm. Theo đó, lãi suất niêm yết cao nhất tại Vietcombank giảm về còn 5,3%, thấp hơn giai đoạn Covid-19 (quanh mức 5,8%/năm). Còn khoản tiền gửi từ 1 đến dưới 12 tháng dao động 3-4,3% một năm.
Tại 3 ngân hàng quốc doanh còn lại là Agribank, BIDV và VietinBank, sau lần điều chỉnh trong tháng 9/2023, hiện lãi suất cao nhất ở mức 5,5% một năm.
Theo báo cáo phân tích vừa công bố của Công ty Chứng khoán VNDirect, tính đến ngày 25/9, bình quân lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng quốc doanh đã giảm về mức 5,5%/năm, giảm 0,3 điểm phần trăm so với tháng trước và giảm 1,9 điểm phần trăm so với đầu năm.
Trong khi đó, lãi suất huy động 12 tháng của các ngân hàng tư nhân dao động từ 5,1% đến 6,3%/năm với mức trung bình khoảng 5,7%/năm, giảm 0,3 điểm phần trăm so với tháng trước và giảm 2,6 điểm phần trăm so với đầu năm. Trong nhóm các ngân hàng tư nhân, bình quân lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng giảm mạnh nhất trong tháng 9 tại một số ngân hàng như Sacombank, VIB, OCB, TPBank với mức giảm khoảng 0,6-1,0 điểm phần trăm so với bình quân lãi suất tháng trước.
TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính, Đại học Kinh tế TPHCM đánh giá, lãi suất cho vay thời gian qua đang có xu hướng giảm, nhưng mức giảm không nhiều và tốc độ giảm chậm hơn so với lãi suất huy động. Do thời gian trước các ngân hàng đã huy động với lãi suất cao và kỳ hạn dài trên 12 tháng. Hiện dòng vốn giá cao đó vẫn còn. Vì vậy dù gần đây lãi suất huy động đã giảm nhưng các ngân hàng vẫn phải quân bình vốn khiến lãi suất cho vay giảm chậm hơn. Ngoài ra, việc thừa vốn của các ngân hàng cũng khiến chi phí lãi tăng lên, ảnh hưởng tới việc giảm lãi suất cho vay.
TS Nguyễn Hữu Huân dự báo, xu hướng lãi suất thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục giảm, bởi dòng vốn giá rẻ chảy về ngày càng nhiều giúp các ngân hàng có thêm dư địa để giảm lãi suất cho vay. Ngoài ra, do thừa vốn nên các ngân hàng cũng có xu hướng cạnh tranh lẫn nhau để thu hút khách vay tiền. Các ngân hãng cũng tận dụng quy định của Thông tư 06/2013/TT-NHNN về việc cho phép vay từ ngân hàng này để trả nợ cho ngân hàng khác. “Hiện đang là thời điểm vàng để doanh nghiệp và người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi và nhận được nhiều hỗ trợ từ ngân hàng” – TS Huân nhận định.
Tuy nhiên, TS Huân cũng chỉ ra rằng vấn đề mấu chốt hiện nay không nằm ở ngân hàng mà là do doanh nghiệp không đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn. Một trong những khó khăn được nhiều doanh nghiệp phản ánh có liên quan đến khoản nợ xấu phát sinh trong giai đoạn Covid-19. Theo đó, dù doanh nghiệp đã trả hết số nợ xấu này, nhưng thông tin vẫn bị treo trên Trung tâm thông tin tín dụng CIC nên doanh nghiệp không thể vay ngân hàng dù hiện tại doanh nghiệp có tài sản đảm bảo, chứng minh được dòng tiền… Theo quy định, doanh nghiệp sẽ phải chờ 5 năm sau thông tin này mới được xoá trên CIC.
“Số lượng doanh nghiệp gặp phải tình trạng này cũng khá nhiều. Do đó, tôi cho rằng NHNN và các ngân hàng thương mại có thể cân nhắc xóa thông tin CIC trong thời kỳ khó khăn do Covid để doanh nghiệp có thể vay vốn nếu đáp ứng đủ điều kiện ở hiện tại. Điều này sẽ giúp giải quyết được vấn đề nút thắt cổ chai gây thừa vốn trong hệ thống ngân hàng” – TS Huân kiến nghị.
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics