Lạc quan với tăng trưởng của ngành ngân hàng
Nhóm ngành nào dẫn dắt tăng trưởng? | |
Covid-19 không gây gián đoạn chu kỳ tăng trưởng ngành ngân hàng | |
Thu nhập lãi thuần 9 tháng của Ngân hàng Quốc dân tăng 25% |
Các ngân hàng đang đẩy mạnh số hóa, đặt mục tiêu tăng trưởng cao mảng bán lẻ. |
Đầy tự tin
Bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng nhóm phân tích dữ liệu, Khối dịch vụ Thông tin Tài chính FiinGroup: 4 yếu tố cho tăng trưởng Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của ngành ngân hàng đạt 20-25% trong năm 2022, ngành ngân hàng dự kiến sẽ tăng trưởng vượt trội hơn so với khối doanh nghiệp phi tài chính. Đây là điểm khác biệt so với năm 2021. Các ngân hàng sẽ tăng trưởng tốt nhờ 4 yếu tố: Thứ nhất, tín dụng tăng trưởng do nỗ lực kích thích kinh tế của Chính phủ. Thứ hai, biên lợi nhuận (NIM) có thể tiếp tục duy trì tốt ngay kể cả khi lãi suất huy động tăng, do một số ngân hàng không còn phải hỗ trợ lãi suất như trong năm 2021 nữa. Thứ ba, thu nhập từ phí sẽ hồi phục trở lại khi kinh tế hồi phục. Thứ tư, một số ngân hàng trong năm 2021 đã phải trích lập dự phòng trước thời hạn Thông tư 03, năm nay sẽ không phải trích lập nữa nên có cơ hội hoàn nhập trở lại. Ông Đào Phúc Tường, CFA- Chuyên gia tài chính: Định giá đang cao Nhóm các ngân hàng vẫn là ngành có tốc độ tăng trưởng cao trên thị trường so với các ngành khác. Tuy nhiên, định giá cổ phiếu ngân hàng hiện đang cao. Vì thế, điểm mấu chốt chính là mùa đại hội đồng cổ đông đang tới gần sẽ là "điểm bản lề" thu hút sự chú ý của thị trường hơn với cổ phiếu ngân hàng. Hương Dịu (ghi) |
Kết thúc năm 2021, “bức tranh” lợi nhuận của ngành ngân hàng vô cùng khả quan, khi tổng lợi nhuận sau thuế của 27 ngân hàng niêm yết tăng tới hơn 30% so với năm 2020, phần lớn nhờ vào thu nhập lãi ròng và thu nhập phí tăng cao hơn.
Chính vì thế, theo các chuyên gia, “bức tranh” lợi nhuận này sẽ tiếp tục “sáng sủa” hơn trong năm 2022. Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE), ngoài động lực tăng trưởng tín dụng mạnh hơn do cầu tín dụng lớn hậu đại dịch, thu nhập từ phí của ngân hàng năm 2022 dự kiến tăng mạnh 30-40%, trong khi biên lợi nhuận (NIM) duy trì được ổn định. Theo đó, các ngân hàng sẽ duy trì tăng trưởng lợi nhuận trung bình 25% trong năm 2022, trong đó 6 tháng cuối năm sẽ là giai đoạn tăng tốc mạnh mẽ khi việc trích lập dự phòng có thể giảm bớt nhờ môi trường hoạt động được cải thiện.
Tương tự, SSI Research ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trung bình của các ngân hàng năm 2022 là 21% so với năm 2021, cao hơn mức tăng trưởng 13% của 96 công ty trong phạm vi nghiên cứu của SSI. Ước tính này không bao gồm thu nhập bất thường tiềm năng từ phí phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng (bancassurance) hoặc thoái vốn công ty con của VietinBank, HDBank, Techcombank, MB... SSI Research còn cho rằng, các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) có vốn nhà nước ước tính tăng trưởng lợi nhuận ở mức 19%, trong khi các ngân hàng TMCP khác có thể đạt mức tăng trưởng tới 22% so với năm 2021 do triển vọng tăng trưởng tín dụng tươi sáng hơn. Bên cạnh đó, trong nửa đầu năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận sẽ ở mức khiêm tốn và chỉ thật sự bứt phá mạnh hơn từ quý 2 với VietinBank, Vietcombank, MB và từ quý 3 với các ngân hàng khác.
Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán BSC cũng đánh giá, năm 2022, nhu cầu tín dụng sẽ tiếp tục ở mức cao khoảng 140%. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng sẽ đạt mức 22,2% nhờ kinh tế phục hồi sau dịch và mức nền lợi nhuận thấp hơn trong năm 2021.
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho biết, dịch bệnh năm 2022 vẫn còn nhiều phức tạp nhưng nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam không còn lệnh phong tỏa, giúp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được duy trì. Cùng với đó, năm 2022, Chính phủ có kế hoạch tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, kích thích cho khu vực kinh tế tư nhân… điều này sẽ giúp sức mua tăng trở lại, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng phát triển.
Ngân hàng “sống khỏe” nhờ đâu?
Tín dụng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trở lại, nhưng lâu nay, các ngân hàng đều đã dần chuyển hướng chiến lược để mảng bán lẻ bứt phá, trở thành động lực tăng trưởng chính của các ngân hàng trong năm nay. Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho biết, trong năm 2022, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 6.800 tỷ đồng, tăng khoảng 33%. Để đạt được kết quả này, bên cạnh mảng tín dụng tập trung vào bán lẻ và SME, MSB sẽ tiếp tục thúc đẩy các mảng hoạt động thu phí, đẩy mạnh số hóa các dịch vụ của ngân hàng để góp phần tăng trưởng mạnh tiền gửi không kỳ hạn (CASA), giảm chi phí vốn và giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR).
Đồng quan điểm, lãnh đạo VPBank cũng chia sẻ, mảng bán lẻ và vay tiêu dùng tăng tốc trở lại trong quý 4/2021 đã đóng góp nhiều hơn vào kết quả kinh doanh năm 2021, cùng với chiến lược chuyển đổi số hiệu quả sẽ giúp ngân hàng tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2022 cũng như những năm tới. Theo đó, ngân hàng này đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình 5 năm tới có thể lên đến 30-35%.
Cũng lạc quan về lợi nhuận, lãnh đạo VIB cho biết, ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong chặng đường tiếp theo với tăng trưởng kép về lợi nhuận đạt trên 30%/năm. Theo bà Trần Thu Hương, Giám đốc Chiến lược kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ VIB, trong 5 năm qua, mảng ngân hàng bán lẻ của VIB đã tăng trưởng 30 lần về lợi nhuận. Năm 2022, VIB tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao mảng bán lẻ, trong đó đặt mục tiêu tiên phong về các sản phẩm cá nhân hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, hướng đến với phân khúc khách hàng trẻ sẽ chiếm khoảng 85% danh mục khách hàng trong 5 năm nữa.
Ngoài ra, theo nhiều dự báo, trong năm 2022, thu nhập từ dịch vụ thanh toán sẽ phục hồi cùng với việc nối lại thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Trong khi đó, thị trường bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) được dự báo sẽ tiếp tục sôi động. Chẳng hạn như VietinBank sẽ hoàn tất hợp đồng với Manulife, Techcombank và VPBank tiếp tục đàm phán lại hợp đồng với Manulife và AIA. HDBank và LienVietPostBank sẽ có thể ký một hợp đồng bancassurance độc quyền mới…
Theo các chuyên gia của BSC, việc tập trung bán lẻ sẽ tiếp tục là mũi nhọn trong năm 2022 của nhiều ngân hàng do quy mô cho vay trên khách hàng thấp giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tập trung và NIM cao hơn so với các khách hàng lớn. Điều này sẽ khiến cuộc cạnh tranh về thị phần CASA sẽ tương đối khốc liệt khi các “ông lớn” đồng loạt giảm phí dịch vụ hồi cuối năm 2021. Một số ngân hàng có lợi thế về tỷ lệ CASA cao với tỷ lệ cao hơn 30% sẽ có chi phí vốn thấp, từ đó giúp gia tăng hiệu quả về cho vay.
Theo vị Tổng giám đốc của OCB, triển vọng kinh doanh của các ngân hàng cũng có sự phân hóa rõ rệt do mức độ cạnh tranh trong ngành dự báo tăng lên. Nhóm ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) cao và có mô hình hoạt động năng động sẽ tiếp tục được cấp mức hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cao hơn trung bình ngành.
Tuy nhiên, nói về tác động của nợ xấu, các chuyên gia nhận định, chất lượng tài sản được dự báo sẽ trong tầm kiểm soát khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao và đang được cải thiện. BSC cho rằng, dư nợ tái cơ cấu sẽ không quá ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng do tổng thu nhập của ngân hàng tạo ra ở mức cao giúp các ngân hàng đủ khả năng trích lập thêm mà không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng và dự kiến các khoản nợ tái cơ cấu sẽ không tăng nhiều nhờ sự mở cửa lại của nền kinh tế.
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK