Kinh tế Việt Nam 2021-2025: Tận dụng cơ hội mới để bứt phá
Lạc quan về tăng trưởng kinh tế 2021 | |
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm được dự báo như thế nào? | |
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam 2021 |
Những biện pháp kịp thời và hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 đã giúp Việt Nam giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng là nền tảng cho quá trình phục hồi kinh tế trong năm 2021 và trung hạn 2021-2025. Ảnh: TKTS |
Hai kịch bản
Như hầu hết các nước trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Covid-19. Tăng trưởng GDP năm 2020 giảm còn 2,91% so với con số 6,5-7% được dự báo trước Covid-19. Mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 không hoàn thành. Những ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19, không chỉ về kinh tế vĩ mô mà còn đối với cộng đồng doanh nghiệp và hộ gia đình. Các doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng và đang phải vật lộn để tồn tại. Hai đợt khảo sát diện rộng với trên 130 nghìn doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (tháng 4 và tháng 9/2020) đều cho thấy có tới trên 83% số doanh nghiệp khẳng định bị ảnh hưởng tiêu cực. Tương tự, các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm người đặc biệt dễ bị tổn thương đang bị tác động mặc dù gói hỗ trợ của Chính phủ đã được cung cấp từ rất sớm.
Đánh giá về những khó khăn và cơ hội cho kinh tế Việt Nam trong năm 2021 cũng như trong giai đoạn 2021-2025, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, những biện pháp kịp thời và hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 đã giúp Việt Nam giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng là nền tảng cho quá trình phục hồi kinh tế trong năm 2021 và trung hạn 2021-2025. Bên cạnh đó, Covid-19 cũng hình thành hoặc đẩy nhanh nhiều xu hướng mới, định hình lại các dòng tài chính quốc tế, thương mại và đầu tư, đặc biệt là chuyển dịch chuỗi cung ứng, tạo ra nhiều thách thức và cả cơ hội phục hồi kinh tế trong dài hạn.
“Việc tận dụng được những cơ hội mới để phục hồi kinh tế năm 2021 và bứt phá trong giai đoạn 2021-2025 có ý nghĩa quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2025”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Theo TS. Đặng Đức Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, NIFC dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 nhiều khả năng sẽ đạt mức cao trở lại. Những năm tiếp theo của giai đoạn 2021-2025, kinh tế Việt Nam có thể chưa thể thực sự bứt phá, bởi nhiều khó khăn nội tại chưa được giải quyết dứt điểm, thậm chí có xu hướng trầm trọng hơn sau thời gian đại dịch Covid-19. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố tác động và những điều chỉnh trong trung hạn 2021-2025, NCIF cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025 sẽ theo hai kịch bản.
Ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6,3%/năm trong giai đoạn 2021-2025. Kịch bản này diễn ra với giả định các nguy cơ về dịch Covid-19 vẫn thường trực, những giải pháp trợ giúp nền kinh tế của Chính phủ mang lại hiệu hiệu quả ở mức vừa phải trong khi bối cảnh quốc tế vẫn trong tình trạng rủi ro, bất ổn kéo dài; kinh tế và thương mại tăng trưởng chậm.
Với kịch bản khả quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 2021-2025 có thể đạt gần 6,8%/năm, nền kinh tế mặc dù có điều chỉnh giảm nhẹ sau mức tăng trưởng cao năm 2021, nhưng sau đó sẽ hồi phục ổn định.
“Như vậy, kết quả dự báo tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 theo phương án dự báo mới nhất (tháng 12/2020) cập nhật tác động của đại dịch Covid-19 và sự thay đổi của bối cảnh trong nước và quốc tế, đã giảm đáng kể so với các dự báo trước Covid-19 của NCIF (tháng 12/2019). GDP phương án điều chỉnh giảm khoảng 0,7% so với dự báo trước đây, trong đó, tăng trưởng giảm thấp hơn chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
4 hành động chính
Để nền kinh tế phục hồi lại mạnh mẽ sau dịch Covid-19, bà Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, thành công của Việt Nam năm 2020 trong việc đạt được mức phát triển con người cao và mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa tăng trưởng kinh tế là nhờ sự lãnh đạo nhanh nhạy, tiên đoán, sức mạnh huy động nỗ lực và tinh thần đổi mới của người dân, và quyết tâm tập trung vào phát triển lấy con người làm trung tâm. Để Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19 và không để lại ai phía sau, theo bà Wiesen cần 4 hành động chính.
Đó là bảo đảm tốc độ tăng trưởng nhanh của các mặt hàng xuất khẩu chế tạo là động lực chính tạo ra việc làm bền vững, tăng năng suất và thu nhập. Thứ hai, hài hòa cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, bằng cách chuyển đổi nền kinh tế (sản xuất và tiêu dùng) theo hướng tăng trưởng xanh và tiết kiệm năng lượng. Thứ ba là phát triển thị trường vốn trong nước và nâng cao hiệu lực và hiệu quả sử dụng tất cả các nguồn lực tài chính phát triển để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững. Và cuối cùng là cần tiếp tục áp dụng phương pháp quản trị AAA (dự đoán, thích ứng và nhanh nhạy), tạo môi trường thuận lợi cho việc thử nghiệm và các giải pháp sáng tạo của người dân và các tổ chức ở Việt Nam.
Ông Đỗ Thành Trung, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Dịch Covid-19 được tính đến trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, nhưng không được nhìn dưới tác động xấu mà nhìn vào những cơ hội mới. Dịch bệnh làm tăng trưởng chậm, tạo ra thay đổi lớn về phương thức sản xuất, về tăng năng suất, chất lượng, tính cạnh tranh là thách thức nhưng cũng là cơ hội nếu nắm bắt được, biến rủi ro, hóa giải rủi ro như đã làm như năm 2020. Với sự đồng lòng, đoàn kết của người dân và văn hóa Việt Nam là yếu tố nền tảng để giúp kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn. Điều này được đưa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới với 3 mũi đột phá là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và văn hóa Việt Nam. TS Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là khủng hoảng tồi tệ nhất lịch sử, tính bất định hiện nay là khủng hoảng kinh tế nhưng lại quyết định bởi y tế. Các chính sách tài khóa, tiền tệ đưa ra nếu diễn biến y tế khác đi là phải thay đổi. Nói kinh tế toàn cầu đang ở trong trạng thái bất bình thường mới chứ chưa bao giờ bình thường. Suốt thập niên qua nền kinh tế liên tục bất bình thường; thoát khủng hoảng tài chính năm 2008, chính sách tiền tệ chưa kịp phục hồi thì lại đến khủng hoảng Covid-19. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa diễn ra nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là bất bình thường về thương mại. Và chúng ta sẽ phải sống trong bất bình thường mới này trong cả giai đoạn 2021 – 2025, vì vậy, các chính sách không thể theo tiền lệ. PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Giảng viên Học viện Tài chính: Trong năm 2021, những chính sách hỗ trợ thuế cần hướng tới đối tượng cụ thể. Năm 2020, dù Chính phủ thực hiện gói hỗ trợ kinh tế nhưng chỉ tập trung giãn, hoãn thuế chứ chưa thực hiện miễn giảm thuế, số thu ngân sách năm vẫn đạt 98,3% dự toán là rất cao. Bên cạnh đó, cần tạo lập cơ chế liên vùng về tài chính để xử lý các vấn đề trên quy mô vùng. Ví dụ TP HCM có quy hoạch chuyển bãi rác sang Long An nhưng không có cơ chế chia sẻ phối hợp tài chính, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng không thể can thiệp vì thiếu cơ chế phối hợp vùng. Năm 2021, Việt Nam sẽ vừa phải tiếp tục ngăn chặn Covid-19 vừa tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã ký kết. Nhưng điều cốt lõi của giai đoạn này vẫn là thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế sang nền kinh tế thị trường đầy đủ. Cần tiếp tục chuyển đổi mạnh các thị trường đất đai, vốn, lao động, khoa học công nghệ theo nguyên tắc thị trường, gắn với phát triển khu vực tư nhân. Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics