Kinh tế nửa cuối năm 2020 đối diện nhiều thách thức
Kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn do những tác động của Covid-19 cho đầu vào và đầu ra của sản xuất trong nước. Ảnh: ST |
Đầu tư công cần tập trung vào lĩnh vực thiết yếu
Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm được đánh giá có nhiều triển vọng tốt hơn nhờ những nỗ lực của Chính phủ và tác động tích cực từ các chính sách Chính phủ đã thực thi. Bên cạnh đó, hiệu ứng tích cực từ các hiệp định thương mại và những lợi thế Việt Nam có được là những yếu tố tác động tích cực tới thương mại và sản xuất trong nước. Động lực tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2020 được xác định sẽ thông qua 3 trụ cột là kích thích tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư và mở rộng thị trường. Theo cơ quan này, thị trường nhập khẩu có dấu hiệu hồi phục là cơ sở cho sự phục hồi ngành chế biến, chế tạo và xuất khẩu. Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát đang trong xu thế giảm, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp là cơ sở cho chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng và đây là cơ hội cho việc gia tăng tổng cầu.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng: Chúng ta chưa biết lúc nào hết dịch Covid-19, và khi chưa có vaccine thì tình hình sẽ còn rất khó khăn, chưa thể mở cửa nền kinh tế, chưa biết khi nào mới kết nối lại được chuỗi sản xuất và cung ứng đã bị đứt gãy. Dù chúng ta đã thành công bước đầu trong thực hiện mục tiêu kép 6 tháng đầu năm, nhưng vẫn phải luôn cảnh giác, không được chủ quan. |
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như: nguy cơ về làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19, những khó khăn về đầu vào và đầu ra của sản xuất trong nước, giải ngân vốn đầu tư công, tâm lý tiêu dùng không ổn định, nguy cơ tiềm ẩn lạm phát và sức ép gia tăng tỷ giá, xu hướng giảm tín dụng cho thấy quy mô sản xuất nền kinh tế đang chịu áp lực bị thu hẹp sản xuất.
Đề xuất giải pháp cho Việt Nam trong thời gian tới, ông Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Dự báo Kinh tế ngành và doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia), đầu tư công được coi là một ưu tiên trong phục hồi nền kinh tế bởi vì trong giai đoạn hậu dịch Covid-19, các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn nên đầu tư tư nhân sẽ khó phục hồi như trước đây. Chính phủ đã có chủ trương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. “Về định hướng đầu tư công, trong thời gian tới, cần tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu, cần thiết cho quá trình phát triển bền vững và chuyển đổi nền kinh tế trong bối cảnh hậu Covid-19, như cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các cơ sở hạ tầng kết nối, phục vụ cho cải thiện chuỗi cung ứng. Về tiếp tục khuyến khích thúc đẩy đầu tư tư nhân, chúng tôi cho rằng cần có các biện pháp hỗ trợ lãi vay, giảm thuế cho các dự án, đặc biệt là các dự án có tiềm năng phát triển và tạo nhiều việc làm trong tương lai. Đồng thời, tiếp tục tái cơ cấu hoạt động của các tổ chức tín dụng theo hướng ưu tiên cho vay sản xuất và các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ mới”, ông Thắng nhấn mạnh.
Theo ông Trần Toàn Thắng, khó khăn bao trùm nền kinh tế về xuất khẩu, tiêu dùng... là rõ ràng. Chính phủ đang cố gắng thúc đẩy các biện pháp để kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, con số tăng trưởng không quan trọng mà lúc này các chính sách phải tạo được nền tảng cho sự phục hồi kinh tế vào năm 2021-2022.
Khống chế dịch là điều tiên quyết
Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh dịch không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Bên cạnh những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng trong phần còn lại của năm bao gồm kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết EVFTA và IPA đem lại, tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh như mong đợi, môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức trung bình...
Ông Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Dự báo Kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia): Cơ hội cho Việt Nam trong đón nhận dòng vốn đầu tư hậu Covid-19 là có, song trong bối cảnh hiện nay, dự báo dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ giảm khoảng 40% trong năm 2020 và đây là điều Việt Nam cần lưu ý, bởi khả năng hấp thụ FDI của Việt Nam đang có vấn đề. |
PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR cho rằng, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất ổn và tương lai bất trắc. Cụ thể, sự tái bùng phát của Covid-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng; xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ. Bên cạnh đó, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng bị chững lại; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; hiệu quả đầu tư công thấp và tình trạng nhiễu của bộ máy công quyền còn nặng nề...
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, 6 tháng đầu năm Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng tích cực, nhưng các tháng cuối năm còn rất nhiều khó khăn, nhất là trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng. “Bài học dịch Covid-19 quay trở lại Đà Nẵng là nhãn tiền và có thể làm tình hình kinh tế chững lại, gây thiệt hại lớn. Do đó, điều tiên quyết là phải khống chế dịch. Càng khống chế sớm thì càng có dư địa phục hồi kinh tế, đón nhận cuộc chơi mới, cơ hội mới. Trong thời gian qua, Chính phủ đã có các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đây là thời điểm quan trọng để các bộ, địa phương đẩy mạnh thực hiện các giải pháp này”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Chuyên gia của VEPR lưu ý, do nguồn lực tài khóa hạn hẹp, Việt Nam không thể theo đuổi các chính sách vĩ mô theo cách tương tự như các nước khác trên thế giới. Nếu thực hiện nới lỏng tiền tệ với quy mô lớn như nhiều nền kinh tế hiện nay thì có thể dẫn đến mất giá nội tệ, môi trường đầu tư trở nên rủi ro hơn, làm trì hoãn các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Một cơ hội để phối hợp chính sách lúc này là thúc đẩy các dự án xây dựng hạ tầng liên quan đến các khu công nghiệp, thông qua chính sách tín dụng hướng tới lĩnh vực này. Nếu sự dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc giúp Việt Nam đón nhận thêm các nhà đầu tư mới, thì việc chuẩn bị một hạ tầng công nghiệp như vậy là có cơ sở và việc cho phép một chính sách tín dụng phù hợp có thể thúc đẩy động lực cho các nhà đầu tư tư nhân và quốc tế.
Liên quan đến điều hành nền kinh tế, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, trong nửa cuối năm, để đạt được tăng trưởng cao nhất, công tác điều hành vẫn phải gắn với việc cập nhật và đánh giá các kịch bản tăng trưởng. Nhưng ông Dương nhấn mạnh, nếu mở rộng tài khóa tiền tệ thì chúng ta có tăng trưởng, nhưng sẽ có hậu quả lớn về lạm phát, về bất ổn vĩ mô, vì vậy, hỗ trợ tài khóa, tiền tệ là cần thiết, nhưng lúc nào, liều lượng nào cho phù hợp phải nghiên cứu, đánh giá.
Tin liên quan
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics