Kinh tế báo chí “khủng hoảng” hậu Covid-19: “Lửa thử vàng"
Trong suốt gần 6 tháng qua, đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến kinh tế báo chí. |
“Giọt nước tràn ly”
Trong suốt gần 6 tháng qua, đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến kinh tế báo chí. Báo chí chủ yếu sống bằng phát hành và quảng cáo thì tại thời điểm này đều bị cắt giảm rất nặng nề. Báo điện tử dù có lượng bạn đọc tăng gấp đôi nhưng... lại không có quảng cáo, trong khi các chi phí khác để vận hành một tờ báo tòa soạn vẫn như vậy. Nhiều tòa soạn báo hiện đang phải dùng số tiền tích lũy trong những năm trước để vận hành cũng như chi trả lương, nhuận bút cho đội ngũ phóng viên. Thậm chí có tòa soạn phóng viên không có lương, nhuận bút!
Bộ Tài chính vừa có văn bản hướng dẫn chi tiết các cơ quan báo chí về việc áp dụng chính sách khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó đã hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân năm 2020; miễn tiền phạt chậm nộp thuế cho cơ quan báo chí cũng như về đề nghị “Cho phép các cơ quan báo chỉ được lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và được sử dụng một phần kinh phí từ Quỹ này để chi cho một số hoạt động phục vụ công tác bảo vệ, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong cơ quan như: mua sắm vật tư, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống dịch của cơ quan và phóng viên tác nghiệp tại hiện trường; bổ sung trang thiết bị công nghệ phục vụ các kênh họp chuyên môn trực tuyến hoặc tổ chức các sự kiện trực tuyến trong thời gian phòng chống dịch, điều tiết bổ sung cho Quỹ bổ sung thu nhập, đảm bảo để cán bộ, phóng viên an tâm tác nghiệp trong thời gian tuyên truyền phòng chống dịch bệnh"… |
Đánh giá về tình hình của kinh tế báo chí trong thời gian vừa qua, TS Trần Bá Dung, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, kinh tế báo chí phải đối mặt với những tác động chưa từng có trong lịch sử. Bởi dịch Covid-19 không chỉ tác động đến kinh tế báo chí mà còn tác động vào cả đầu vào và đầu ra. Tác động thứ nhất là về mặt kinh tế, tác động thứ hai là đối với người quản lý. Nhiều cơ quan báo chí doanh thu phát hành, quảng cáo sụt giảm tới 40%-50%, trong khi đó chi phí cho lực lượng phóng viên tác nghiệp trong khu vực có dịch tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của các tòa soạn cũng như đời sống của người làm báo.
Kinh tế báo chí còn đang phải đối mặt với một mối nguy khác. Theo ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cả nước hiện có hơn 900 cơ quan báo chí ở các loại hình, nhưng trong năm 2019, tổng doanh thu phát sinh trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình chỉ đạt gần 16.000 tỷ đồng, tương đương với doanh thu quảng cáo trực tuyến của các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google ở thị trường Việt Nam. Chỉ trong 10 năm, khoảng 50% thị trường quảng cáo rơi vào tay các nền tảng số xuyên biên giới. Mất nguồn thu đồng nghĩa với việc sa sút nội dung và giảm sự ảnh hưởng của kênh tuyên truyền chính thống.
Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đang “đi hai chân” vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị vừa phải kinh doanh, đầu tư ngoài ngành, hoặc dựa vào nguồn lợi tức từ gửi tiết kiệm trước đó. Dù thế nào thì việc sụt giảm nguồn thu đã và đang là một trong những nguyên nhân chính khiến một số cơ quan báo chí hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích…
“Cái khó ló cái khôn”
Mới đây, Hội Nhà báo Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ các cơ quan báo chí trong bối cảnh dịch Covid-19.
Bên cạnh những đề xuất thiết thực của Hội Nhà báo Việt Nam, nhiều cơ quan báo chí cũng đang tích cực triển khai những giải pháp của chính họ. Bởi trong những năm gần đây phần lớn các cơ quan báo chí đều tự chủ tài chính, việc phải nộp nhiều khoản thuế phí là một trong những khó khăn của nhiều cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, không có nhiều cơ quan báo chí hoạt động có lãi hàng năm, hầu hết là các khoản thu chỉ đủ để bù đắp vào việc vận hành chi trả lương và nhuận bút cho phóng viên. Chính vì vậy, việc miễn, giảm thuế là một trong những biện pháp cấp thiết hiện nay.
Theo ông Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội, Tổng biên tập Báo Kinh tế đô thị, các cơ quan báo chí đang phải đối diện với một nghịch lý khác với các doanh nghiệp, cụ thể về cơ chế tài chính giống như các doanh nghiệp nhưng về nhiệm vụ chính trị lại khác hẳn, không thể nói vì khó khăn tài chính mà không tuyên truyền được. Vì vậy Chính phủ, các cơ quan chức năng và địa phương nên có các chính sách cần thiết trong việc hỗ trợ về mặt kinh phí cho các cơ quan báo chí.
“Trong khó khăn do dịch Covid-19 lại nảy sinh ra những cơ hội, thị trường mới. Chúng tôi nhận thấy trong thời gian qua lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, bán lẻ đã có sự tăng trưởng rất tốt và Báo Kinh tế đô thị đang đẩy mạnh tập trung khai thác các hợp đồng truyền thông vào những lĩnh vực này. Chúng tôi cũng hy vọng có thể phối hợp với các doanh nghiệp trong những lĩnh vực trên để cộng sinh trong bối cảnh khó khăn hiện nay”, ông Nguyễn Minh Đức cho biết thêm.
Chia sẻ về những giải pháp của mình, ông Lưu Quang Định, Tổng biên tập Báo nông thôn ngày nay cho biết, Báo Nông thôn ngày nay đã thực hiện hàng loạt giải pháp, mở ra kinh doanh ngoài lĩnh vực báo chí như thành lập trung tâm kết nối tiêu thụ nông sản, lên kế hoạch triển khai những sự kiện đã làm nên thương hiệu của Báo Nông thôn ngày nay trong thời gian qua. Ngoài ra, Báo cũng xúc tiến thành lập đề án của một sàn giao dịch điện tử kết nối thông tin thị trường nông sản.
Cho ý kiến về các biện pháp để vượt qua được những tác động của dịch Covid-19, ông Nguyễn Đình Chúc, Phó Tổng biên tập Báo Lao động lại cho rằng, đây là thời khắc “lửa thử vàng”, là thời điểm để thay đổi phương thức làm việc, thay đổi lại cơ cấu của tòa soạn, cơ cấu nhân lực và cách thức làm việc để làm sao vừa hiệu quả vừa tiết kiệm. Lâu nay chúng ta đang làm việc theo chế độ offline khiến chi phí rất lớn thì nay chúng ta làm việc theo chế độ online, điều này sẽ giúp giảm chi phí rất nhiều. Đầu tiên là giảm được thời gian đi lại, giảm được chi phí xăng dầu, giảm tối đa được chi phí điện nước cho cơ quan. Sau này chúng ta sẽ cơ cấu lại phương thức hoạt động của tòa soạn. Nếu bộ phận nào có thể làm việc được online thì triển khai triệt để. Đây là thời khắc để chuyển mạnh từ báo in sang báo điện tử, cơ cấu lại nguồn chi không cần thiết ví dụ như các chi cho nhân lực còn dôi dư.
Bên cạnh các biện pháp trên, nhiều ý kiến cũng cho rằng để giúp báo chí có thể tồn tại và phát triển trước sự cạnh tranh của mạng xã hội nhưng vẫn đảm bảo thông tin khách quan, làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, ngoài sự nỗ lực vượt khó của cơ quan báo chí cũng cần có một số chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng giảm nguồn thu báo chí cần thực hiện việc chia sẻ chi phí, hay gọi là có nguồn thu từ các nhà mạng xuyên biên giới như: Facebook, Google và từ nhà mạng trong nước. Cơ quan báo chí là nơi sản xuất ra sản phẩm báo chí nên có quyền có nguồn thu từ tác phẩm báo chí đó từ các nhà mạng trong và ngoài nước, song cần có cơ chế chính sách rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm chia sẻ chi phí.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics